Công dụng thuốc Midapran

Thuốc Midapran có thành phần là kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ 4, có phổ tác dụng rộng trên nhiều loại vi khuẩn gram âm và gram dương. Để có thể hiểu rõ được công dụng và những điều cần phải lưu ý khi dùng thuốc, hãy tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Thuốc Midapran có tác dụng gì?

Thuốc Midapran có thành phần chính là Cefpirom (dưới dạng cefpirom sulfat) 2g. Bào chế dạng lọ bột đông khô vô khuẩn để pha tiêm.

Kháng sinh Cefpirome là kháng sinh nhóm cephalosporin giống với kháng sinh cefotaxime (một cephalosporine thế hệ 3) có tác dụng diệt khuẩn do ức chế tổng hợp thành tế bào vi khuẩn. Cefpirome thâm nhập nhanh qua thành tế bào vi khuẩn và gắn với protein liên kết penicilin nội bào (PBP) với ái lực cao. Sự liên kết với PBP gây ra tác dụng ngăn cản tổng hợp thành tế bào. Cefpirome có độ bền vững đối với men beta-lactamase do giảm ái lực gắn vào các enzym này.

Đây là một loại kháng sinh mạnh, được dùng trong những trường hợp nhiễm khuẩn nặng, một số trường hợp nhiễm khuẩn đe doạ tính mạng, và không nên dùng như một cách thường quy.

2. Chỉ định và chống chỉ định của thuốc Midapran

Chỉ định:

Thuốc Midapran được dùng trong các trường hợp nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm với cefpirom:

Chống chỉ định:

Thuốc Midapran không dùng trong các trường hợp sau:

  • Trong trường hợp dị ứng hay quá mẫn với cefpirome sulfate hay các thành phần có trong công thức.
  • Không dùng nếu bạn dị ứng với các dẫn xuất cephalosporin khác.

3. Liều lượng và cách dùng thuốc Midapran

Cách dùng:

Dùng thuốc cefpirom bằng tiêm tĩnh mạch chậm trong 3 - 5 phút hoặc tiêm truyền tĩnh mạch trong 20 - 30 phút.

  • Pha dung dịch tiêm tĩnh mạch: Lọ 1g pha trong 10 ml hoặc lọ 2 g trong 20 ml nước vô khuẩn để tiêm.
  • Pha dung dịch truyền tĩnh mạch: Lọ 1g hoặc 2g pha trong 100 ml nước vô khuẩn để truyền bằng dung dịch natri clorid 0,9%, dung dịch glucose 5% hoặc dung dịch Ringer lactat.

Liều dùng:

Người lớn: Liều dùng và thời gian điều trị thuốc thường phụ thuộc vào loại, mức độ nhiễm khuẩn và chức năng thận của người bệnh.

  • Liều thường dùng 1 - 2g mỗi 12 giờ.
  • Liều cao 2g, 2 lần/ngày trong trường hợp: Nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn nặng có những biến chứng đe dọa đến tính mạng hoặc nhiễm vi khuẩn kháng thuốc.
  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới: Tiêm hay truyền 2 g mỗi 12 giờ.
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu dưới có biến chứng: Dùng 1g mỗi 12 giờ; liều cao nếu nặng 2 g mỗi 12 giờ.

Trẻ em: Thông thường, điều trị bằng thuốc cefpirom cho trẻ em chỉ được tiến hành khi các cách điều trị khác không thể thực hiện được trong những trường hợp cấp bách. Nếu thật cần thiết, có thể tính liều cho trẻ em, liều dùng tính cho mỗi cân nặng. Không khuyến cáo dùng cho trẻ em dưới 12 tuổi.

Suy thận: Đối với người suy thận, sau khi dùng liều nạp từ 1 - 2 g, tùy vào mức độ nhiễm khuẩn, liều duy trì được điều chỉnh dựa theo ClCr:

  • Clcr (ml/phút) từ 20-50ml/phút: Liều ban đầu là 1g và liều duy trì là 0,5g x 2 lần/ngày hoặc liều ban đầu là 2 g, sau đó liều dùng là 1g x 2 lần/ngày.
  • Clcr từ 5-20ml/phút: Liều ban đầu là 1g và liều duy trì là 0,5g x 1 lần/ngày hoặc liều ban đầu là 2 g, sau đó liều dùng là 1g x 1 lần/ngày.
  • Clcr < 5 (Thận nhân tạo): Liều ban đầu là 1g và liều duy trì là 0,5 g/ngày và cộng thêm 0,25g ngay sau thẩm tách hoặc liều ban đầu là 2g và liều duy trì là 1g/ngày và cộng thêm 0,5 g ngay sau thẩm tách

Người suy gan: Không cần điều chỉnh liều.

Người cao tuổi: Không cần điều chỉnh liều, trừ những trường hợp bị suy thận.

4. Tác dụng phụ của thuốc Midapran

Tác dụng phụ thường gặp: Tiêu chảy, buồn nôn và nôn, gây ra viêm tĩnh mạch nơi tiêm, phát ban, tăng transaminase, tăng phosphatase kiềm và bilirubin máu ở gan; tăng creatinin máu.

Tác dụng phụ ít gặp: Đau đầu, gây ra kích ứng tại chỗ tiêm, sốt, dị ứng, biếng ăn, nhiễm nấm Candida, tăng tiểu cầu, giảm tiểu cầu, gây ra tăng bạch cầu ưa eosin, hạ huyết áp, chóng mặt, mất ngủ, co giật, đau bụng, táo bón, viêm miệng; dị ứng như ngứa, mày đay, khó thở, thay đổi vị giác, giảm chức năng thận.

Hiếm gặp: Phản ứng phản vệ, ngủ gà; giảm bạch cầu; gây thiếu máu tan huyết; dễ kích động, lú lẫn; chảy máu hay viêm đại tràng màng giả; vàng da ứ mật, hen phế quản; giảm kali huyết, viêm âm đạo hay cổ tử cung do nấm Candida, nguy cơ nhẹ bị bội nhiễm các vi khuẩn không nhạy cảm với cefpirome.

Nếu trong quá trình dùng thuốc bạn gặp phải bất kỳ tác dụng phụ nào cần nói với nhân viên y tế để được xử trí nếu cần.

5. Những điều cần lưu ý khi dùng thuốc Midapran

Trước khi bắt đầu điều trị bằng kháng sinh cefpirome, phải kiểm tra kỹ về tiền sử dị ứng của người bệnh đối với cephalosporin, penicilin hoặc thuốc khác. Trong trường hợp dị ứng penicilin, người bệnh có nguy cơ dị ứng chéo có thể gây ra các phản ứng trầm trọng với cephalosporin.

Đối với những người bệnh suy thận cần phải giảm liều dùng. Có nguy cơ tăng những các phản ứng không mong muốn đối với thận, nếu dùng cefpirom phối hợp với các kháng sinh nhóm aminoglycosid (gentamicin, streptomycin...)

Thận trọng khi dùng thuốc này đối với người bị viêm đại tràng hoặc các rối loạn đường tiêu hóa khác.

Cũng như các kháng sinh phổ rộng khác việc dùng thuốc Cefpirome cũng gây nhiễm các vi khuẩn không nhạy cảm hay nấm. Trong thời gian điều trị cũng như sau điều trị nếu có thể gây ra tiêu chảy nặng và cấp khi dùng.

Lưu ý với phụ nữ có thai: Cần dùng thuốc Cefpirome hạn chế và thận trọng cho phụ nữ mang thai, do hiện tại chưa có đầy đủ nhưng nghiên cứu chặt chẽ trên người mang thai và kinh nghiệm lâm sàng còn hạn chế.

Khuyến cáo nên ngừng cho con bú khi điều trị với thuốc cefpirome do chưa có đầy đủ số liệu đánh giá nguy cơ ở trẻ em.

6. Tương tác thuốc Midapran

Probenecid khi dùng đồng thời làm tăng nguy cơ gây ngộ độc.

Có tiềm năng gây ra độc tính với thận khi dùng cephalosporin cùng với các thuốc có độc tính với thận khác, ví dụ như thuốc lợi tiểu quai, nhất là khi dùng ở người bệnh đã bị suy chức năng thận từ trước.

Tương kỵ thuốc: Không được dùng chung thuốc với dung dịch bicarbonate; Không được trộn kháng sinh cefpirome với các kháng sinh khác trong cùng bơm tiêm hoặc với các dung dịch khác để truyền (đặc biệt là với các aminoglycosid).

Như vậy, thuốc Midapran được dùng theo chỉ định của bác sĩ trong trường hợp nhiễm khuẩn nghiêm trọng. Hạn chế việc sử dụng kháng sinh anyf khi chưa thật sự cần thiết.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

140 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • medazolin
    Công dụng thuốc Medazolin

    Thuốc Medazolin là thuốc được sử dụng cho trường hợp bệnh nhân nhiễm khuẩn do vi rút hoặc vi khuẩn tấn công. Trước khi sử dụng thuốc nên tham khảo thêm thông tin từ bác sĩ để được hỗ trợ ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • Celetran
    Công dụng thuốc Celetran

    Celetran là thuốc chứa hoạt chất chính Ceftriaxon, có tác dụng trong điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn nặng, kể cả viêm màng não. Ngoài ra, thuốc Celetran còn được dùng để điều trị, phòng chống nhiễm khuẩn khi ...

    Đọc thêm
  • tabazo
    Công dụng thuốc Tabazo

    Tabazo là một kháng sinh được dùng bằng đường tiêm, chỉ định trong các trường hợp nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm với loại kháng sinh này gây ra. Để đảm bảo hiệu quả điều trị của thuốc và ...

    Đọc thêm
  • baczoline 1000
    Công dụng thuốc Baczoline 1000

    Thuốc Baczoline 1000 được sản xuất dưới dạng lọ bột pha tiêm truyền tĩnh mạch, sử dụng được cho cả trẻ sơ sinh cho đến người trưởng thành. Vậy thuốc Baczoline 1000 thuốc gì? Thuốc Baczoline 1000 có tác dụng ...

    Đọc thêm
  • bearnir
    Công dụng thuốc Bearnir

    Bearnir là thuốc thường được chỉ định trong điều trị các trường hợp nhiễm trùng máu, nhiễm khuẩn xương... hoặc dự phòng nhiễm khuẩn sau phẫu thuật. Để tìm hiểu chi tiết hơn về công dụng thuốc Bearnir và những ...

    Đọc thêm