Công dụng thuốc Soravir

Thuốc Soravir được sử dụng kết hợp với các thuốc khác để điều trị bệnh viêm gan C mãn tính ở người lớn. Soravir có thành phần chính là Sofosbuvir. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về công dụng, cách dùng và những lưu ý của dòng thuốc Soravir qua bài viết dưới đây.

1. Thuốc Soravir là thuốc gì?

Thuốc Soravir là thuốc gì? Thuốc Soravir thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm... Soravir được bào chế dưới dạng viên nén bao phim đóng theo hộp 4 vỉ x 7 viên, hộp 3 vỉ x 10 viên.

Thuốc Soravir có thành phần chính là Sofosbuvir 400mg và các thành phần tá dược khác vừa đủ 1 viên.

Soravir thuộc công ty Cổ phần Pymepharco, được dùng trong điều trị phối hợp các bệnh gan do virus gây ra, đặc biệt là viêm gan C mạn tính.

2. Thuốc Soravir có tác dụng gì?

Thuốc Soravir có tác dụng gì? Thuốc Soravir có những tác dụng chính sau đây:

  • Tác dụng ức chế sự nhân lên của virus viêm gan C mãn tính trong cơ thể người bệnh.
  • Tăng cường miễn dịch cho người bệnh bệnh để tránh nhiễm virus khác và nhiễm khuẩn.
  • Dần dần phục hồi chức năng gan và các tế bào gan.
  • Tác dụng điều trị hiệu quả nhất khi được dùng phối hợp với các thuốc kháng virus khác như Ledipasvir, Ribavirin, ...

3. Liều lượng - Cách dùng thuốc Soravir

3.1. Cách dùng

Thuốc Soravir được dùng bằng đường uống, người bệnh nên uống cùng bữa ăn.

Uống nguyên viên thuốc Soravir với lượng nước thích hợp, không nên nhai hoặc nghiền.

3.1. Liều dùng

Liều dùng thuốc Soravir theo chỉ định chặt chẽ từ bác sĩ điều trị. Liều dùng Soravir khuyến cáo được đưa ra như sau:

  • Uống 1 viên Soravir /lần/ngày.
  • Được sử dụng kết hợp với các thuốc khác, không nên dùng thuốc Soravir đơn trị.
  • Uống thêm 1 liều Sofosbuvir bổ sung nếu người bệnh bị nôn trong vòng 2 giờ sau khi dùng thuốc.

Liệu pháp điều trị phối hợp:

  • Người bệnh CHC với kiểu gen 1, 4, 5, 6: Uống 400mg Sofosbuvir, Ribavirin và Peginterferon alfa trong 12 tuần hoặc 400mg Sofosbuvir và Ribavirin trong 24 tuần.
  • Người bệnh CHC với kiểu gen 2: Uống 400mg Sofosbuvir và Ribavirin trong 12 tuần.
  • Người bệnh CHC với kiểu gen 3: Uống 400mg Sofosbuvir, Ribavirin và Peginterferon alfa trong 12 tuần hoặc 400mg Sofosbuvir và Ribavirin trong 24 tuần.
  • Người bệnh CHC đang chờ ghép gan: Uống 400mg Sofosbuvir và Ribavirin cho tới khi ghép gan.

Đối tượng đặc biệt:

  • Người già: Không cần hiệu chỉnh liều Sofosbuvir.
  • Người bị suy thận: Không cần hiệu chỉnh liều Sofosbuvir ở người bệnh suy thận nhẹ và trung bình. Liều Sofosbuvir an toàn ở người bệnh suy thận nặng hoặc bệnh thận giai đoạn cuối phải chạy thận nhân tạo chưa được thành lập.
  • Người bị suy gan: Không cần hiệu chỉnh liều Sofosbuvir ở người bệnh suy gan nhẹ, trung bình hoặc nặng. Liều Sofosbuvir an toàn và hiệu quả ở người bệnh xơ gan mất bù chưa được thành lập.
  • Người bệnh chờ ghép gan: Thời gian dùng thuốc Sofosbuvir được đánh giá dựa trên lợi ích và rủi ro tiềm tàng.
  • Người được ghép gan: Khuyến cáo dùng phối hợp thuốc Soravir với Ribavirin trong 24 tuần. Uống liều bắt đầu Ribavirin 400mg, chia làm 2 lần cùng với thức ăn. Có thể tăng liều lên 1000 - 1200mg Ribavirin/ngày nếu Ribavirin dung nạp tốt. Giảm liều Ribavirin theo chỉ định lâm sàng dựa trên mức hemoglobin nếu không dung nạp tốt.
  • Trẻ em và thanh thiếu niên dưới 18 tuổi: Độ an toàn và hiệu quả dùng thuốc Soravir chưa được thành lập.

4. Chống chỉ định dùng thuốc Soravir

Thuốc Soravir không được sử dụng trong các trường hợp sau:

  • Người bệnh mẫn cảm với Sofosbuvir hoặc bất cứ thành phần tá dược nào của thuốc.
  • Không kết hợp dùng chung sofosbuvir được dùng phối hợp với ribavirin hoặc peginterferon alfa/ribavirin.
  • Phụ nữ có thai, chuẩn bị mang thai vì có thể gây nguy cơ gây biến dạng hoặc chết của bào thai.
  • Đang cho con bú.
  • Mắc bệnh tim nặng, thiếu máu cơ tim, bệnh tim chưa được kiểm soát ổn định trong vòng 6 tháng trở lại.
  • Người bệnh bị suy thận mạn hoặc có độ thanh thải creatinin < 50ml/phút hoặc những người bệnh đang lọc máu.
  • Suy gan nặng, xơ gan mất bù.
  • Thiếu máu, bệnh hồng cầu liềm, bệnh thiếu máu Địa trung hải.
  • Có tiền sử hoặc đang mắc bệnh tâm thần, rối loạn tâm thần nặng, trầm cảm nặng, có tư tưởng tự tử hoặc toan tính tự tử.
  • Tiền sử hoặc đang mắc viêm gan tự miễn.
  • Người bệnh quá mẫn với rượu benzylic, của trứng hoặc neomycin, với protein của chuột.

5. Tương tác thuốc Soravir

Dưới đây là một số tương tác thuốc Soravir đã được báo cáo:

  • Thuốc Amiodaron.
  • Thuốc Modafinil có thể gây giảm nồng độ Sofosbuvir.
  • Thuốc Phenytoin, Phenobarbital, Rifabutin, Rifapentin, Carbamazepin, H. perforatum, Rifampicin có thể làm giảm đáng kể nồng độ trong huyết tương của Sofosbuvir.

Để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình sử dụng thuốc Soravir, người bệnh hãy thông báo với bác sĩ tất cả các loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng đang dùng và những bệnh lý đang mắc phải để có hướng dùng thuốc Soravir phù hợp.

6. Tác dụng phụ khi dùng thuốc Soravir

Trong quá trình sử dụng thuốc Soravir điều trị, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn như:

  • Mệt mỏi, nhức đầu
  • Buồn nôn, tiêu chảy
  • Ngứa da
  • Khó ngủ hoặc cơ thể khó chịu có thể xảy ra.

Hãy báo cho bác sĩ ngay lập tức nếu người bệnh có bất kỳ tác dụng phụ của thuốc Soravir nghiêm trọng, bao gồm dấu hiệu của số lượng hồng cầu thấp như: mệt mỏi bất thường, thở nhanh, khó thở, nhịp tim nhanh, da nhợt nhạt.

7. Chú ý đề phòng khi dùng thuốc Soravir

  • Không dùng thuốc Soravir với các sản phẩm khác có chứa sofosbuvir.
  • Thận trọng dùng sofosbuvir cho người bệnh thận, các vấn đề về gan, mắc viêm gan B.
  • Trường hợp phụ nữ đang mang thai dùng sofosbuvir các dữ liệu còn hạn chế, kết quả nghiên cứu trên động vật dùng sofosbuvir chưa thấy ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến độc tính sinh sản. Liều sofosbuvir cao nhất được thử nghiệm không ảnh hưởng đến sự phát triển thai nhi chuột và thỏ. Do đó, để phòng ngừa nên tránh sử dụng sofosbuvir trong thời kỳ mang thai.
  • Trường hợp đang cho con bú: Chưa có báo cáo chính xác về sofosbuvir có bài tiết vào trong sữa mẹ hay không. Báo cáo cho thấy các chất chuyển hóa của thuốc Soravir xuất hiện trong sữa động vật. Vì vậy, để tránh rủi ro đối với trẻ bú mẹ, không nên dùng thuốc Soravir trong khi cho con bú.
  • Thuốc Soravir có khả năng gây chóng mặt, giảm khả năng tập trung, mệt mỏi và giảm thị lực. Thận trọng sử dụng thuốc Soravir cho người lái xe và vận hành máy móc.
  • Thuốc Soravir được kê đơn và bán theo đơn.
  • Nếu các thuốc dùng kết hợp với thuốc Soravir bị ngưng dùng vĩnh viễn thì người bệnh cũng nên ngưng dùng thuốc Soravir. Thuốc Soravir có thể gây chậm nhịp tim và phong bế tim nặng.
  • Cần xem xét chỉ định thuốc Soravir trên những người bệnh từng điều trị HCV kiểu gen 1, 4, 5 và 6.
  • Các dữ liệu lâm sàng hỗ trợ việc sử dụng thuốc Soravir cho người bệnh bị nhiễm HCV typ gen 5 và 6 còn rất hạn chế.
  • Phác đồ điều trị không interferon cho người bệnh bị nhiễm HCV kiểu gen 1, 4, 5 và 6 với Sofosbuvir chưa được nghiên cứu.
  • Chỉ nên phối hợp Soravir với những thuốc kháng virus trực tiếp nếu lợi ích vượt trội so với rủi ro.
  • Khi dùng Ribavirin phối hợp với thuốc Soravir, phụ nữ có khả năng sinh đẻ hoặc người bạn đời của phụ nữ phải sử dụng biện pháp tránh thai có hiệu quả trong và sau thời gian điều trị.
  • Dùng chung thuốc Soravir với các thuốc gây cảm ứng P-gp trung bình ở ruột (Oxcarbazepin, Modafinil, ...) có thể làm giảm nồng độ Sofosbuvir trong huyết tương.

Thuốc Soravir được sử dụng kết hợp với các thuốc khác để điều trị bệnh viêm gan C mãn tính ở người lớn. Soravir có thành phần chính là Sofosbuvir. Để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh được tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh cần tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

162 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan