Công dụng thuốc Moxacin 250 mg

Thuốc Moxacin 250mg được chỉ định trong điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới do liên cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, nhiễm khuẩn da,.... Hãy cùng tìm hiểu những thông tin cần thiết về công dụng thuốc Moxacin 250mg qua bài viết dưới đây.

1. Thuốc Moxacin 250mg là thuốc gì?

Tên biệt dược: Amoxicillin – 250mg

Dạng trình bày: Thuốc Moxacin 250 mg được bào chế dạng bột pha hỗn dịch uống

Quy cách đóng gói: hộp 10 gói, 12 gói x 1,2 gam

Phân loại: Thuốc Moxacin 250 mg thuộc nhóm thuốc kê đơn ETC

Số đăng ký: VD-20067-13

Nhà sản xuất: Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Domesco - Việt Nam

Thành phần của thuốc Moxacin:

  • Amoxicillin trihydrat tương đương Amoxicillin khan 250mg
  • Tá dược: Đường trăng, Gôm xanthan, Acesulfam K, Natri benzoat, Bột mùi cam, Colloidal silicon dioxid.

2. Công dụng thuốc Moxacin 250 mg

Chỉ định

Các trường hợp nhiễm trùng do vi khuẩn nhạy cảm:

  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, viêm xoang, viêm tai giữa.
  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới do liên cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn không tiết penicilinase và H. influenzae.
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu không biến chứng.
  • Bệnh lậu.
  • Nhiễm khuẩn đường mật.
  • Nhiễm khuẩn da, cơ do liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, E. coli nhạy cảm với amoxicilin.
  • Bệnh Lyme ở trẻ em hoặc phụ nữ có thai, cho con bú.
  • Nhiễm Chlamydia trachomatis đường tiết niệu sinh dục ở người mang thai không dung nạp được erythromycin.
  • Bệnh than.
  • Viêm dạ dày – ruột (bao gồm viêm ruột do Salmonella, không do lỵ trực khuẩn), viêm màng trong tim (đặc biệt để dự phòng ở bệnh nhân phẫu thuật hoặc nhổ răng), sốt thương hàn và sốt phó thương hàn.
  • Phối hợp với các thuốc khác trong điều trị nhiễm H. pylori ở bệnh nhân loét dạ dày tá tràng.

Cách dùng - Liều dùng thuốc Moxacin 250 mg

Cách dùng:

Thuốc Moxacin 250mg được sử dụng qua đường uống.

Đối tượng sử dụng

Bệnh nhân sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Liều dùng:

  • Nhiễm vi khuẩn nhạy cảm ở tai, mũi, họng, da, đường tiết niệu:

+ Người lớn:

Nhiễm khuẩn nhẹ, vừa: 250mg cách 8 giờ/lần hoặc 500 mg cách 12 giờ/lần.

Nhiễm khuẩn nặng: 500mg cách 8 giờ/lần hoặc 875 mg cách 12 giờ/lần.

+ Trẻ em:

Nhiễm khuẩn nhẹ, vừa: 20 mg/kg/ngày cach 8giờ/lần hoặc 25 mg/kg/ngày cách 12 gid/lan.

Nhiễm khuẩn nặng: 40 mg/kg/ngày cách 8 giờ/lần hoặc 45 mg/kg/ngày cách 8 giờ/lân.

  • Nhiễm Helicobacter pylori:

+ Người lớn: 1g amoxicillin ngày uống 2 lần, phối hợp với clarithromycin 500 mg + omeprazol 20 mg uống 2 lần mỗi ngày (hoặc lansoprazol 30 mg uống 2 lần mỗi ngày) trong 7 ngày. Sau đó, uống 20mg omeprazol (hoặc 30mg lansoprazol) mỗi ngày trong 3 tuần nữa nếu bị loét tá tràng tiến triển, hoặc 3 – 5 tuần nữa nếu bị loét dạ dày tiên triên.

  • Dự phòng viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn:

+ Người lớn: Một liều duy nhất 2 g, uống 1 giờ trước khi làm thủ thuật.

+ Trẻ em: Một liều duy nhất 50 mg/kg (không được vượt liều người lớn), uông 1 giờ trước khi làm thủ thuật.

  • Bệnh Lyme: Viêm tim nhẹ (blốc nhĩ thất độ 1 hoặc 2):

+ Người lớn: 500 mg/lan, 3 lần/ngày trong 14 – 21 ngày.

+ Trẻ em dưới 8 tuổi: 50 mg/kg/ngày chia làm 3 lần (tối đa 1,5g/ngày).

  • Viêm khớp, không kèm theo rối loạn thần kinh do bệnh Lyme:

+ Người lớn: 500 mg/lần, 3 lần/ngày trong 28 ngày.

+ Trẻ em: 50mg/kg/ngày chia làm 3 lân (tôi da 1,5 g/ngay).

  • Dự phòng hậu phơi nhiễm sau khi tiếp xúc với bào tử bệnh than (chiến tranh sinh học):

+ Người dưới 40kg: 45 mg/kg/ngày chia làm 3 lần.

+ Người lớn > 40kg: 500mg cách 8 giờ/lân.

  • Bệnh nhân thẩm phân máu: 250 — 500 mg/24 giờ phụ thuộc vào mức độ nặng của nhiễm khuẩn và một liều bổ sung trong và sau mỗi giai đoạn thẩm phân.

Quên liều, quá liều và xử lý

Quá liều;

Không có thuốc giải độc đặc hiệu, có thể loại bỏ amoxicillin bằng thẩm phân máu. Điều trị triệu chứng, đặc biệt chú ý đến cân bằng nước – điện giải.

Quên liều:

Thông tin cách xử lý khi quên liều của thuốc Moxacin 250 mg đang được cập nhật.

3. Lưu ý khi dùng thuốc Moxacin 250 mg

Chống chỉ định

Người bệnh có tiền sử dị ứng với penicilin.

Lưu ý/ Thận trọng

  • Phải định kỳ kiểm tra chức năng gan, thận trong suốt quá trình điều trị dài ngày.
  • Dùng liều cao amoxicillin cho người suy thận hoặc người có tiền sử co giật, động kinh có thể gây co giật, tuy hiếm gặp.
  • Có thể xảy ra phản ứng quá mẫn trầm trọng ở những người bệnh có tiền sử dị ứng với penicillin hoặc các dị nguyên khác, nên cần phải điều tra kỹ tiền sử dị ứng với penicilin, cephalosporin và các dị nguyên khác.
  • Trong trường hợp suy thận, phải điều chỉnh liều theo hệ số thanh thải creatinin hoặc creatinin huyết.
  • Tiểu ít là một nguy cơ để thuốc kết tinh, phải uống nhiều nước khi dùng thuốc.
  • Trong điều trị bệnh Lyme, cần chú ý có thể xảy ra phản ứng Jarisch-Herxheimer.
  • Có nguy cơ phát ban cao ở bệnh nhân tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn.

4. Tác dụng phụ của thuốc Moxacin 250 mg

  • Thường gặp: Ngoại ban.
  • Ít gặp: Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, ban đỏ, ban dát sần và mày đay, đặc biệt là hội chứng Stevens – Johnson.
  • Hiếm gặp: Tăng nhẹ SGOT, kích động, vật vã, lo lắng, mất ngủ, lú lẫn, thay đổi ứng xử và/hoặc chóng mặt, thiếu máu, giảm tiểu cầu, ban xuất huyết giảm tiểu cầu, tăng bạch cầu ưa eosin, giảm bạch cầu, mất bạch cầu hạt.

Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

5. Tương tác thuốc

  • Nifedipin làm tăng hấp thu amoxicillin.
  • Bệnh nhân tăng acid uric máu khi dùng allopurinol cùng với amoxicillin sẽ làm tăng khả năng phát ban của amoxicillin.
  • Có thể có đối kháng giữa chất diệt khuẩn amoxicillin và các chất kìm khuẩn như acid fusidic, cloramphenicol, tetracyclin.
  • Methotrexate: Amoxicillin làm giảm bài tiết methotrexate, tăng độc tính trên đường tiêu hóa và hệ tạo máu.
  • Thuốc tránh thai dạng uống: Amoxicillin có khả năng làm giảm tác dụng tránh thai.
  • Vắc xin thương hàn: Amoxicillin làm giảm tác dụng của vắc xin.
  • Warfarin: Các nghiên cứu không chứng minh được có tương tác nhưng kinh nghiệm cho thấy tác dụng chống đông có ảnh hưởng khi dùng đồng thời warfarin với amoxicillin.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

28.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan