Công dụng thuốc Mebiace

Thuốc Mebiace là một loại thuốc dùng điều trị các triệu chứng cảm cúm ở trẻ em. Để biết rõ hơn về loại thuốc này, hãy tìm hiểu kỹ hơn về công dụng, liều dùng và những lưu ý khi dùng thuốc qua bài viết dưới đây.

1. Mebiace là thuốc gì?

Mebiace là thuốc điều trị các triệu chứng cảm cúm ở trẻ em như sốt, ngạt mũi, sổ mũi, chảy nước mũi, ngứa mũi, hắt xì hơi, đau đầu, đau họng, đau người.

Thuốc được bào chế dưới dạng cốm pha hỗn dịch uống. Mỗi hộp thuốc gồm 20 gói, mỗi gói 1,5 g.

Trong mỗi gói 1,5 g có chứa:

  • Paracetamol 150mg.
  • Clorpheniramin maleat 1mg.
  • Các tá dược khác như manitol, đường trắng, aspartam, màu quinolin, bột hương cam, PVP K30

2. Công dụng - Chỉ định của thuốc Mebiace

Thuốc Mebiace thường được chỉ định điều trị các triệu chứng cảm cúm ở trẻ em, như: sốt, ngạt mũi, sổ mũi, chảy nước mũi, viêm mũi, ngứa mũi, đau đầu, đau họng, đau nhức toàn thân.

3. Liều dùng - Cách dùng thuốc Mebiace

Khoảng cách thích hợp giữa 2 lần uống thuốc là 4-6 giờ. Tuy nhiên, hãy lưu ý, không cho trẻ uống quá 5 lần trong vòng 24 giờ. Nếu sốt lại nhanh bắt buộc phải dùng thì phải có sự hướng dẫn của bác sĩ.

Pha 1 gói thuốc vào 15ml nước lọc, sữa hoặc nước trái cây. Đợi tan từ từ rồi cho trẻ uống.

Liều dùng:

  • Trẻ từ 1 đến 2 tuổi: Mỗi lần 1 gói.
  • Trẻ từ 2 đến 3 tuổi: Mỗi lần 1 gói.
  • Trẻ từ 4 đến 8 tuổi: Mỗi lần 2 gói.

4. Một số lưu ý đặc biệt và thận trọng khi sử dụng thuốc

Khi dùng thuốc Mebiace cần lưu ý một số điều dưới đây.

Chống chỉ định với các trường hợp sau:

  • Không dùng thuốc Mebiace cho những người mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
  • Không dùng cho người thiếu glucose - 6 - phosphate dehydrogenase.
  • Chống chỉ định với người đang cơn hen cấp, người bị phì đại tuyến tiền liệt, người bị glôcôm góc hẹp, người bị tắc cổ bàng quang hoặc người bị loét dạ dày chít, tắc môn vị- tá tràng.
  • Không dùng thuốc Mebiace cho trẻ dưới 1 tuổi.
  • Không dùng thuốc Mebiace cho phụ nữ có thai và người đang cho con bú.
  • Không dùng cho bệnh nhân đang điều trị bằng thuốc IMAO trong vòng 14 ngày.
  • Không sử dụng thuốc Mebiace cho người bị suy gan, suy thận.

Tác dụng phụ của thuốc:

  • Tác dụng phụ thường gặp là buồn ngủ, mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu, khô miệng, đờm đặc, mắt mờ, tim đập nhanh.
  • Tác dụng hay gặp ở đường tiêu hóa như: Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau vùng thượng vị, táo bón, ợ nóng.
  • Hiện tượng phát ban và nổi mẩn ngứa trên da.
  • Triệu chứng hiếm gặp như: Co giật, đổ mồ hôi, đau các cơ, dị cảm, mất giấc ngủ, trầm cảm, hay quên, ù tai, hạ huyết áp, thậm chí gây rụng tóc.
  • Nếu có triệu chứng đau kéo dài quá 5 ngày hoặc sốt cao (trên 39,5°C), sốt quá 3 ngày, hoặc sốt tái phát. Hoặc thấy bất kỳ triệu chứng khác thì ngừng điều trị và tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sỹ.
  • Không dùng cho người đang điều khiển các phương tiện giao thông hoặc đang vận hành máy móc.
  • Khi quên liều dùng nên dùng liều đó ngay khi nhớ ra. Không dùng liều thứ hai để bù cho liều mà bạn có thể đã bỏ lỡ, chỉ cần tiếp tục với liều tiếp theo.
  • Khi quá liều thuốc Mebiace, cần phải đưa bệnh nhân đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ điều trị hỗ trợ tích cực kịp thời. Các biện pháp cần thiết là gây nôn bằng siro hoặc rửa dạ dày. Các biện pháp cần áp dụng sớm,tốt nhất trong vòng 4 giờ sau khi uống, để tránh gây tổn thương gan, thận.
  • Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh nơi ẩm thấp và nhiệt độ chiếu trực tiếp vào thuốc. Để xa tầm với của trẻ em., tránh chúng tự ý uống gây quá liều.

5. Tương tác thuốc

Warfarin: Dùng dài ngày liều cao paracetamol có thể làm tăng tác dụng chống đông của warfarin va coumarin khác làm tăng nguy cơ chảy máu.

Cloramphenicol:cParacetamol làm tăng nồng độ trong huyết tương của cloramphenicol.

Phenothiazin: chú ý khả năng gây hạ sốt nghiêm trọng khi dùng đồng thời.

Cholestyramin: Tốc độ hấp thu của paracetamol giảm khi dùng cùng cholestyramin.

Metoclopramid và domperidon: Metoclopramid và domperidon làm tăng hấp thu paracetamol.

Thuốc chống co giật (gồm phenytoin, barbiturat, carbamazepin), isoniazid: sử dụng đồng thời với paracetamol làm tăng độc tính cho gan.

Uống rượu quá nhiều và dài ngày có thể làm tăng nguy cơ gây độc cho gan của paracetamol.

Các thuốc ức chế CYP3A4 như: Dasatanib, pramilintid làm tăng nồng độ hoặc tác dụng của clorpheniramin.

Clorpheniramin ức chế chuyển hóa phenytoin và có thể dẫn đến ngộ độc phenytoin

Clorpheniramin làm giảm tác dụng của các chất ức chế cholinesterase và betahistidin.

Các thuốc IMAO làm tăng tác dụng kháng acetylcholin của clorpheniramin.

Các thuốc an thần gây ngủ có thể tăng tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương của clorpheniramin.

Với những thông tin cơ bản trên, hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ hơn về thuốc Mebiace là thuốc gì, tác dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng thuốc. Bài viết được chúng tôi tổng hợp và biên tập từ nhiều nguồn, mang tính chất tham khảo. Khi cần sử dụng thuốc, bạn phải tuân thủ những hướng dẫn của người có chuyên môn về y dược để đạt hiệu quả cao nhất và tránh những hậu quả đáng tiếc.

90 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan