Công dụng thuốc Medozopen 1g

Thuốc Medozopen 1g thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm nên được bác sĩ chỉ định điều trị một số bệnh lý nhiễm khuẩn. Sau đây là những thông tin về công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng thuốc Medozopen 1g.

1. Medozopen 1g công dụng là gì?

Thuốc Medozopen 1g được bào chế dạng bột pha tiêm và đóng gói dạng hộp 1 lọ. Thành phần của thuốc là Meropenem, dưới dạng Meropenem trihydrat 1g.

Meropenem dùng đường tĩnh mạch (IV) và được chỉ định trong điều trị các nhiễm khuẩn ở người lớn và trẻ em gây ra bởi một hay nhiều vi khuẩn nhạy cảm với meropenem như:

Điều trị theo kinh nghiệm cho những nghi ngờ liên quan đến nhiễm khuẩn ở người lớn như bị sốt giảm bạch cầu theo đơn trị liệu hay phối hợp với các nhóm thuốc kháng virus hoặc thuốc kháng nấm.

Meropenem đơn trị liệu hay được phối hợp với các thuốc nhóm kháng khuẩn khác đã được chứng minh là hiệu quả trong điều trị nhiễm khuẩn hỗn hợp. Chưa có kinh nghiệm về việc sử dụng thuốc ở trẻ em bị giảm bạch cầu hay bị suy giảm miễn dịch nguyên phát hoặc thứ phát.

2. Liều dùng và cách dùng thuốc Medozopen 1g

2.1 Liều dùng

Đối với người lớn: Liều lượng và thời gian điều trị tùy thuộc vào mức độ và loại nhiễm khuẩn cũng như tình trạng bệnh của mỗi bệnh nhân.

Liều khuyến cáo mỗi ngày như sau:

  • Dùng 500mg Meropenem qua đường tĩnh mạch (IV) mỗi 8 giờ trong điều trị viêm phổi, nhiễm khuẩn đường niệu, các nhiễm khuẩn phụ khoa như viêm nội mạc tử cung, nhiễm khuẩn trên da và trong cấu trúc da;
  • Dùng 1g Meropenem qua đường tĩnh mạch (IV) mỗi 8 giờ trong điều trị viêm phổi bệnh viện, viêm phúc mạc, các nghi ngờ nhiễm khuẩn ở bệnh nhân giảm bạch cầu, nhiễm khuẩn huyết;
  • Đối với bệnh nhân mắc xơ hóa nang, sử dụng liều lên đến 2g mỗi 8 giờ đã được sử dụng; đa số bệnh nhân được điều trị với liều 2g mỗi 8 giờ;
  • Đối với bệnh nhân mắc viêm màng não, liều khuyến cáo là 2g mỗi 8 giờ.

Cũng như các thuốc kháng sinh khác, cần đặc biệt thận trọng khi sử dụng meropenem đơn trị liệu trong trường hợp bệnh nhân mắc nhiễm khuẩn hay nhiễm khuẩn Pseudomonas aeruginosa đường hô hấp dưới trầm trọng đang nghi ngờ.

Trong quá trình sử dụng thuốc Medozopen 1g, khuyến cáo nên thường xuyên thử nghiệm độ nhạy cảm của thuốc khi điều trị nhiễm khuẩn do Pseudomonas aeruginosa.

Đối với bệnh nhân là người lớn và mắc suy chức năng thận

Đối với bệnh nhân suy chức năng thận có độ thanh thải creatinin <51ml/ phút thì nên giảm liều cho bệnh nhân theo hướng dẫn:

  • 26-50ml/ phút: Liều dùng tính theo đơn vị liều 500mg, 1g, 2g là một đơn vị liều mỗi 12 giờ;
  • 10-25ml/ phút: Liều dùng tính theo đơn vị liều 500mg, 1g, 2g là nửa đơn vị liều mỗi 12 giờ;
  • <10ml/ phút: Liều dùng tính theo đơn vị liều 500mg, 1g, 2g là nửa đơn vị liều mỗi 24 giờ.

Meropenem được thải trừ qua thẩm phân máu; nếu cần tiếp tục điều trị với Meropenem, sau khi hoàn tất thẩm phân máu, khuyến cáo sử dụng một đơn vị liều (tùy theo loại và mức độ nhiễm khuẩn) để đảm bảo nồng độ điều trị hiệu quả trong huyết tương.

Đối với bệnh nhân đang thẩm phân phúc mạc thì chưa có kinh nghiệm sử dụng 'Meronem'.

Đối với bệnh nhân suy gan

Với đối tượng bệnh nhân này thì không cần điều chỉnh liều.

Đối với bệnh nhân cao tuổi

Nếu bệnh nhân cao tuổi có chức năng thận bình thường hay độ thanh thải creatinine >50ml/ phút thì không cần điều chỉnh liều.

Đối với trẻ em:

  • Trẻ em từ 3 tháng đến 12 tuổi: Liều khuyến cáo sử dụng là 10-20 mg/kg mỗi 8 giờ tùy thuộc mức độ và loại nhiễm khuẩn, độ nhạy cảm của tác nhân gây bệnh và tình trạng bệnh của trẻ;
  • Trẻ em cân nặng trên 50kg: Liều khuyến cáo sử dụng như liều dùng ở người lớn;
  • Trẻ em bị viêm màng não: Liều khuyến cáo là 40 mg/kg mỗi 8 giờ;
  • Trẻ em bị suy thận: Chưa có kinh nghiệm sử dụng thuốc đối với nhóm trẻ em này.

2.2 Cách dùng

Với các dạng trình bày có sẵn của Meropenem IV thì có thể dùng tiêm tĩnh mạch trong khoảng 5 phút hay truyền tĩnh mạch trong khoảng 15-30 phút.

Meropenem IV dùng để tiêm tĩnh mạch nên được pha với nước vô khuẩn để tiêm (5 ml cho mỗi 250 mg meropenem) để cho dung dịch có nồng độ khoảng 50 mg/ml. Dung dịch sau khi pha có dạng trong suốt, không màu hoặc màu vàng nhạt.

3. Lưu ý khi sử dụng Medozopen 1g

3.1.Chống chỉ định

Không sử dụng Meropenem đối với những bệnh nhân quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

3.2.Tác dụng phụ

  • Sau khi tiêm có thể xảy ra các phản ứng tại nơi tiêm như viêm, viêm tĩnh mạch huyết khối, đau tại nơi tiêm;
  • Sau khi tiêm thuốc cũng có thể xảy ra các phản ứng dị ứng toàn thân như các phản ứng dị ứng toàn thân (quá mẫn) nhưng hiếm xảy ra khi sử dụng meropenem. Các phản ứng này bao gồm hiện tượng phù mạch và các biểu hiện phản vệ;
  • Tác dụng phụ biểu hiện trên da: phát ban, ngứa, mề đay. Các phản ứng trên da mức độ nghiêm trọng như hồng ban đa dạng, hội chứng Stevens-Johnson và hoại tử da nhiễm độc hiếm khi ghi nhận;
  • Rối loạn tiêu hóa có thể xảy ra: đau bụng, buồn nôn và nôn, tiêu chảy. Đã từng ghi nhận trường hợp bị viêm đại tràng giả mạc;
  • Xét nghiệm máu: Các hiện tượng như tăng tiểu cầu, tăng bạch cầu ái toan, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu và bạch cầu đa nhân trung tính (kể cả mất bạch cầu hạt rất hiếm xảy ra) có thể xảy ra và có khả năng hồi phục. Hiếm khi xảy ra tình trạng thiếu máu tán huyết. Một số bệnh nhân có thể xảy ra phản ứng coombs dương tính trực tiếp hoặc gián tiếp. Đã có trường hợp ghi nhận về giảm thời gian thromboplastin một phần.
  • Rối loạn chức năng gan: Đã có báo cáo về việc tăng nồng độ bilirubin, transaminase, phosphatase kiềm và lactic dehydrogenase huyết thanh đơn thuần hay phối hợp;
  • Hệ thần kinh trung ương bị ảnh hưởng: Nhức đầu, dị cảm. Đã có báo cáo về trường hợp bị co giật mặc dù mối liên hệ với Meropenem chưa được thiết lập;
  • Một số tác dụng không mong muốn khác là nhiễm Candida miệng và âm đạo.

Thuốc Medozopen 1g thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm nên được bác sĩ chỉ định điều trị một số bệnh lý nhiễm khuẩn. Để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh được tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh cần tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

4.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan