Công dụng thuốc Pamolcap

Pamolcap thuộc nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm không steroid với thành phần chính gồm paracetamol, cafein và clorpheniramin. Thuốc thường được dùng trong các trường hợp cảm, sốt, cúm, nhức đầu, nhức răng và đau nhức thần kinh cơ.

1. Thuốc Pamolcap có tác dụng gì?

Thuốc Pamolcap có thành phần chính paracetamol, cafein, clorpheniramin với các tác dụng cụ thể như sau:

  • Paracetamol thuộc nhóm giảm đau hạ sốt, không steroid là chất chuyển hoá có hoạt tính của phenacetin, thuốc giảm đau hạ sốt hữu hiệu có thể thay thế aspirin, tuy nhiên paracetamol không có hiệu quả điều trị viêm. Với liều ngang nhau theo thời gian thì paracetamol có tác dụng giảm đau và hạ sốt tương tự như aspirin. Paracetamol ở liều điều trị ít tác động lên hệ tim mạch và hô hấp, không làm thay đổi cân bằng acid- base, không gây kích ứng, xước hoặc chảy máu dạ dày như khi dùng salicylat vì paracetamol không tác dụng lên cyclooxygenase toàn thân. Paracetamol không có tác dụng trên tiểu cầu hoặc thời gian chảy máu.
  • Cafein thuộc dẫn xuất xanthin được chiết từ cà phê, ca cao hoặc tổng hợp từ acid uric có tác dụng rõ trên thần kinh trung ương, kích thích ưu tiên trên vỏ não làm giảm cảm giác mệt mỏi, buồn ngủ, tăng hưng phấn vỏ não. Tuy nhiên nếu dùng cafein liên tục và kéo dài thì sau giai đoạn hưng phấn là ức chế và ở liều cao gây cơn giật rung.
  • Clorpheniramin là thuốc kháng histamin thế hệ đầu, được sử dụng trong việc ngăn ngừa các triệu chứng của tình trạng dị ứng như viêm mũi và nổi mề đay. Tác dụng an thần của clorpheniramin tương đối yếu so với các thuốc kháng histamin thế hệ đầu khác

Thuốc Pamolcap thường được chỉ định trong các trường hợp sau:

Các chống chỉ định của thuốc Pamolcap gồm:

  • Bệnh nhân mẫn cảm với các thành phần của thuốc;
  • Bệnh nhân suy chức năng gan thận nặng;
  • Bệnh nhân thiếu hụt G6PD;
  • Bệnh nhân đang có cơn hen cấp;
  • Bệnh nhân có triệu chứng phì đại tuyến tiền liệt;
  • Glaucom góc hẹp;
  • Tắc cổ bàng quang;
  • Loét dạ dày chít, tắc môn vị- tá tràng;
  • Người bệnh đang dùng thuốc ức chế monoamine oxidase trong vòng 14 ngày từ thời điểm điều trị bằng clorpheniramin;
  • Trẻ em dưới 15 tháng tuổi, phụ nữ cho con bú, trẻ sơ sinh và trẻ thiếu tháng;
  • Suy mạch vành, nhồi máu cơ tim;
  • Nhịp tim nhanh, ngoại tâm thu.

3. Liều sử dụng của thuốc Pamolcap:

Tuỳ thuộc vào đối tượng và mục tiêu điều trị mà liều dùng của Pamolcap sẽ có sự khác biệt, cụ thể như sau:

  • Người lớn: 1-2 viên/ lần, ngày 3-4 lần;
  • Trẻ 7-15 tuổi: 1 viên/ lần, ngày 2-3 lần;
  • Trẻ 2-6 tuổi: 1⁄2- 1 viên/ lần, ngày 1-2 lần;
  • Chú ý sử dụng ngày không quá 4g acetaminophen.

Khi sử dụng quá liều Pamolcap sẽ gây ra các triệu chứng quá liều theo từng thành phần của thuốc như sau:

  • Nhiễm độc paracetamol gây hoại tử gan là nghiêm trọng nhất do quá liều và có thể gây tử vong.
  • Liều gây tử vong của clorpheniramin khoảng 25-50 mg/ kg thể trọng. Khi quá liều clorpheniramin có thể gây kích thích nghịch thường thần kinh trung ương, ngừng thở, co giật, phản ứng trương lực và trụy tim mạch.
  • Người bệnh cần ngừng thuốc ngay lập tức và đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

4. Tác dụng phụ của thuốc Pamolcap

Ở một số bệnh nhân khi sử dụng thuốc Erythromycin có thể gặp các tác dụng phụ như:

  • Nổi ban đỏ, mày đay;
  • Buồn nôn, nôn;
  • Rối loạn tạo máu, thiếu máu;
  • Bệnh thận, độc tính thận khi lạm dụng dài ngày;
  • Ngủ gà, an thần;
  • Khô miệng.

Nếu gặp phải các triệu chứng này, người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc Pamolcap và thông báo cho bác sĩ để có hướng xử trí phù hợp.

5. Thận trọng khi sử dụng thuốc Pamolcap

Một số lưu ý chung khi sử dụng thuốc Pamolcap gồm có:

  • Bệnh nhân cần được thông báo về các dấu hiệu phản ứng nghiêm trọng trên da như hội chứng Stevens- Johnson, hội chứng hoại tử da nhiễm độc hay hội chứng Lyell, hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính.
  • Dùng paracetamol thận trọng ở người bệnh thiếu máu từ trước vì chứng xanh tím có thể không biểu lộ rõ dù nồng độ methemoglobin đã đạt mức nguy hiểm
  • Uống rượu nhiều có thể gây tăng độc tính với gan của paracetamol nên tránh uống rượu khi sử dụng thuốc Pamolcap.
  • Chỉ dùng paracetamol cho phụ nữ có thai khi đã cân nhắc lợi ích và tác hại.
  • Clorpheniramin có thể làm tăng nguy cơ bí tiểu tiện do tác dụng phụ chống tiết acetylcholin của thuốc, đặc biệt ở người bị phì đại tuyến tiền liệt, tắc đường niệu, tắc môn vị tá tràng và làm trầm trọng thêm ở người bệnh nhược cơ.
  • Tác dụng an thần của clorpheniramin tăng lên khi uống rượu hoặc khi dùng đồng thời các thuốc an thần khác
  • Có nguy cơ biến chứng đường hô hấp, suy hô hấp và ngưng thở ở trẻ em hoặc bệnh nhân bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính khi sử dụng thuốc Pamolcap.
  • Có nguy cơ bị sâu răng ở bệnh nhân điều trị lâu dài Pamolcap do tác dụng chống tiết acetylcholin gây khô miệng.
  • Thuốc Pamolcap có thể gây ngủ gà, chóng mặt, hoa mắt, nhìn mờ ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng lái xe hoặc vận hành máy móc. Do đó cần tránh dùng Pamolcap cho người lái xe hoặc điều khiển các phương tiện máy móc.
  • Tránh dùng Pamolcap cho người bệnh bị tăng nhãn áp như glaucoma.
  • Dùng thuốc thận trọng với người cao tuổi vì những người này thường tăng nhạy cảm với tác dụng chống tiết acetylcholin.

6. Các tương tác thuốc với Pamolcap

  • Các thuốc ức chế Monoamin oxydase sẽ làm kéo dài và tăng tác dụng chống tiết acetylcholin của thuốc kháng histamin.
  • Ethanol hoặc các thuốc an thần gây ngủ có thể làm tăng tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương của Clorpheniramin.
  • Clorpheniramin ức chế chuyển hóa phenytoin và có thể dẫn đến ngộ độc phenytoin.
  • Pamolcap có thể làm tăng nhẹ tác dụng chống đông của coumarin và các dẫn xuất indandion.
  • Dùng đồng thời với phenothiazin và liệu pháp hạ nhiệt có khả năng gây hạ sốt nghiêm trọng.
  • Uống rượu quá nhiều và dài ngày có thể làm tăng nguy cơ độc cho gan.
  • Thuốc chống co giật như phenytoin, barbiturat, carbamazepin có thể làm tăng độc tính hại gan của paracetamol trong Pamolcap do tăng chuyển hoá thuốc thành các chất độc gan.

Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Pamolcap, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Lưu ý, Pamolcap là thuốc kê đơn bởi bác sĩ chuyên khoa, người bệnh tuyệt đối không được tự ý sử dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

451 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan