Công dụng thuốc Ratida

Thuốc Ratida thường được sử dụng để điều trị cho các trường hợp nhiễm khuẩn do chủng vi khuẩn nhạy cảm, chẳng hạn viêm xoang cấp, đợt cấp của viêm phế quản mãn tính,... Trước và trong thời gian điều trị với Ratida, bệnh nhân cần lưu ý tuân thủ chặt chẽ mọi chỉ dẫn của bác sĩ để dùng thuốc an toàn và hiệu quả.

1. Thuốc Ratida là thuốc gì?

Ratida là thuốc trị ký sinh trùng, kháng nấm, kháng vi rút và chống nhiễm khuẩn, được sản xuất bởi KRKA, D.D., Novo Mesto - XLÔ VEN NI A. Hiện nay, thuốc Ratida được bào chế dưới dạng dung dịch truyền tĩnh mạch, mỗi hộp gồm một chai 250ml.

Hoạt chất chính trong thuốc Ratida là Moxifloxacin (dạng Moxifloxacin HC1) hàm lượng 400mg/ 250ml. Đây là một loại kháng sinh thuộc nhóm Fluoroquinolone có hoạt tính phổ rộng và diệt khuẩn rất tốt. Tác dụng diệt khuẩn của Moxifloxacin là nhờ vào khả năng cản trở men Topoisomerase II và IV. Theo nghiên cứu cho biết, Topoisomerase đóng vai trò là những men chủ yếu kiểm soát định khu của DNA, đồng thời giúp tái tạo, sửa chữa và sao chép DNA.

2. Chỉ định – Chống chỉ định sử dụng thuốc Ratida 400mg

2.1. Chỉ định sử dụng thuốc Ratida

Thuốc Ratida 400mg thường được bác sĩ kê đơn sử dụng để điều trị cho các trường hợp nhiễm khuẩn gây ra bởi các chủng vi khuẩn nhạy cảm ở người trưởng thành trên 18 tuổi, cụ thể:

  • Điều trị viêm xoang cấp do chủng vi khuẩn Haemophilus influenzae, Streptococcus pneumoniae hoặc Moraxella catarrhalis.
  • Điều trị đợt cấp viêm phế quản mãn tính bởi các chủng vi khuẩn như Haemophilus influenzae, Haemophilus parainfluenzae, Streptococcus pneumoniae, Moraxella catarrhalis, Staphylococcus aureus và Klebsiella pneumoniae.
  • Điều trị viêm phổi mắc phải trong cộng đồng (mức nhẹ - trung bình) gây ra bởi các chủng Mycoplasma pneumoniae, Haemophilus influenzae, Streptococcus pneumoniae, Moraxella catarrhalis hoặc Chlamydia pneumoniae.

2.2. Chống chỉ định sử dụng thuốc Ratida

Không sử dụng thuốc Ratida cho các đối tượng bệnh nhân dưới đây khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ:

  • Người bệnh mẫn cảm hoăc dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc hay các thuốc thuộc nhóm Quinolones khác.
  • Chống chỉ định sử dụng Ratida 400mg cho trẻ em, thanh thiếu niên đang ở độ tuổi tăng trưởng, phụ nữ đang mai thai hoặc người mẹ nuôi con bú.

3. Hướng dẫn về liều dùng và cách sử dụng thuốc Ratida

3.1. Liều lượng sử dụng thuốc Ratida

Đối với hầu hết các chỉ định dùng thuốc Ratida, liều dùng Moxifloxacin theo khuyến cáo chung của bác sĩ là một chai/ túi, tương đương 400mg/ 250ml dịch truyền hoặc dùng theo đường uống 1 viên 400mg/ ngày.

Đối với người cao tuổi và người bị suy gan nhẹ không cần phải điều chỉnh liều thuốc Ratida. Trong trường hợp bệnh nhân bị suy thận ở bất kỳ cấp độ nào, ngay cả khi mức thanh thải creatinin dưới 30ml/ phút/ 1.73 m2 cũng không cần phải điều chỉnh liều thuốc Ratida. Ngoài ra, không cần thay đổi giảm liều thuốc Ratida giữa các nhóm chủng tộc.

3.2. Hướng dẫn dùng thuốc Ratida hiệu quả

Thuốc Ratida được bào chế dưới dạng dung dịch truyền tĩnh mạch, thời gian điều trị sẽ phụ thuộc vào đáp ứng lâm sàng cũng như mức độ nặng nhẹ của bệnh nhân. Khi điều trị viêm phổi cộng đồng mắc phải, bệnh nhân có thể dùng thuốc Ratida trong vòng 7 - 14 ngày.

