Công dụng thuốc Staflox

Thuốc Staflox được chỉ định trong điều trị viêm tai, viêm mi mắt, viêm túi lệ, viêm bờ mi, viêm kết mạc, viêm giác mạc, loét giác mạc, nhiễm trùng sau phẫu thuật,... Vậy công dụng thuốc Staflox là gì?

1. Công dụng thuốc Staflox

Thuốc Staflox thuộc nhóm thuốc dùng trong điều trị tai, mắt, mũi họng với thành phần chính là ofloxacin có hàm lượng 3mg/ml. Thuốc Staflox được chỉ định trong những trường hợp sau:

  • Viêm mi mắt
  • Lẹo mắt
  • Viêm túi lệ
  • Viêm kết mạc
  • Viêm bờ mi
  • Viêm giác mạc
  • Loét giác mạc
  • Viêm tai
  • Triệu chứng của nhiễm trùng sau phẫu thuật

2. Liều lượng và cách sử dụng

Thuốc Staflox được bào chế dưới dạng dung dịch nhỏ mắt, mũi và tai, do đó thuốc được nhỏ trực tiếp vào bộ phần viêm với liều lượng như sau:

  • Đối với trường hợp nhỏ mắt và tai cần nhỏ 1 giọt/lần, ngày nhỏ 3 lần.
  • Trong trường hợp dùng để dự phòng nhiễm trùng sau phẫu thuật cần nhỏ 5 lần/ngày trong suốt 2 ngày trước mổ. Trong ngày phẫu thuật, nhỏ mắt tuỳ theo thời gian và loại phẫu thuật, nhỏ 1 giọt ngay sau khi mổ và sau đó nhỏ mắt mỗi khi thay băng.

3. Tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc Staflox

Một số tác dụng không mong muốn có thể gặp phải trong quá trình sử dụng thuốc Staflox bao gồm:

  • Ngứa mi mắt
  • Sưng mi mắt
  • Viêm bờ mi
  • Xung huyết kết mạc
  • Đau mắt
  • Mi mắt đỏ
  • Choáng
  • Phản ứng tăng cảm

4. Một số lưu ý khi dùng thuốc Staflox

Để đạt hiệu quả cao nhất khi sử dụng thuốc trong quá trình điều trị và giảm thiểu đi những tác dụng không mong muốn thì bạn cần phải lưu ý một số vấn đề như:

  • Bạn cần thông báo cho bác sĩ biết về tiền sử quá mẫn với Staflox hay bất kỳ dị ứng nào khác. Staflox có thể chứa các thành phần của thuốc không hoạt động và có thể gây ra phản ứng dị ứng hoặc các vấn đề nghiêm trọng khác.
  • Bệnh nhân cần liệt kê các loại thuốc đang sử dụng hàng ngày để bác sĩ nắm được bao gồm như thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn, một số chất được bảo quản hay các loại thảo dược và thực phẩm chức năng, các loại thực phẩm khác, thuốc nhuộm,...
  • Thận trọng sử dụng thuốc ở trẻ em, phụ nữ có thai và đang cho con bú.
  • Không được nuốt, uống thuốc.

5. Tương tác thuốc

Tương tác thuốc có khả năng làm cho cách hoạt động của thuốc thay đổi hoặc làm gia tăng nguy cơ mắc phải những tác dụng nghiêm trọng không mong muốn. Một số loại thuốc không nên được sử dụng tại hoặc xung quanh thời điểm điều trị bằng thuốc Staflox. Ngoài ra, có một vài trường hợp khác đó là 2 loại thuốc khác nhau, chúng có thể được sử dụng cùng nhau ngay cả khi xảy ra tương tác. Bác sĩ cần thay đổi liều lượng của thuốc hoặc có các biện pháp phòng ngừa khác nếu gặp phải trường hợp trên. Vậy nên, người bệnh nên thông báo cho bác sĩ biết được các loại thuốc và thực phẩm chức năng bạn đang sử dụng.

6. Cách bảo quản thuốc

Thuốc Staflox cần được bảo quản trong điều kiện nhiệt độ phòng, tránh nơi ẩm ướt và ánh sáng. Thuốc khi đã mở nắp chỉ nên sử dụng trong vòng 10 ngày. Cần phải để thuốc tránh xa tầm tay của trẻ nhỏ. Khi thuốc không còn hạn sử dụng hoặc đã bị hỏng không sử dụng được nữa thì cần xử lý theo đúng quy trình. Không được tự ý vứt thuốc Staflox vào môi trường như đường ống dẫn nước hoặc toilet trừ khi có yêu cầu. Hãy tham khảo thêm ý kiến của công ty môi trường xử lý rác thải hoặc dược sĩ về cách tiêu hủy thuốc Staflox an toàn để giúp bảo vệ môi trường.

Tóm lại, thuốc Staflox có tác dụng trong điều trị viêm tai, viêm mi mắt, viêm túi lệ, viêm bờ mi, viêm kết mạc, viêm giác mạc, loét giác mạc, nhiễm trùng sau phẫu thuật,... Tuy nhiên, trong quá trình dùng thuốc không thể tránh khỏi những tác dụng phụ không mong muốn xảy ra. Do đó, nếu thấy xuất hiện các dấu hiệu bất thường hãy tới ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

49 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan