Công dụng thuốc Loviza 500

Loviza 500 với thành phần chính là levofloxacin với phổ tác dụng rộng được sử dụng để tiêm truyền tĩnh mạch trong những trường hợp nhiễm khuẩn. Vậy thuốc Loviza 500 là thuốc gì? Thuốc Loviza 500 có tác dụng gì? Cách uống thế nào là đúng?

1. Công dụng thuốc Loviza 500 là gì?

1.1. Thuốc Loviza 500 là thuốc gì?

Loviza 500 là thuốc dùng để điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm với levofloxacin. Thuốc Loviza 500 có chứa thành phần chính là Levofloxacin (dưới dạng Levofloxacin hemihydrate) 500mg các hoạt chất khác và tá dược vừa đủ. Thuốc Loviza 500 được bào chế dưới dạng viên nén.

1.2. Thuốc Loviza 500 có tác dụng gì?

Thuốc Loviza 500 là thuốc dùng để điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm với levofloxacin, như:

  • Viêm xoang cấp do S. pneumoniae, H. influenza và M.catarrhalis.
  • Đợt kịch phát cấp của viêm phế quản mạn do S. aureus, S. pneumoniae, H. influenza, H. parainfluenza và M. catarrhalis.
  • Viêm phổi mắc phải tại cộng đồng do S. aureus, S. pneumoniae, H. influenza, H. parainfluenza, K. pneumoniae, M. catarrhalis, C. pneumoniae, L. pneumophila và M. pneumoniae.
  • Viêm phổi bệnh viện do S. aureus, P. aeruginosa, E. coli, K. Pneumoniae, H.influenzae, S. pneumoniae.
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu có biến chứng, kể cả viêm thận- bể thận do E. faecalis, E. cloacae, E. coli, K. pneumoniae, P. mirabilis và P. aeruginosa.
  • Nhiễm khuẩn ở da và phần mềm do E. faecalis, S. aureus, S. pyogenes, E. cloacae, E. coli, K. pneumoniae, P. mirabilis và P. aeruginosa.

2. Cách sử dụng của thuốc Loviza 500

2.1. Cách dùng thuốc Loviza 500

Thuốc Loviza 500 được chỉ định dùng theo đường truyền tĩnh mạch chậm.

2.2. Liều dùng của thuốc Loviza 500

Thuốc chỉ dùng để truyền tĩnh mạch chậm, mỗi ngày một hoặc hai lần. Thời gian tiêm truyền ít nhất 60 phút mỗi chai đối với Loviza 500 và 90 phút mỗi chai đối với Loviza 750.

Thuốc phải sử dụng ngay (trong vòng 3 giờ) sau khi chọc thủng nắp cao su để đề phòng nhiễm vi khuẩn. Không cần tránh ánh sáng trong khi đang tiêm truyền.

Liều dùng: Theo hướng dẫn của bác sĩ.

Liều dùng cho người có chức năng thận bình thường (độ thanh thải creatinin > 80 ml/phút)

Nhiễm khuẩn đường hô hấp:

  • Đợt cấp của viêm phế quản mạn tính: 500 mg/lần x 1 lần/ngày x 7 ngày.
  • Viêm phổi mắc phải tại cộng đồng: 500 mg/lần x 1-2 lần/ngày x 7-14 ngày hoặc 750 mg/lần x 1 lần/ngày x 5 ngày.
  • Viêm phổi bệnh viện: 750 mg/lần x 1 lần/ngày x 7-14 ngày.
  • Viêm xoang hàm trên cấp tính: 500 mg/lần x 1 lần/ngày x 10-14 ngày.

Nhiễm khuẩn da và tổ chức dưới da:

  • Có biến chứng: 750 mg/lần x 1 lần/ngày x 7-14 ngày.
  • Không có biến chứng: 500 mg/lần x 1 lần/ngày x 7-10 ngày.

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu:

  • Có biến chứng: 250 mg/lần x 1 lần/ngày x 10 ngày.
  • Không có biến chứng: 250 mg/lần x 1 lần/ngày x 3 ngày.
  • Viêm thận – bể thận cấp: 250 mg/lần x 1 lần/ngày x 10 ngày.

Liều dùng cho người bệnh suy thận (độ thanh thải creatinin < 80 ml/phút)

loviza 500

Xử lý khi quên liều:

Trong trường hợp bạn quên một liều khi đang trong quá trình dùng thuốc hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu thời gian đã gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm đã quy định. Lưu ý không dùng gấp đôi liều lượng đã quy định.

Xử trí khi quá liều:

Trong các trường hợp khẩn cấp hoặc dùng quá liều có biểu hiện nguy hiểm cần gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến Cơ sở Y tế địa phương gần nhất. Người thân cần cung cấp cho bác sĩ đơn thuốc đang dùng, các thuốc đang dùng bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa.

3. Chống chỉ định của thuốc Loviza 500

Thuốc chống chỉ định trong trường hợp:

  • Bệnh nhân có tiền sử quá mẫn với levofloxacin, các quinolon khác hoặc với bất cứ thành phần nào của thuốc.
  • Bệnh nhân động kinh, thiếu hụt G6PD hoặc có tiền sử bệnh ở gân cơ do một fluoroquinolon.
  • Trẻ em nhỏ hơn 18 tuổi.

4. Lưu ý khi sử dụng của thuốc Loviza 500

4.1. Thận trọng khi dùng thuốc Loviza 500

Viêm đại tràng màng giả là do Clostridium difficile: Có thể xảy ra ở tất cả các mức độ từ nhẹ đến đe dọa tính mạng khi dùng nhiều loại kháng sinh trong đó có levofloxacin.

  • Viêm gan: Hạn hữu sẽ được nhận thấy với quinolon, đôi khi có thể dẫn đến đứt gân, đặc biệt là gân gót (gân Achilles).
  • Ảnh hưởng trên hệ cơ xương: Levofloxacin, cũng như các quinolon khác, có thể gây thoái hoá sụn ở khớp chịu trọng lực trên nhiều loài động vật non. Do đó không nên dùng levofloxacin cho trẻ em dưới 18 tuổi.
  • Tác dụng trên chuyển hoá: Cũng như các quinolon khác, levofloxacin có thể gây ra rối loạn chuyển hoá đường, bao gồm tăng và hạ đường huyết thường xảy ra ở các người bệnh đái tháo đường đang sử dụng levofloxacin đồng thời với một thuốc uống hạ đường huyết hoặc với insulin.
  • Tác dụng trên thần kinh trung ương: Đã có thông báo về phản ứng bất lợi như rối loạn tâm thần, tăng áp lực nội sọ, kích thích thần kinh trung ương khi sử dụng kháng sinh nhóm quinolon.
  • Kéo dài khoảng QT trên điện tâm đồ: Có thể gặp ở một số người bệnh và một số hiếm ca loạn nhịp khi sử dụng các quinolon.
  • Nhược cơ: Cần thận trọng ở người bị bệnh nhược cơ vì các biểu hiện có thể nặng lên.
  • Phản ứng mẫn cảm: Với nhiều biểu hiện lâm sàng khác nhau, thậm trí sốc phản vệ khi sử dụng các quinolon, bao gồm cả levofloxacin đã được thông báo. Cần ngừng thuốc ngay khi có các dấu hiệu đầu tiên của phản ứng mẫn cảm và áp dụng các biện pháp xử trí thích hợp.

4.2. Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú

  • Phụ nữ có thai: Không dùng levofloxacin cho phụ nữ có thai.
  • Phụ nữ đang cho con bú: Levofloxacin chưa được biết có bài tiết qua sữa mẹ hay không. Dựa trên những nghiên cứu của ofloxacin thì có thể levofloxacin sẽ được bài tiết qua sữa mẹ. Vì nguy cơ gây ra các các phản ứng có hại trên trẻ sơ sinh, cần ngừng cho con bú hoặc ngừng sử dụng thuốc.

5. Tác dụng phụ của thuốc Loviza 500

Thường gặp:

  • Tiêu hoá: Buồn nôn, ỉa chảy.
  • Gan: Tăng enzym gan.
  • Thần kinh: Mất ngủ, đau đầu.
  • Da: Kích ứng nơi tiêm.

Ít gặp:

  • Thần kinh: Hoa mắt, căng thẳng, kích động, lo lắng.
  • Tiêu hoá: Đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, nôn, táo bón.
  • Gan: Tăng bilirubin huyết.
  • Tiết niệu, sinh dục: Viêm âm đạo, nhiễm nấm Candida sinh dục.
  • Da: Ngứa, phát ban.

Hiếm gặp:

  • Tim mạch: Tăng hoặc hạ huyết áp, loạn nhịp.
  • Tiêu hoá: Viêm đại tràng màng giả, khô miệng, viêm dạ dày, phù lưỡi.
  • Cơ xương – khớp: Đau khớp, yếu cơ, đau cơ, viêm tủy xương, viêm gân Achille.
  • Thần kinh: Co giật, giấc mơ bất thường, trầm cảm, rối loạn tâm thần.
  • Dị ứng: Phù Quinck, choáng phản vệ, hội chứng Stevens – Johnson và Lyelle.

6. Cách bảo quản thuốc Loviza 500

Thuốc nên được bảo quản ở nơi khô, tránh ánh sáng. Để xa tầm tay trẻ em.

Thời gian bảo quản của thuốc là 24 tháng kể từ ngày sản xuất.

Trên đây là những thông tin quan trọng về thuốc Loviza 500m, trước khi sử dụng người bệnh nên đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng và thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên môn để có được kết quả tốt nhất.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

36 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan