Công dụng thuốc Tienam 1g

Thuốc Tienam 1g thuộc nhóm thuốc kháng sinh beta-lactam phối hợp bởi hai hoạt chất imipenem và cilastatin thường được sử dụng dưới dạng tiêm truyền tĩnh mạch để điều trị các trường hợp nhiễm trùng do vi khuẩn nhạy với thuốc như nhiễm trùng hô hấp dưới, nhiễm trùng phụ khoa, nhiễm trùng huyết.

1. Tienam 1g là thuốc gì?

Tienam 1g là thuốc gì? Thuốc Tienam 1g có thành phần chính gồm kháng sinh imipenem và cilastatin có công dụng chính như sau:

  • Imipenem là kháng sinh phổ rộng thuộc nhóm beta-lactam có tác dụng diệt khuẩn nhanh do tương tác với một số protein gắn kết penicillin trên màng ngoài của vi khuẩn. Qua đó ức chế sự tổng hợp thành tế bào vi khuẩn theo cơ chế giống như các kháng sinh beta-lactam khác.
  • Cilastatin: là hợp chất hoá học ức chế enzym dehydropeptidase của con người, vì đây là enzym tìm thấy trong thận chịu trách nhiệm làm suy giảm imipenem kháng sinh. Do đó, khi kết hợp thì cilastatin có nhiệm vụ bảo vệ imipenem khỏi dehydropeptidase và kéo dài tác dụng kháng khuẩn của nó.

Thuốc Tienam thường được chỉ định trong các trường hợp sau:

Tuy nhiên, thuốc Tienam cũng chống chỉ định với những bệnh dị ứng với imipenem hoặc cilastatin hoặc dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

2. Liều sử dụng của thuốc Tienam

Thuốc Tienam thường được sử dụng dưới dạng tiêm bắp, không dùng để tiêm tĩnh mạch. Liều sử dụng của Tienam được tính theo lượng imipenem có trong hợp chất cụ thể như sau:

  • Nhiễm khuẩn da do vi khuẩn nhạy cảm, tiêm truyền tĩnh mạch, người lớn: 1-2 g/ngày (chia làm 3-4 lần)
  • Nhiễm khuẩn do vi khuẩn giảm nhạy cảm, người lớn: 50 mg/kg/ngày (liều tối đa 4 g/ngày
  • Trẻ em trên 3 tháng tuổi: 60 mg/kg/ngày (liều tối đa 2 g/ngày) chia làm 4 lần
  • Trẻ em nặng trên 40 kg được sử dụng liều như người lớn
  • Kháng sinh dự phòng trước phẫu thuật ở người lớn: tiêm truyền IV 1000mg khi bắt đầu gây mê và 1000 mg vào 3 giờ sau đó
  • Bệnh nhân suy thận dùng liều không quá 2 g/ngày
  • Bệnh nhân bị suy thận có độ thanh thải creatinin < 15 ml/phút, vì vậy không nên sử dụng kháng sinh Tienam, trừ khi bệnh nhân được chạy thận nhân tạo trong vòng 48 giờ.

3. Tác dụng phụ của thuốc Tienam

Ở một số bệnh nhân khi sử dụng thuốc Tienam có thể gặp các tác dụng phụ như:

  • Viêm tĩnh mạch, cứng tĩnh mạch
  • Buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy
  • Đau vùng tiêm, nổi ban đỏ tại vị trí tiêm
  • Sốt, chóng mặt, buồn ngủ, phát ban, nổi mề đay, ngứa
  • Hạ huyết áp, co giật, nhịp tim nhanh
  • Nấm miệng

4. Thận trọng khi sử dụng thuốc Tienam

Một số lưu ý chung khi sử dụng thuốc Tienam gồm có:

  • Phản ứng quá mẫn nghiêm trọng đôi khi có thể xảy ra, thậm chí dẫn tới tử vong khi sử dụng thuốc Tienam. Vì vậy, nếu có các triệu chứng dị ứng cần ngưng thuốc ngay.
  • Sử dụng kháng sinh Tienam có thể làm tăng nguy cơ co giật, động kinh và các phản ứng bất lợi khác trên hệ thần kinh trung ương.
  • Nếu xuất hiện các triệu chứng run khu trú hoặc cơn rung giật cơ, bệnh nhân cần được thực hiện các kiểm tra về thần kinh, đặt liệu pháp chống co giật nếu chưa được thực hiện, ngưng thuốc và đánh giá lại liều lượng Tienam
  • Thuốc Tienam tương tác với acid valproic có thể làm tăng nguy cơ co giật, do đó có thể giảm nồng độ valproic xuống dưới liều điều trị.
  • Sử dụng thuốc Tienam có thể gây ra tiêu chảy mức độ nhẹ đến viêm đại tràng gây tử vong. Thận trọng khi sử dụng thuốc Tienam với các bệnh nhân có tiền sử rối loạn tiêu hoá
  • Sử dụng thuốc Tienam có thể gây ra dị ứng chéo 1 phần với các kháng sinh họ beta-lactam khác
  • Thận trọng khi sử dụng thuốc Tienam với phụ nữ mang thai, cho con bú và trẻ em < 3 tháng tuổi

Thuốc Tienam 1g thuộc nhóm thuốc kháng sinh beta-lactam phối hợp bởi hai hoạt chất imipenem và cilastatin thường được sử dụng dưới dạng tiêm truyền tĩnh mạch để điều trị các trường hợp nhiễm trùng do vi khuẩn nhạy với thuốc như nhiễm trùng hô hấp dưới, nhiễm trùng phụ khoa, nhiễm trùng huyết. Để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh được các tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh cần dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

19.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan