Công dụng thuốc Saditazo

Thuốc Saditazo được chỉ định sử dụng điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp, viêm cầu thận, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nhiễm khuẩn răng hàm mặt, nhiễm khuẩn huyết. Để đảm bảo hiệu quả sử dụng khi sử dụng thuốc Saditazo, người dùng cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ, đồng thời tham khảo thêm nội dung thông tin về công dụng thuốc Saditazo trong bài viết sau đây.

1. Thuốc Saditazo công dụng là gì?

1.1. Thuốc Saditazo là thuốc gì?

Thuốc Saditazo là thuốc trị ký sinh trùng chống nhiễm khuẩn kháng virus kháng nấm.

Thuốc Saditazo chứa thành phần Piperacillin (dưới dạng piperacillin natri) 4g; Tazobactam (dưới dạng Tazobactam natri) 0.5g và được đóng gói dưới dạng bột pha tiêm

1.2. Thuốc Saditazo có tác dụng gì?

Thuốc Saditazo được chỉ định điều trị các nhiễm trùng toàn thân hay cục bộ đã xác định hay nghi ngờ do các vi trùng nhạy cảm, nhiễm trùng đường hô hấp dưới, nhiễm trùng hệ niệu có biến chứng, nhiễm trùng ổ bụng, nhiễm trùng da mô mềm, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng sản phụ khoa, nhiễm trùng đa khuẩn.

Piperacillin/ Tazobactam có tác dụng với aminoglycoside chống lại một số dòng Pseudomonas aeruginosa, đặc biệt ở những bệnh nhân bị suy giảm sức đề kháng.

2. Cách sử dụng của Saditazo

2.1. Cách dùng thuốc Saditazo

  • Tiêm mạch: Mỗi lọ thuốc 4,5 g pha với 20ml nước cất vô trùng hoặc NaCl 0.9% tiêm mạch chậm trong 3 - 5 phút.
  • Truyền tĩnh mạch: Mỗi lọ thuốc 4.5g pha với 20ml nước cất vô trùng hoặc NaCl 0.9%, sau đó pha loãng thêm nữa thành ít nhất 50ml truyền tĩnh mạch trong 20 - 30 phút.

2.2. Liều dùng của thuốc Saditazo

Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi:

  • 4g piperacillin/ 0.5g tazobactam tiêm mạch mỗi 8 giờ. Tổng liều hàng ngày có thể thay đổi từ 2.25g đến 4.5g mỗi 6 đến 8 giờ.

Trẻ em dưới 12 tuổi:

  • Chưa có đủ dữ kiện nghiên cứu dùng thuốc cho trẻ em dưới 12 tuổi.

Người suy thận:

Liều Piperacillin/Tazobactam phải được điều chỉnh theo độ thanh thải creatinin:

  • Thanh thải creatinin 20 - 80ml/ phút: 12g/1.5 g/ ngày chia ra 4g/ 500mg mỗi 8 giờ.
  • Thanh thải creatinin < 20ml/ phút: 8g/ 1g/ ngày chia ra 4g/ 500mg mỗi 12 giờ.
  • Với bệnh nhân chạy thận nhân tạo, tổng liều hàng ngày tối đa là 8g Piperacillin/ 1g Tazobactam.

Ngoài ra, vì một chu kỳ chạy thận 4 giờ có thể lấy đi 30 - 50% lượng piperacillin, nên sau mỗi chu kỳ chạy thận chích thêm 2g/ 250mg Piperacillin/ Tazobactam.

Thời gian điều trị: Trong trường hợp nhiễm trùng cấp, Piperacillin/ Tazobactam phải được tiếp tục ít nhất 48 giờ sau khi hết sốt hay giải quyết được các triệu chứng lâm sàng.

2.3. Xử lý khi quên liều

Thông thường, các thuốc có thể uống trong khoảng 1 - 2 giờ so với quy định trong đơn thuốc. Trừ khi có quy định nghiêm ngặt về thời gian sử dụng thì có thể uống thuốc sau một vài tiếng khi phát hiện quên liều. Tuy nhiên, nếu thời gian quá xa thời điểm cần uống thì không nên uống bù vì có thể gây nguy hiểm cho cơ thể. Cần tuân thủ đúng hoặc hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định.

2.4. Xử trí khi quá liều

Trong trường hợp cấp cứu, tất cả các biện pháp nội khoa tăng cường được chỉ định giống như đối với piperacillin. Nồng độ piperacillin quá cao trong huyết thanh có thể được lấy ra bằng thẩm phân.

Tuy nhiên, liều 24g piperacillin/ ngày hay hơn đã được dùng ở người mà không quan sát thấy tác dụng bất lợi nào. Trong trường hợp có co giật, có thể chỉ định thuốc chống co giật (ví dụ như diazepam hoặc một barbiturat). Trong trường hợp sốc phản vệ, nặng phải bắt đầu ngay các biện pháp xử trí.

Trường hợp tiêu chảy nặng và kéo dài, phải xem xét đến khả năng viêm đại tràng giả mạc. Do đó, phải ngưng piperacillin/ tazobactam và bắt đầu liều điều trị mới (ví dụ teicoplanin đường uống hay vancomycin đường uống). Chống chỉ định dùng các thuốc ức chế nhu động ruột.

3. Lưu ý khi dùng thuốc Saditazo

Trước khi bắt đầu điều trị bằng piperacillin/ tazobactam phải hỏi kỹ về tiền sử dị ứng với penicillin, cephalosporin hay các dị nguyên khác. Nếu xảy ra phản ứng dị ứng trong khi đang điều trị bằng piperacillin/tazobactam thì phải ngưng thuốc. Các phản ứng quá mẫn nghiêm trọng có thể cần phải xử trí bằng adrenalin và các biện pháp cấp cứu khác.

Dù piperacillin/ tazobactam có độc tính thấp đặc trưng của các kháng sinh họ penicillin, vẫn nên kiểm tra định kỳ chức năng của các cơ quan như thận, gan trong khi điều trị dài ngày.

Các biểu hiện chảy máu đã xảy ra đối với một số bệnh nhân điều trị bằng kháng sinh họ beta lactam. Những phản ứng này đôi khi sẽ xảy ra cùng với các bất thường trên xét nghiệm về đông máu như thời gian máu đông, sự kết tập tiểu cầu, thời gian prothrombin và thường xảy ra hơn đối với bệnh nhân có suy thận. Nếu những biểu hiện xuất huyết sẽ xảy ra như là hậu quả của điều trị kháng sinh thì phải ngưng thuốc và tiến hành điều trị thích hợp.

Cũng như với các kháng sinh khác, phải luôn lưu ý khả năng xuất hiện các dòng vi trùng kháng thuốc, đặc biệt là khi điều trị kéo dài. Nếu điều này xảy ra, phải có xử trí thích hợp.

Cũng như với các penicillin khác, bệnh nhân có thể bị kích động thần kinh cơ hoặc co giật nếu liều cao hơn liều đề nghị được dùng bằng đường tĩnh mạch.

Nên đo ion đồ có chu kỳ nếu bệnh nhân có dự trữ Kali thấp, và luôn lưu ý khả năng hạ Kali huyết nơi những bệnh nhân có dự trữ Kali quá thấp và những người đang được điều trị bằng thuốc độc tế bào hay đang dùng thuốc lợi tiểu. Có thể quan sát thấy sự gia tăng nhẹ các chỉ số chức năng gan.

Dùng kháng sinh liều cao và ngắn ngày để điều trị bệnh lậu có thể làm chậm xuất hiện các triệu chứng của giang mai. Vì vậy bệnh nhân lậu nên được xét nghiệm tìm giang mai trước khi điều trị.

Chưa có nghiên cứu đầy đủ về việc sử dụng piperacillin/ tazobactam trong khi mang thai và khi cho con bú. Piperacillin/ tazobactam không ảnh hưởng đến khả năng thụ thai. Tuy nhiên, trong khi chờ có đầy đủ kết quả thực nghiệm, phụ nữ có thai hay đang cho con bú chỉ nên được điều trị khi lợi ích điều trị của thuốc hơn nguy cơ đối với bệnh nhân lẫn thai nhi.

4. Tác dụng phụ của thuốc Saditazo

Tác dụng phụ tại chỗ được báo cáo là có thể xảy ra, có thể hay được xác định là có liên quan đến việc điều trị piperacillin/ tazobactam là viêm tĩnh mạch (0.2%) và viêm tĩnh mạch huyết khối (0.3%).

Các phản ứng phụ toàn thân trên lâm sàng hay gặp nhất được báo cáo, có thể hay được xác định là có liên quan đến điều trị piperacillin/ tazobactam là tiêu chảy (3.8%), phát ban (0.6%), hồng ban (0.5%), ngứa (0.2%), ói (0.4%), buồn ói (0.3%), phản ứng dị ứng (0.4%), mề đay (0.2%), và bội nhiễm (0.2%).

Một số phản ứng phụ toàn thân lâm sàng khác được báo cáo có thể liên quan đến điều trị piperacillin/ tazobactam nhưng tần suất nhỏ hơn 0.1% là: Phản ứng da, đổ mồ hôi, hồng ban đa dạng, chàm, ngoại ban, phát ban dạng dát - sẩn, viêm miệng, táo bón, yếu cơ, ảo giác, khô miệng, hạ huyết áp, đau cơ, viêm tĩnh mạch nông, sốt, cơn đỏ bừng mặt, phù, mệt mỏi. Phản ứng tại chỗ còn có viêm hay đau ở vị trí tiêm do không pha thuốc theo đúng như chỉ dẫn .

Các thay đổi bất lợi trên cận lâm sàng được báo cáo trong các nghiên cứu nhưng không xác định mối liên quan đến thuốc là giảm thoáng qua số lượng bạch cầu, tăng bạch cầu ái toan, tăng tiểu cầu, giảm tiểu cầu, Coomb test dương tính, hạ Kali huyết, tăng thoáng qua các men gan (SGOT, SGPT, alkaline phosphatase) trong huyết thanh, bilirubin. Trường hợp hiếm, phát hiện được sự gia tăng các thông số chức năng thận (urea, creatinin) trong huyết thanh.

5. Tương tác thuốc Saditazo

Dùng đồng thời probenecid với piperacillin/ tazobactam làm tăng thời gian bán hủy và tốc độ thanh thải của cả piperacillin và tazobactam, nhưng nồng độ đỉnh trong huyết tương của các thành phần không bị ảnh hưởng. Không thấy có tương tác thuốc giữa piperacillin/ tazobactam với vancomycin hay với tobramycin.

Khi phối hợp piperacillin/ tazobactam với một thuốc khác, không được trộn chung trong cùng một lọ hay chích cùng một lúc do sự bất tương thích về vật lý.

Khi dùng đồng thời với heparin liều cao, thuốc kháng đông đường uống hay các thuốc có ảnh hưởng đến hệ thống đông máu và/ hoặc chức năng tiểu cầu, các thông số về đông máu phải được đo thường xuyên hơn và theo dõi cẩn thận hơn.

6. Cách bảo quản thuốc Saditazo

  • Bột đông khô: Lọ chứa bột đông khô piperacillin/ tazobactam có thể được bảo quản ở nhiệt độ phòng có kiểm soát (15 - 25°C) tới ba năm. Khi được pha đúng hướng dẫn, thuốc vẫn ổn định được 24 giờ nếu giữ trong tủ lạnh (2 - 8°C).
  • Thuốc đã pha loãng có thể giữ được 24 giờ ở nhiệt độ lạnh (2 - 8 °C) và chứa trong túi dịch truyền hay trong ống tiêm. Thuốc đã pha mà không sử dụng phải bỏ đi. Piperacillin/ tazobactam cũng không được pha chung với các thuốc khác trong cùng một ống tiêm hay cùng một chai dịch truyền
  • Đọc kỹ hướng dẫn thông tin bảo quản thuốc được ghi trên bao bì và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc Saditazo.
  • Hãy kiểm tra hạn sử dụng thuốc. Khi không sử dụng thuốc cần phải thu gom và xử lý theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc người phụ trách y khoa. Các thuốc thông thường sẽ được bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng hoặc nhiệt độ cao sẽ có thể làm chuyển hóa các thành phần trong thuốc.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

37 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan