Công dụng thuốc Triamvirgri

Thuốc Triamvirgri có công dụng chống dị ứng, chống viêm. Để hiểu rõ hơn về công dụng, liều lượng khuyến cáo cũng như cách sử dụng và lưu ý của thuốc Triamvirgri, bạn hãy tham khảo ở bài viết dưới dây.

1. Tìm hiểu về thuốc Triamvirgri

Thuốc Triamvirgi được sản xuất bởi Công ty Fisiopharma S.r.l Nucleo Industriale. Triamvirgri được bào chế ở dạng hỗn dịch tiêm với quy cách đóng gói hộp 5 ống x 2ml. Trong mỗi ống hỗn dịch có chứa thành phần chính là Triamcinolon acetonid hàm lượng 80mg và các tá dược vừa đủ 1 ống.

2. Công dụng thuốc Triamvirgri

Triamcinolon acetonid là một loại Glucocorticoid tổng hợp chứa Fluor. Hoạt chất có thể dùng qua đường uống, tiêm tại chỗ, tiêm bắp, bôi ngoài da hoặc hít.

Với hoạt chất Triamcinolon acetonid, thuốc Triamvirgri có công dụng ức chế miễn dịch, chống viêm mạnh, chống dị ứng. Nếu so sánh với Prednisolon thì công dụng giữ muối nước yếu hơn tuy nhiên các tác dụng khác của glucocorticoid lại mạnh và duy trì lâu hơn.

3. Chỉ định dùng thuốc Triamvirgri

Thuốc Triamvirgri được áp dụng trong điều trị các trường hợp như:

  • Điều trị cứng và sưng tấy khớp do chấn thương, đau cục bộ ngắn hạn, viêm túi hoạt dịch, viêm gân, viêm màng hoạt dịch, thấp khớp (viêm đa khớp mãn tính tiến triển),... Thường áp dụng dùng tại chỗ như tiêm trong khớp hoặc sẹo lồi
  • Điều trị các bệnh về da, khớp và các bệnh liên quan đến đường hô hấp, dị ứng có chỉ định dùng Corticosteroid. Thường áp dụng tiêm bắp

4. Cách sử dụng thuốc Triamvirgri

Triamvirgri thường được sử dụng thông qua: tiêm khớp, tiêm bắp, tiêm trong da.

Lưu ý khi thực hiện tiêm Triamvirgri:

  • Tay phải được vô trùng trước khi tiêm.
  • Cần tiệt trùng đúng cách quanh vị trí tiêm.
  • Chú ý lắc kỹ ống trước khi lấy thuốc và cần tiêm ngay sau khi lấy.
  • Không để kim tiêm xuyên qua mạch máu.

5. Liều dùng khuyến cáo của thuốc Triamvirgri

Thuốc Triamvirgri nên được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ, liều dùng dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo:

  • Trường hợp tiêm trong khớp (liều có thể thay đổi phụ thuộc vào khớp to hoặc nhỏ)
    • Trẻ em từ 6 - 12 tuổi: Liều từ 2.5 - 15mg/ lần
    • Người trưởng thành: Liều từ 2.5 - 40mg/ lần
  • Trường hợp tiêm bắp:
    • Trẻ em từ 6 - 12 tuổi: Khuyến cáo 0.03 - 0.2mg/ kg, tần suất tiêm 1 ngày hoặc 7 ngày thì tiêm 1 lần.
    • Người trưởng thành: Khuyến cáo tiêm 40mg vào bắp sâu hoặc cơ mông, lặp lại nếu tái phát, dùng tối đa liều 100mg/ lần.
  • Trường hợp tiêm trong vùng tổn thương, trong da như sẹo lồi:
    • Liều khuyến cáo: 10mg/ ml
    • Tại mỗi vị trí tiêm chỉ từ 1 - 3mg, tối đa là 5mg. Nếu tiêm ở nhiều vị trí khác nhau thì các vị trí cần cách nhau tối thiểu 1cm và tổng liều lượng tối đa là 30mg.

Chú ý trong quá trình điều trị Triamvirgri:

  • Trường hợp đã đạt được kết quả điều trị thì cần giảm liều từ từ trước khi ngưng hẳn dùng thuốc và nên dừng thuốc càng sớm càng tốt.
  • Luôn kiểm tra tình trạng bệnh liên tục để có hướng điều chỉnh liều phù hợp.
  • Trong trường hợp phải điều trị kéo dài thì có thể dùng thuốc cách ngày và ngừng thuốc từ từ sau khoảng thời gian dài sử dụng.
  • Khi dùng cho đối tượng là trẻ em thì liều dùng cần phụ thuộc vào mức độ bệnh và đáp ứng với thuốc.

6. Xử trí khi quên hoặc quá liều thuốc Triamvirgri

Trường hợp bị quên liều Triamvirgri sẽ thường rất hiếm xảy ra vì thuốc được tiêm bởi cán bộ y tế. Hiện chưa có báo cáo nào liên quan đến triệu chứng của trường hợp quá liều Triamvirgri. Cách xử trí khi chẳng may bị quá liều:

  • Cấp tính: Điều trị triệu chứng và hỗ trợ.
  • Mạn tính: Điều trị liên tục bằng steroid và Corticosteroid có thể giảm tạm thời. Có thể điều trị luân phiên cách ngày.

7. Trường hợp chống chỉ định thuốc Triamvirgri

  • Người bị mẫn cảm hoặc dị ứng với Triamcinolon acetonid hoặc các thành phần khác trong thuốc.
  • Người bị các bệnh như: Zona, nhiễm nấm toàn thân, thủy đậu, loét dạ dày tá tràng, bị hen.
  • Người bị nhiễm khuẩn nặng cấp tính chưa điều trị được bằng kháng sinh thích hợp.
  • Không tiêm cột sống hoặc tĩnh mạch.
  • Không dùng Triamvirgri cho trẻ dưới 6 tuổi.

8. Tác dụng phụ của thuốc Triamvirgri

  • Các trường hợp thường gặp như: Yếu hoặc teo cơ, xương, tăng huyết áp, giữ Natri, giảm Kali huyết.
  • Trường hợp ít gặp: Rối loạn tâm thần kèm theo các triệu chứng cảm xúc, huyết khối, cân bằng protein giảm, khả năng đề kháng giảm, bộc phát các bệnh tiềm tàng như bệnh lao, suy vỏ thượng thận, triệu chứng giả Cushing, tiểu đường, Glomcom, dùng thời gian dài có nguy cơ bị đục nhân mắt dưới bao phía sau, teo cơ/ da, loãng xương, khó lành vết thương,...
  • Trường hợp hiếm gặp như: Tăng áp lực nội sọ.

Trên đây chưa liệt kê đầy đủ các tác dụng phụ có thể gặp phải, chính vì vậy, sau khi dùng thuốc, nếu gặp phải các triệu chứng nghi ngờ là tác dụng phụ do thuốc Triamvirgri gây ra thì cần báo ngay cho bác sĩ điều trị.

9. Tương tác của thuốc Triamvirgri

Lưu ý tránh kết hợp thuốc với các loại dược phẩm, hoạt chất dưới đây:

  • Thuốc hạ huyết áp, thuốc lợi tiểu và thuốc hạ đường huyết (gồm cả Insulin) bởi Corticoid sẽ làm giảm tác dụng của các loại thuốc này.
  • Carbamazepin, Primidone, Barbiturat, Rifampicin, Aminoglutethimide, Phenytoin, Rifabutin: là các chất làm tăng độ thanh thải và chuyển hóa Corticoid, giảm tác dụng điều trị.
  • Carbenoxolon, lợi tiểu Thiazid, Acetazolamid làm tăng tác dụng giảm Kali huyết.
  • Tăng tác dụng của các thuốc chống đông máu Coumarin.
  • Làm tăng độ thanh thải Salicylat nếu ngừng Corticoid có thể gây nhiễm độc Salicylat.
Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan