Công dụng thuốc Xylocaine

Thuốc Xylocaine có thành phần chính là Lidocaine hydrochloride, được sử dụng phổ biến trong các trường hợp gây tê bề mặt tại chỗ. Tìm hiểu các thông tin cần thiết về thành phần, chỉ định, chống chỉ định, liều dùng và tác dụng phụ của thuốc Xylocaine sẽ mang lại cho bệnh nhân và người nhà hiệu quả điều trị tốt nhất.

1. Xylocaine là thuốc gì?

Thuốc Xylocaine được bào chế dưới dạng gel bôi tại chỗ, với thành phần chính bao gồm:

  • Hoạt chất: Lidocain (dạng Lidocaine hydrochloride khan) 2% (tương ứng 20 mg hoạt chất trong 1 g hỗn hợp thuốc).
  • Tá dược: Hydroxypropyl methylcellulose, Axit hydrochloric, Natri hydroxide, Propyl parahydroxybenzoate, Methyl parahydroxybenzoate và nước cất vừa đủ 1 tuýp 30 g.

Cơ chế tác dụng:

Hoạt chất Lidocaine hydrochloride trong thuốc Xylocaine thuộc nhóm thuốc gây tê tại chỗ Amide, có tác dụng gây tê tại chỗ theo cơ chế ngăn cản dòng Ion natri vào trong màng tế bào thần kinh từ đó phong bế có hồi phục sự dẫn truyền xung động dọc theo sợi thần kinh.

Thuốc Xylocaine có tác dụng gây tê niêm mạc hoàn toàn, nhanh trong vòng 5 phút tùy theo vùng sử dụng thuốc, đồng thời hoạt chất này còn có tác dụng bôi trơn làm giảm ma sát. Ngoài ra, hỗn hợp Lidocain kèm tá dược tạo ra được độ nhớt cao và sức căng bề mặt thấp, từ đó giúp thuốc tiếp xúc lâu với mô ở da đem lại tác dụng gây tê kéo dài khoảng 20 -30 phút.

2. Thuốc Xylocaine có tác dụng gì?

Thuốc Xylocaine được dùng để gây tê và bôi trơn bề mặt trong:

3. Chống chỉ định của thuốc Xylocaine

Chống chỉ định dùng thuốc Xylocaine trong trường hợp người bệnh có:

  • Tiền sử quá mẫn với bất cứ thành phần của thuốc Xylocaine.
  • Tiền sử dị ứng với các loại thuốc kháng sinh chứa Lidocaine hydrochloride.
  • Tiền sử dị ứng với các loại thuốc gây tê tại chỗ nhóm Amide.
  • Tiền sử dị ứng với các loại thuốc gây tê tại chỗ nhóm Este hoặc với chất chuyển hóa PABA.

4. Liều lượng và cách sử dụng thuốc Xylocaine

4.1. Cách sử dụng

  • Tác dụng gây tê của thuốc Xylocaine thường xảy ra trong vòng 5 phút tùy theo vùng sử dụng thuốc và có thể kéo dài khoảng 20 – 30 phút.
  • Sử dụng liều thích hợp, kỹ thuật chính xác và thận trọng để đảm bảo tính an toàn và hiệu lực của thuốc Xylocaine.

4.2. Liều dùng

4.2.1. Người lớn hoặc trẻ em ≥ 12 tuổi

Gây tê và giảm đau niệu đạo:

Nam giới trưởng thành:

  • Bơm 20 ml (400mg Lidocain) thuốc chậm vào trong niệu đạo cho đến khi người bệnh có cảm giác căng hay khi bơm được nửa ống thuốc (10ml).
  • Kẹp vành dương vật trong vài phút.
  • Bơm phần thuốc còn lại (10ml).
  • Chờ khoảng 10 phút trước khi đưa dụng cụ vào.
  • Có thể sử dụng liều 30 – 40 ml (600 – 800 mg) thuốc chia thành 3 – 4 lần bơm.

Nữ giới trưởng thành:

  • Bơm 5 - 10ml (100 - 200mg Lidocain) thuốc chậm vào trong niệu đạo.
  • Chia thuốc thành các liều nhỏ để bơm và làm đầy niệu đạo.
  • Chờ vài phút trước khi đưa dụng cụ vào.

Nội soi dạ dày hay phế quản:

  • Bơm 10 - 20 ml (200 – 400 mg Lidocain) thuốc vào trong ống thực quản hoặc phế quản.
  • Có thể kết hợp một lượng nhỏ thuốc bôi trên dụng cụ nội soi.
  • Tổng liều tối đa không quá 20 ml (400 mg Lidocain).

Nội soi hậu môn trực tràng:

  • Bơm 20 ml (200 – 400 mg Lidocain) thuốc vào trong ống hậu môn trực tràng.
  • Có thể kết hợp một lượng nhỏ thuốc bôi trên dụng cụ nội soi.
  • Tổng liều tối đa không quá 20 ml (400 mg Lidocain).

Đặt nội khí quản:

  • Bôi 2 ml (40 mg Lidocain) thuốc lên bề mặt ống nội khí quản trước khi đặt.
  • Tránh để thuốc vào trong lòng ống.

5. Lưu ý khi sử dụng Xylocaine

5.1 Tác dụng phụ gặp phải khi sử dụng Xylocaine

Sử dụng thuốc Xylocaine với liều cao hoặc kéo dài, có thể gây ra các tác dụng phụ như:

  • Phản ứng tại chỗ: Đau họng.
  • Dị ứng quá mẫn, nặng có thể dẫn đến sốc phản vệ.
  • Nhiễm độc toàn thân :
  • Hệ thần kinh trung ương: Tê lưỡi, xây xẩm, mất cảm giác quanh miệng, tăng thính lực, ù tai, rối loạn thị giác, run cơ, co giật, mất ý thức, động kinh và ngạt thở.
  • Hệ tim mạch, tuần hoàn: Hạ huyết áp trầm trọng, rối loạn nhịp tim, chậm nhịp tim và trụy tim mạch.

Người bệnh cần ngừng sử dụng thuốc Xylocaine ngay sau khi phát hiện ra các tác dụng phụ không mong muốn trên hoặc bất kỳ các triệu chứng bất thường khác. Bệnh nhân và người nên thông báo cho bác sĩ điều trị biết hoặc đến ngay cơ sở khám chữa bệnh gần nhất để được xử trí kịp thời.

5.2 Lưu ý sử dụng thuốc Xylocaine ở các đối tượng

  • Thận trọng khi dùng Xylocaine ở người có tổn thương ở niêm mạc hoặc nhiễm trùng ở vùng niêm mạc định sử dụng thuốc.
  • Thận trọng khi dùng thuốc Xylocaine ở người cao tuổi, người có tổng trạng kém, người có block dẫn truyền một phần hoặc hoàn toàn, rối loạn chuyển hóa Porphyrin và suy giảm chức năng gan thận nặng.
  • Sử dụng thuốc Xylocaine ở miệng và họng có thể cản trở việc nuốt, tăng nguy cơ hít sặc, hoặc có thể làm tăng nguy cơ tổn thương do cắn vì thuốc làm tê lưỡi và niêm mạc miệng.
  • Tránh để thuốc Xylocaine vào trong lòng ống nội khí quản vì có thể tụ lại thành khối ở những đoạn uống làm hẹp đường kính ống nội khí quả, gây cản trở việc thông khí.
  • Phụ nữ có thai: Theo phân loại của Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) hoạt chất Lidocain thuộc nhóm B, nhóm không có hoặc ít bằng chứng về nguy cơ trên thai kỳ. Vì thế, cần thận trọng khi sử dụng thuốc Xylocaine trên đối tượng này.
  • Phụ nữ đang cho con bú: Hoạt chất Lidocain trong thuốc Xylocaine có thể đi qua sữa mẹ, nhưng với hàm lượng nhỏ, nên ít gây tác dụng có hại cho trẻ sơ sinh.
  • Người làm nghề lái xe hay công nhân vận hành máy móc có thể gặp dấu hiệu như giảm tạm thời khả năng phối hợp vận động hay rối loạn chức năng thần kinh.

6. Tương tác thuốc Xylocaine

  • Sử dụng thuốc Xylocaine với các thuốc gây tê tại chỗ khác có thể làm tăng độc tính của nhau.
  • Cimetidinethuốc chẹn Beta làm giảm độ thanh thải của thuốc Xylocaine.
  • Thận trọng khi sử dụng chung thuốc Xylocaine và thuốc chống loạn nhịp nhóm III như Amiodarone vì có thể gây tăng nguy cơ tác dụng phụ trên hệ tim mạch.

Trên đây là thông tin cơ bản về thành phần, công dụng, liều dùng và những lưu ý khi sử dụng thuốc Xylocaine. Để đạt được hiệu quả điều trị cao nhất khi sử dụng thuốc Xylocaine, bệnh nhân và người nhà cần tham khảo hướng dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

8.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan