Công dụng thuốc Vantamox

Vantamox là thuốc kháng sinh chuyên dùng trong điều trị các nhiễm trùng đường hô hấp trên, răng miệng, sinh dục. Với thành phần chính là Amoxicillin 500mg, cùng tham khảo cách dùng, liều dùng và các tác dụng phụ của thuốc Vantamox thông qua bài viết dưới đây cùng Vinmec.

1. Thuốc Vantamox là thuốc gì?

Với thành phần chính là Amoxicillin, thuốc Vantamox được xếp nhóm thuốc kháng sinh betalactam, aminopeni-cilin.

Amoxicilin là aminopenicilin có tính chất bền vững với môi trường acid. Trong nghiên cứu,phổ tác dụng của nhóm kháng sinh này rộng hơn Benzylpenicilin trong tác dụng chống khuẩn gram âm.

Tác dụng kháng khuẩn của Vantamox cũng tương tự như các kháng sinh khác thuộc nhóm Penicilin, đó chính là tác dụng ức chế sinh tổng hợp lên thành tế bào của vi khuẩn. Trong invitro, amoxicilin có hoạt tính mạnh khi gặp các vi khuẩn Gram âm và Gram dương, phổ kháng khuẩn của nhóm kháng sinh này có thể kể đến như sau:

  • Tụ cầu khuẩn không tạo penicilinase, liên cầu khuẩn
  • H. influenzae, N. gonorrheae, Diplococcus pneumoniae, Proteus mirabilis.

Với các vi khuẩn tiết penicilinase, thuốc Vantamox không có hoạt tính, cụ thể là : tụ cầu kháng methicilin, Pseudomonas (tất cả chủng), chủng Klebsiella và Enterobacter.

Vantamox chứ amoxicillin được cho là bền vững trong môi trường acid dịch vị, không bị ảnh hưởng bởi thức ăn. Thuốc cũng hấp thu tốt, hấp thu hoàn toàn và nhanh hơn qua đường tiêu hóa so với ampicilin.

Khi dùng thuốc Vantamox bằng đường tiêu hóa, với một lượng bằng ampicilin, hoạt chất Amoxicilin của Vantamox cho thấy có nồng độ trong huyết tương cao gấp 2 lần, độ phân bố nhanh vào các mô và dịch trong cơ thể cũng vượt trội hơn, trừ mô não và dịch não. Với liều uống là 500mg amoxicilin sau 1-2 giờ, nồng độ đo được trong huyết tương là 8-10 microgram/ml. Với lượng thuốc liều cao hơn, nồng độ trong máu cũng sẽ tăng lên.

Về thải trừ, nửa đời thải trừ của amoxicilin là 61,3 phút, thời gian nửa đời thải trừ sẽ lâu hơn ở đối tượng dùng thuốc là trẻ em, người bị suy thận và người cao tuổi. Đa phần, liều dùng thuốc của người bệnh sẽ thải dưới dạng không chuyển hóa qua nước tiểu từ 6-8 giờ, phần ít sẽ được thải qua phân.

2. Chỉ định dùng thuốc Vantamox

Ở một số trường hợp dưới đây thì sẽ được chỉ định dùng Vantamox trong điều trị.

Theo khuyến cáo từ các bác sĩ, Vantamox sẽ không được chỉ định dùng trong các trường hợp người bệnh dị ứng với nhóm kháng sinh penicilin, người bệnh nhiễm virus thuộc nhóm herpes, đặc biệt người bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn.

3. Liều dùng & cách dùng thuốc Vantamox

Amoxicillin hấp thụ tốt qua đường tiêu hóa, do đó thuốc Vantamox được chỉ định dùng theo đường uống.

Liều dùng thuốc Vantamox người lớn và trẻ em có cân nặng trên 40 kg: 750mg - 3g/ngày, chia ra uống 3-4 lần

Liều dùng thuốc Vantamox ở trẻ em dưới 40 kg: 25 – 50 mg/kg (thể trạng cân nặng) / 24 giờ.

Liều dùng thuốc Vantamox đối với người suy thận, phải giảm liều theo hệ số thanh thải creatinin:

  • Thanh thải creatinin < 10 ml/phút: 500 mg/24 giờ.
  • Thanh thải creatinin > 10 ml/phút: 500 mg/12 giờ.

4. Tác dụng phụ thuốc Vantamox

Khi sử dụng Vantamox hoặc các thuốc có chứa hoạt chất chính là Amoxicilin, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ sau đây

  • Ngoại ban thường xuất hiện chậm, thường sau 7 ngày điều trị.
  • Ở hệ tiêu hóa, người bệnh có thể bị buồn nôn, nôn, ỉa chảy.
  • Phản ứng quá mẫn: nổi ban đỏ, ban dát sần và mày đay trên da, nếu nặng có thể xuất hiện hội chứng Stevens - Johnson.
  • Gan: Tăng nhẹ chỉ số xét nghiệm men gan
  • Thần kinh: Người bệnh có rơi vào trạng thái kích động, vật vã, lo lắng, lú lẫn, mất ngủ,...
  • Tuần hoàn: giảm tiểu cầu, ban xuất huyết giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu, tăng bạch cầu ưa eosin, thiếu máu, mất bạch cầu hạt

5. Lưu ý khi sử dụng thuốc Vantamox

Lưu ý sử dụng thuốc luôn là những điều quan trọng, giúp người bệnh tránh được các biến chứng, tai biến nặng và tác dụng phụ trong suốt quá trình điều trị. Với Vantamox thì có một số lưu ý sau đây mà người bệnh cần nắm.

  • Kiểm tra định kỳ chức năng gan, thận trong suốt quá trình điều trị với thuốc Vantamox
  • Kiểm tra tiền sử bệnh nhân, nếu từng bị dị ứng với penicilin, hỏi ý kiến bác sĩ để đổi sang thuốc khác.
  • Trong quá trình dùng thuốc Vantamox, nếu như xuất hiện ban đỏ, phù Quincke, sốc phản vệ, hội chứng Stevens - Johnson thì nên dừng ngay việc sử dụng thuốc. Ngay lập tức báo cho các y bác sĩ hoặc đưa người bệnh đến trung tâm y tế gần nhất.

59 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • markime
    Công dụng thuốc Markime

    Markime là thuốc kháng sinh thuộc nhóm Cephalosporin thế hệ 3. Markime được bào chế dưới dạng viên nén bao phim dùng theo đường uống. Vậy thuốc Markime được dùng trong điều trị bệnh gì, liều dùng như thế nào ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • kefodox
    Công dụng thuốc Kefodox

    Thuốc Kefodox là thuốc được bào chế dùng trong các trường hợp nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn da, đường tiết niệu. Thuốc Kefodox có thành phần chính là kháng sinh Cefpodoxim. Liều dùng, cách dùng và các lưu ...

    Đọc thêm
  • Ibaxacin 1g
    Công dụng thuốc Ibaxacin 1g

    Ibaxacin 1g là một loại kháng sinh được sử dụng để điều trị một số bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Tham khảo ngay bài viết dưới đây để có thêm thông tin hữu ích về loại thuốc này.

    Đọc thêm
  • abitrax
    Thuốc Abitrax có tác dụng gì?

    Thuốc Abitrax được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp tiết niệu sinh dục, nhiễm trùng máu và viêm màng não. Thuốc được sử dụng thông qua đường tiêm bắp, tiêm hoặc truyền tĩnh mạch.

    Đọc thêm
  • marksanscef
    Công dụng thuốc Marksanscef

    Marksanscef là thuốc kháng sinh dùng trong các bệnh nhiễm trùng như viêm màng não, nhiễm trùng đường niệu, giang mai, viêm phổi,... Marksanscef được dùng theo đường tiêm với liều lượng là 1g Ceftriaxone trong mỗi liều. Cùng Vinmec ...

    Đọc thêm