Trong trường hợp không dùng thuốc Ratida dạng dịch truyền, bác sĩ có thể kê đơn thuốc dưới dạng viên uống. Người bệnh cần nuốt trọn viên thuốc với ly nước đầy, có thể uống thuốc trước hoặc sau bữa ăn đều được. Thời gian điều trị đợt cấp viêm phế quản mãn bằng thuốc Ratida đường uống thường là 5 ngày và khoảng 10 ngày đối với trường hợp bị viêm phổi mắc phải cộng đồng hoặc 7 ngày cho người bị viêm xoang cấp.

Trước và trong suốt quá trình điều trị nhiễm khuẩn bằng thuốc Ratida, bệnh nhân cần tuân thủ chặt chẽ các khuyến cáo của bác sĩ về liều dùng cũng như thời gian sử dụng thuốc. Tránh tự ý điều chỉnh liều hoặc thay đổi liệu trình điều trị vì mục đích cá nhân.

4. Cần làm gì khi quên liều hoặc dùng quá liều thuốc Ratida?

4.1. Trường hợp quên liều thuốc Ratida

Khi lỡ bỏ quên một liều thuốc Ratida, bệnh nhân cần dùng bù liều càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, tránh sử dụng gấp đôi liều cho phép trong cùng một thời điểm bởi điều này có thể gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm. Nếu đã sát với thời gian dùng liều tiếp theo, bệnh nhân nên bỏ qua liều đã lỡ và tiếp tục sử dụng thuốc theo đúng kế hoạch.

4.2. Trường hợp dùng quá liều thuốc Ratida

Đối với những bệnh nhân sử dụng quá liều lượng thuốc Ratida khuyến cáo và gặp phải các phản ứng nghiêm trọng, việc xử trí triệu chứng ngay lập tức là điều vô cùng cần thiết. Một số triệu chứng quá liều nếu điều trị chậm trễ có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh hoặc để lại di chứng sau này.

5. Những tác dụng phụ có nguy cơ xảy ra khi dùng thuốc Ratida

Theo nghiên cứu cho biết, đa phần các tác dụng phụ do sử dụng Moxifloxacin diễn biến ở mức nhẹ cho đến trung bình. Tỉ lệ bệnh nhân phải ngưng điều trị do tác dụng phụ của thuốc là khoảng 3.8%. Dưới đây là các phản ứng phụ thường gặp nhất do thuốc Ratida gây ra:

  • Tác dụng phụ có tần suất ≥ 1% < 10%:
    • Nhức đầu, đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, khó tiêu, nôn.
    • Xét nghiệm chức năng gan bất thường.
    • Chóng mặt hoặc rối loạn vị giác.
  • Tác dụng phụ có tần suất ≥ 0,1% < 1%:
    • Nhiễm nấm Candida, suy nhược, mệt mỏi, đau lưng, đau ngực, đau chân, kết quả xét nghiệm bất thường, phản ứng dị ứng.
    • Cao huyết áp, tim đập nhanh, hồi hộp, phù ngoại biên.
    • Đầy hơi, khô miệng, buồn nôn, ói mửa, nhiễm nấm Candida ở miệng, táo bón, rối loạn dạ dày ruột, viêm miệng, viêm lưỡi, tăng - GT.
    • Giảm Prothrombin, giảm bạch cầu, tăng tiểu cầu, tăng bạch cầu ái toan, thiếu máu, giảm tiểu cầu.
    • Đau cơ, đau khớp, tăng amylase, bứt rứt, chóng mặt, buồn ngủ, mất ngủ, dị cảm, lo âu, run, trầm cảm, lẫn lộn.
    • Nổi mày đay, phát ban, ngứa, đổ mồ hôi, quáng gà, viêm âm đạo, nhiễm nấm Candida âm đạo.
  • Tác dụng phụ có tần suất ≥ 0,01% < 0,1%:
    • Phù mặt, đau vùng chậu, giãn mạch, hạ huyết áp.
    • Đổi màu lưỡi, viêm dạ dày, vàng da, khó nuốt, tiêu chảy, giảm Thromboplastin hoặc tăng Prothrombin.
    • Tăng lipid máu, tăng đường huyết, tăng uric máu, rối loạn về gân, viêm khớp, rối loạn nhân cách, ảo giác, mất điều hợp, tăng trương lực, điếc ngôn từ, kích động.
    • Giảm cảm giác, mất ngôn ngữ, rối loạn giấc ngủ, bất thường về tư duy, rối loạn phát âm, co giật, giấc mơ bất thường.
    • Khó thở, hen phế quản, da sẩn, mụn mủ, ban xuất huyết, mất vị giác, bất thường thị giác, ù tai, loạn khứu, chức năng thận bất thường.

Nếu nhận thấy cơ thể xuất hiện bất kỳ tác dụng phụ ngoại ý nào trong quá trình điều trị bằng thuốc Ratida, bệnh nhân cần báo ngay cho bác sĩ để có biện pháp khắc phục.

6. Cần lưu ý và thận trọng điều gì khi sử dụng thuốc Ratida?

Theo lời khuyên của chuyên gia, người bệnh cần lưu ý một số điều sau đây trong suốt thời gian điều trị bằng thuốc Ratida:

  • Nguy cơ động kinh có thể xuất hiện trong quá trình điều trị bằng thuốc thuộc nhóm Quinolones. Do đó, cần dùng thuốc Ratida thận trọng cho những người nghi ngờ mắc hoặc đã mắc các bệnh lý thần kinh trung ương dễ gây khởi phát động kinh hoặc hạ thấp ngưỡng động kinh.
  • Thận trọng khi sử dụng Ratida cho bệnh nhân bị suy gan nặng.
  • Hoạt chất Moxifloxacin trong thuốc Ratida có thể làm kéo dài khoảng QTc (1.2%), do đó cần dùng thuốc thận trọng cho những người mắc hội chứng QTc dài bẩm sinh hoặc người bệnh đang sử dụng các thuốc khác có khả năng làm kéo dài QTc, chẳng hạn thuốc chống loạn nhịp nhóm Ia hoặc nhóm III.
  • Khi điều trị bằng Ratida, bệnh nhân có thể gặp phải tình trạng viêm gân và đứt gân, nhất là những người bệnh cao tuổi hoặc đang được điều trị với thuốc Corticosteroid.
  • Nguy cơ mắc viêm đại tràng giả mạc đã được báo cáo ở những bệnh nhân dùng thuốc Ratida, vì vậy cần thực hiện chẩn đoán cho những người mắc phải tình trạng tiêu chảy nặng khi sử dụng thuốc kháng sinh.
  • Chỉ dùng thuốc Ratida cho phụ nữ có thai hoặc người mẹ nuôi con bú khi thực sự cần thiết.

7. Thuốc Ratida tương tác với các loại thuốc nào khác?

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng thuốc Ratida có thể xảy ra tương tác khi dùng chung với các loại thuốc dưới đây:

  • Thuốc kháng Acid.
  • Đa sinh tố.
  • Chất khoáng (như sắt).

Trước khi quyết định sử dụng thuốc Ratida, bệnh nhân nên báo cho bác sĩ tất cả các loại thuốc và thực phẩm chức năng hiện đang dùng nhằm tránh nguy cơ tương tác.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

7.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • viciticarlin
    Công dụng thuốc Viciticarlin

    Viciticarlin điều chế dưới bột pha tiêm/ truyền tĩnh mạch. Thuốc Viciticarlin là thuốc kháng sinh dùng trong các trường hợp nhiễm khuẩn theo chỉ định. Cùng tìm hiểu rõ hơn Viciticarlin công dụng, cách dùng, liều dùng ngay sau ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • vagonxin
    Công dụng thuốc Vagonxin

    Vagonxin thuốc kháng sinh dạng tiêm/ truyền tĩnh mạch, dùng trong các trường hợp nhiễm khuẩn. Để dùng thuốc an toàn, trước khi sử dụng người bệnh cần tìm hiểu rõ hơn về thuốc Vandoxin, công dụng, lưu ý gì ...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Glitacin
    Công dụng thuốc Glitacin

    Thuốc Glitacin thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm và được bào chế ở dạng viên nén. Thành phần chính của thuốc Glitacin là Levofloxacin được chỉ định trong điều trị nhiễm trùng ...

    Đọc thêm
  • Pragati
    Công dụng thuốc Pragati

    Pragati có thành phần chính thuộc nhóm kháng sinh cephalosporin, được sử dụng trong điều trị nhiều loại bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn như bệnh viêm phổi, viêm họng liên cầu, viêm tai giữa, nhiễm trùng mô mềm và ...

    Đọc thêm
  • Zokazol
    Công dụng thuốc Zokazol

    Thuốc Zokazol có thành phần chính là Tinidazole, được sử dụng trong điều trị ký sinh trùng. Hãy cùng tìm hiểu về công dụng thuốc Zokazol trong bài viết dưới đây.

    Đọc thêm