Công dụng thuốc Ubiquinone

Ubiquinone hay còn được gọi là Coenzyme Q10, thường được sử dụng hỗ trợ phòng ngừa biến cố tim mạch ở những người có yếu tố nguy cơ cao hay đã trải qua phẫu thuật tim. Việc sử dụng thuốc Ubiquinone theo đúng chỉ định của bác sĩ sẽ giúp bạn đảm bảo an toàn sức khỏe và phát huy tối đa hiệu quả điều trị bệnh.

1. Thuốc Ubiquinone có tác dụng gì?

Thuốc Ubiquinone hay còn được gọi là Coenzyme Q10, thuốc này thường được sử dụng như một phương pháp hỗ trợ hiệu quả trong điều trị thiếu hụt chất coenzyme Q10 hoặc giúp giảm các triệu chứng rối loạn ở ty thể và ảnh hưởng đến quá trình sản xuất năng lượng tế bào của cơ thể.

Một số tác dụng của Ubiquinone có thể kể đến như:

  • Ubiquinone có hiệu quả trong việc ngăn ngừa chứng đau nửa đầu migrainenhồi máu cơ tim tái phát hoặc giúp làm chậm sự tiến triển của bệnh Parkinson, giảm huyết áp,
  • Ubiquinone cũng có tác dụng trong việc cải thiện triệu chứng bệnh ở những người bị suy tim sung huyết, các vấn đề về thần kinh do bệnh tiểu đường, Huntington, chứng loạn dưỡng cơ hoặc thoái hóa hoàng điểm là hai nguyên nhân gây mất thị lực liên quan đến tuổi tác.
  • Thuốc có thể được dùng để hỗ trợ điều trị bệnh Alzheimer, cholesterol cao, chứng xơ cứng động mạch não.

2. Cách sử dụng Ubiquinone

Ubiquinone có thể được bào chế dưới nhiều dạng khác nhau, nhưng chủ yếu là dưới dạng uống.

Liều dùng thông thường dành cho người lớn để bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày là 30-200mg/ngày. Tùy từng trường hợp cụ thể mà có chỉ định với liều dùng khác nhau.

3. Những tác dụng phụ khi dùng thuốc Ubiquinone

Khi dùng thuốc Ubiquinone bạn có thể gặp phải các tác dụng phụ bao gồm:

  • Dấu hiệu của một phản ứng dị ứng nghiêm trọng hiêm khi xảy ra nhưng rất nặng, bao gồm: Thở khò khè; tức ngực; sốt; ngứa trên da; đau bụng dữ dội; ho nặng; màu da xanh; co giật hoặc sưng mặt, môi, lưỡi, cổ họng. Bạn cần tới cơ sở y tế ngay nếu có những phản ứng phụ này.
  • Dấu hiệu của các vấn đề về gan có thể gặp chẳng hạn như đau bụng hoặc nôn mửa, cảm thấy mệt mỏi, nước tiểu sẫm màu, da hoặc mắt vàng, không cảm thấy đói.
  • Báo với bác sĩ nếu có nhưng phải ứng như: Đau bụng dữ dội; tiêu chảy nặng; đau đầu dữ dội; máu ở trong phân hoặc phân có màu sẫm và cà phê; bầm tím hoặc bị chảy máu không bình thường; thay đổi chu kỳ kinh nguyệt, chẳng hạn như ra nhiều máu, ra lấm tấm hoặc chảy máu giữa các chu kỳ; huyết áp rất thấp với biểu chóng mặt, cảm thấy rất mệt mỏi.
  • Phản ứng phụ thường gặp có thể bao gồm: Đau bụng, buồn nôn, nôn mửa, chán ăn; tiêu chảy; phát ban trên da;

Đây không phải là tất cả những phản ứng phụ của Ubiquinone, nếu gặp phải các tác dụng phụ khác không được kể trên. Bạn cần báo với bác sĩ để được tư vấn.

4. Những lưu ý khi dùng sản phẩm Ubiquinone

  • Không dùng Ubiquinone nếu như bạn từng có tiền sử dị ứng với thành phần có trong thuốc.
  • Hãy cẩn thận hơn khi dùng Ubiquinone với insulin cho bệnh tiểu đường hay bạn có những vấn đề tim mạch, huyết áp cao.
  • Tương tác thuốc có thể xảy ra cho nên bạn hãy nói với bác sĩ về các loại thuốc đang dùng, kể cả những sản phẩm tự nhiên. Cẩn thận hơn nếu như bạn đang dùng các loại thuốc để làm loãng máu, ví dụ như Warfarin, vì có thể tăng nguy cơ chảy máu bất thường.
  • Sản phẩm này khi dùng có thể gây trở ngại cho một số xét nghiệm trong phòng thí nghiệm. Hãy nói chuyện với bác sĩ về việc bạn dùng thuốc trước khi xét nghiệm.
  • Hãy nói với bác sĩ nếu bạn đang và dự định mang thai hoặc cho con bú. Ubiquinone cũng có thể được xem là an toàn khi sử dụng trong thời kỳ mang thai, dù vậy thì cũng không sử dụng thuốc này mà không có lời khuyên của bác sĩ nếu bạn mang thai. Các chuyên gia về y tế vẫn chưa biết liệu rằng thuốc Ubiquinone có chuyển vào sữa mẹ hay gây hại cho trẻ bú mẹ không, cho nên không sử dụng sản phẩm này mà không có lời khuyên của bác sĩ nếu bạn đang cho con bú.
  • Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng, tránh ánh sáng và ẩm.

Hy vọng, với những thông tin trên bạn đã biết thuốc Ubiquinone có tác dụng gì và cách dùng như thế nào. Nếu trong quá trình dùng thuốc có bất kỳ vấn đề nào xảy ra bạn hãy thông báo với bác sĩ để được tư vấn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan