Công dụng thuốc Salbuboston

Salbuboston là thuốc kê đơn chứa hoạt chất Salbutamol, được chỉ định trong điều trị hen phế quản, viêm phế quản mãn tính... Cùng tìm hiểu về công dụng, các lưu ý khi sử dụng thuốc Salbuboston qua bài viết dưới đây.

1. Thuốc Salbuboston có tác dụng gì?

Thuốc Salbubuston bào chế dưới dạng viên nén chứa 2mg hoạt chất Salbutamol.

Hoạt chất Sabutamol thuộc nhóm đồng vận beta – 2 tác dụng giãn phế quản ở người bình thường và người bệnh hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) sau khi dùng thuốc. Thuốc Salbutamol còn làm tăng thanh thải tiêm mao nhầy. Tác dụng đồng vận Beta – 2 của Salbutamol gây ra tác dụng chuyển hóa rộng như tăng lượng acid béo tự do, tăng nồng độ lactat, đường, insulin, giảm nồng độ Kali huyết thanh.

Salbutamol tác dụng trên cơ xương và cơ trơn, bao gồm giãn cơ trơn tử cung, giãn phế quản và run. Tác dụng giãn cơ trơn của thuốc phụ thuộc vào liều dùng và được cho rằng thông qua hệ thống Adenyl Cyclase – AMP vòng, gắn vào thụ thể Beta – Adrenergic tại màng tế bào dẫn đến sự biến đổi ATP thành AMP vòng, từ đó gây hoạt hóa Protein Kinase và hoạt hóa phosphoryl hóa các protein, cuối cùng làm tăng calci nội bào loại liên kết; Calci nội bào ion hóa bị giảm bớt gây ức chế liên kết Actin – myosin và làm giãn cơ trơn.

Thuốc Salbuboston được chỉ định trong những trường hợp sau:

Trong nội khoa hô hấp:

Trong sản khoa: Thuốc Salbuboston được chỉ định trong thời gian ngắn ở phụ nữ đang mang thai giai đoạn chuyển dạ sớm khi không có biến chứng xảy ra trong tuần thứ 24 – 33 của thai kỳ. Việc sử dụng Salbuboston nhằm mục đích làm chậm thời gian sinh để có thời gian cho liệu pháp Corticosteroid có tác dụng với sự phát triển phổi của thai nhi hoặc để người mẹ đến một đơn vị chăm sóc tăng cường trẻ sơ sinh.

2. Liều dùng của thuốc Salbuboston

Liều dùng thuốc Salbuboston được chỉ định bởi bác sĩ dựa vào tình trạng người bệnh. Một số khuyến cáo về liều thuốc Salbuboston như sau:

Trong nội khoa hô hấp:

  • Người trưởng thành: Uống 2 – 4mg/lần x 3 – 4 lần/ngày. Trong một số trường hợp liều thuốc có thể tăng lên 8mg/lần. Đối với người bệnh cao tuổi, người bệnh nhạy cảm với thuốc kích thích Beta – 2 nên bắt đầu với liều 2mg/lần x 3 – 4 lần/ngày;
  • Trẻ em từ 2 – 6 tuổi: Uống 1 – 2 mg/lần x 3 – 4 lần/ngày;
  • Trẻ em từ 6 tuổi trở lên: Uống 2mg/lần x 3 – 4 lần/ngày;
  • Dự phòng cơn hen gắng sức: Người trưởng thành uống 4mg trước khi vận động mạnh 2 giờ.

Trong sản khoa:

  • Đối với người bệnh chuyển dạ sớm: Liều thuốc Salbuboston thông thường là 16mg/ngày chia thành 4 lần uống. Trong thời gian điều trị có thể chỉnh liều thuốc phụ thuộc theo tiến triển lâm sàng của người bệnh (lưu ý tần số tim của người bệnh không được quá 120 – 130 nhịp/phút;
  • Đối với cơn đau co thắt tử cung hậu sản: Uống 8mg/ngày chia làm 4 lần trong ngày.

3. Tác dụng phụ của thuốc Salbuboston

Thuốc Salbuboston có thể gây ra một số tác dụng phụ như sau:

  • Thường gặp: Run, bứt rứt;
  • Phản ứng phụ khác: Hồi hộp, tim đập nhanh, đau đầu, vọp bẻ, mất ngủ, suy nhược, buồn nôn, chóng mặt;
  • Hiếm gặp: Phù mạch, nổi mày đay, nổi mẩn, phù hầu họng.

Người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc Salbuboston và thông báo cho bác sĩ các tác dụng gặp phải trong thời gian điều trị.

4. Lưu ý khi sử dụng thuốc Salbuboston

Chống chỉ định sử dụng thuốc Salbuboston trong những trường hợp sau:

  • Người bệnh dị ứng với Salbutamol hoặc bất kỳ thành phần của thuốc;
  • Người bệnh dọa sảy thai trong 3 – 6 tháng đầu;
  • Chảy máu nhiều ở tử cung;
  • Nhiễm khuẩn nước ối;
  • Người mắc bệnh tim nặng;
  • Người bệnh mang thai nhiều lần.

Thận trọng khi sử dụng thuốc Salbuboston:

  • Trường hợp điều trị bằng Salbuboston liều điều trị thông thường nhưng tác dụng kém thì thường do triệu chứng hen nặng lên, người bệnh tuyệt đối không tự ý tăng liều thuốc mà cần đến cơ sở y tế để tái khám lại.
  • Salbuboston có thể gây kết quả dương tính với xét nghiệm tìm chất Doping ở vận động viên thể thao.
  • Người bệnh rối loạn nhịp thất, cường giáp, bệnh cơ tim tắc nghẽn, tăng huyết áp, rối loạn tuần hoàn động mạch vành, đái tháo đường, đang điều trị bằng thuốc IMAO hoặc thuốc ức chế beta cần thận trọng khi dùng thuốc Salbuboston.
  • Người bệnh mang thai điều trị co thắt phế quản bằng Salbutamol cần thận trọng vì thuốc tác động lên cơ co tử cung trong 3 tháng đầu mang thai.
  • Người bệnh điều trị chuyển dạ sớm bằng Salbuboston có nguy cơ phù phổi nên cần giám sát tình trạng giữ nước, chức năng tim phổi.
  • Liều thuốc điều trị trong sản khoa tương đối cao nên dễ gây ra tác dụng không mong muốn cho người mẹ, vì vậy thuốc cần được sử dụng dưới sự giám sát của nhân viên y tế.

5. Tương tác thuốc

Salbuboston có thể gây ra một số tương tác thuốc sau:

  • Đối kháng tác dụng khi dùng với Propranolol và các thuốc chẹn kênh Beta khác;
  • Tác dụng tăng lên khi sử dụng đồng thời với Xanthine.

Tương tác thuốc xảy ra làm tăng nguy cơ gặp tác dụng và giảm tác dụng điều trị của thuốc Salbuboston, vì vậy để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong điều trị người bệnh cần thông báo cho bác sĩ các loại thuốc, thực phẩm đang sử dụng trước khi dùng thuốc Salbuboston.

Trên đây là thông tin về công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng thuốc Salbuboston. Salbuboston là thuốc kê đơn, do đó nên người bệnh không tự ý sử dụng, mà cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

577 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan