Công dụng thuốc Vagastat

Thuốc Vagastat có thành phần chính là sucralfat, được sử dụng trong điều trị bệnh đường tiêu hóa như: viêm loét dạ dày-tá tràng, viêm dạ dày mạn tính, trào ngược dạ dày-thực quản, phòng ngừa loét tá tràng tái phát, loét dạ dày do căng thẳng. Vậy thuốc Vagastat nên được sử dụng cho những đối tượng nào?

1. Tác dụng của thuốc Vagastat

Vagastat thuộc nhóm thuốc đường tiêu hóa, thành phần chính là sucralfat 1500mg. Thuốc được chỉ định trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng, viêm dạ dày mạn tính, loét lành tính, phòng tái phát loét tá tràng, ngăn ngừa loét dạ dày do căng thẳng, điều trị bệnh trào ngược dạ dày - thực quản.

2. Cách dùng, liều dùng thuốc Vagastat

Thuốc Vagastat dùng đường uống, phải uống vào lúc đói, không uống cùng bữa ăn. Liều dùng khác nhau tùy vào loại bệnh và mức độ bệnh:

  • Loét tá tràng dùng 2 gói/lần, 2 lần/ngày vào buổi sáng và trước khi đi ngủ. Vết loét nhỏ cần điều trị trong 4 tuần, vết loét lớn cần điều trị trong 8 tuần.
  • Loét dạ dày lành tính dùng liều 1 gói/lần, 3 lần/ngày, điều trị đến khi vết loét lành hẳn, thông thường là từ 6-8 tuần.
  • Phòng tái phát loét tá tràng dùng liều 1 gói/lần, 2 lần/ngày, không được kéo dài quá 6 tháng. Có thể phối hợp với các loại kháng sinh như metronidazolamoxicillin trong điều trị vi khuẩn HP, nguyên nhân chủ yếu gây tái phát bệnh.
  • Trào ngược dạ dày - thực quản dùng liều 1 gói/lần, 3 lần/ngày, một giờ trước bữa ăn sáng, trưa và trước khi đi ngủ.

3. Thận trọng khi dùng thuốc Vagastat

Trong quá trình dùng thuốc Vagastat cần thận trọng trên một số đối tượng.

  • Thận trọng khi dùng cho người bị suy thận, vì nguy cơ làm tăng nồng độ nhôm trong huyết thanh, đặc biệt là khi dùng dài ngày
  • Không nên sử dụng với người bị suy thận nặng
  • Chưa rõ tác hại của thuốc trên phụ nữ đang mang thai, tuy nhiên, chỉ nên dùng thuốc trong trường hợp thật cần thiết
  • Chưa rõ Vagastat có bài tiết vào sữa không, nhưng nếu có cũng rất ít vì thuốc được hấp thu vào cơ thể rất ít
  • Không nên sử dụng thuốc khi lái xe và vận hành máy móc vì có thể gây hoa mắt, chóng mặt, buồn ngủ

4. Tác dụng phụ của Vagastat

Tác dụng phụ của Vagastat gồm:

  • Thường gặp: Táo bón
  • Ít gặp: Tiêu chảy, buồn nôn, nôn, đầy bụng, khó tiêu, đầy hơi, khô miệng; ngứa, ban đỏ ngoài da; hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, buồn ngủ; đau lưng, đau đầu.
  • Hiếm gặp: Mày đay, phù Quincke, khó thở, viêm mũi, co thắt thanh quản, mặt phù to.

Trong quá trình sử dụng thuốc Vagastat, nếu gặp bất kỳ tác dụng phụ nào thì cần thông báo cho bác sĩ để được hướng dẫn.

5. Tương tác thuốc Vagastat

Vagastat có thể gây ra một số tương tác thuốc sau:

  • Không uống cùng lúc với các antacid vì antacid có thể gây ảnh hưởng đến khả năng gắn của sucralfat trên niêm mạc. Thay vào đó, nên uống antacid trước hoặc sau khi uống sucralfat 30 phút.
  • Không uống cùng lúc với các thuốc cimetidin, ranitidin, ciprofloxacin, nofloxacin, ofloxacin, digoxin, warfarin, phenytoin, theophylin, tetracyclin, vì có thể làm giảm khả năng hấp thu sucralfat. Thay vào đó, nên uống 2 giờ trước hoặc sau khi uống sucralfat.

Trên đây là những công dụng của thuốc Vagastat người bệnh trước khi dùng cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng. Nếu cần thiết có thể tham khảo thêm ý kiến các bác sĩ, dược sĩ để việc điều trị mang đến kết quả nhanh hơn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

19.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan