Công dụng thuốc Zensunel

Thuốc Zensunel được chỉ định trong điều trị triệu chứng viêm xương khớp, cơn gout cấp, thống kinh, đau xương khớp... Cùng tìm hiểu về công dụng, các lưu ý khi sử dụng thuốc Zensunel qua bài viết dưới đây.

1. Zensunel là thuốc gì?

Thuốc Zensunel chứa hoạt chất Etodolac 200mg bào chế dưới dạng viên nang cứng.

Hoạt chất Etodolac thuộc nhóm thuốc kháng viêm không steroid (NSAID), tác dụng theo cơ chế ức chế sinh tổng hợp prostaglandin của quá trình viêm thông qua cơ chế ức chế đảo ngược enzyme COX – 1 và COX – 2 từ đó giúp hạ sốt – giảm đau – kháng viêm.

Thuốc Zensunel được chỉ định trong những trường hợp sau đây:

  • Điều trị triệu chứng của viêm xương khớp, cơn gout cấp hoặc giả gout;
  • Điều trị đau sau hậu phẫu, đau sau nhổ răng, cắt tầng sinh môn;
  • Giảm đau do thống kinh.

2. Liều dùng của thuốc Zensunel

Zensunel thuộc nhóm thuốc kê đơn, liều thuốc sử dụng được chỉ định bởi bác sĩ dựa vào tình trạng bệnh. Người bệnh nên uống thuốc sau bữa ăn để giảm nguy cơ kích ứng đường tiêu hóa, uống nguyên viên thuốc không bẻ hoặc nghiền nhỏ.

Một số khuyến cáo về liều dùng Zensunel như sau:

Người trưởng thành:

  • Điều trị đau cấp tính: Liều thuốc khuyến cáo từ 200 – 400mg cách mỗi 6 – 8 giờ, liều thuốc tối đa không quá 1000mg/ngày;
  • Điều trị viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp: Liều thuốc khuyến cáo là 400mg/lần x 2 lần/ngày hoặc 300mg/lần x 2 – 3 lần/ngày, trong một số trường hợp có thể tăng liều lên 500mg/lần x 2 lần/ngày;
  • Đối với người cao tuổi: Không cần hiệu chỉnh liều, tuy nhiên cần thận trọng khi điều trị ở người cao tuổi do thuốc nhạy cảm hơn với tác dụng chống đông máu.

Trẻ em:

  • Điều trị đau cấp tính: Dữ liệu còn hạn chế khi sử dụng ở trẻ em dưới 18 tuổi. Với trẻ em nặng dưới 50kg dùng liều 7,5mg – 10mg/kg/lần cách mỗi 12 giờ, liều tối đa mỗi ngày không quá 1000mg.
  • Đối với trẻ em dưới 18 tuổi có cân nặng trên 50kg dùng liều 300 – 400mg cách mỗi 8 – 12 giờ, liều tối đa mỗi ngày không quá 1000mg.
  • Đối với trẻ em trên 18 tuổi dùng liều 200 – 400mg cách mỗi 6 – 8 giờ, liều tối đa mỗi ngày không quá 1000mg.

3. Tác dụng phụ của thuốc Zensunel

Thuốc Zensunel có thể gây ra một số tác dụng phụ như sau:

  • Trên hệ tiêu hóa: Tiêu chảy, táo bón, khó tiêu, đau bụng, buồn nôn, nôn, viêm tá tràng, viêm dạ dày, loét ruột, viêm dạ dày...;
  • Trên hệ thần kinh: Buồn ngủ, uể oải, chóng mặt, đau đầu, hôn mê, dị cảm, tâm thần linh hoạt, lú lẫn, mệt mỏi;
  • Trên da: Đổ mồ hôi, phù mạch, mụn rộp, ban xuất huyết, tăng sắc tố, hội chứng Steven – Johnson, ban sần, ban đỏ, bong da...;
  • Trên gan: Viêm gan, tăng men gan, viêm tụy, suy gan, vàng da;
  • Toàn thân: Dị ứng, sốt, ớn lạnh, mệt mỏi, phản ứng phản vệ, khó chịu, nhiễm khuẩn;
  • Trên hệ tiết niệu sinh dục: Suy thận, chứng khó tiểu, hoại tử ống thận, tăng BUN;
  • Trên máu và hệ bạch huyết: Thiếu máu, bầm, kéo dài thời gian chảy máu...;
  • Trên hệ hô hấp: Viêm phế quản, hen phế quản, viêm họng, khó thở, viêm xoang...

Người bệnh cần thông báo cho bác sĩ nếu gặp phải tác dụng không mong muốn trong thời gian điều trị bằng thuốc Zensunel.

4. Lưu ý khi sử dụng thuốc Zensunel

Chống chỉ định sử dụng thuốc Zensunel trong những trường hợp sau:

  • Người bệnh quá mẫn với Etodolac hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc Zensunel;
  • Người bệnh có tiền sử hen phế quản, nổi mày đay, co thắt phế quản, phản ứng dị ứng sau khi điều trị bằng Aspirin hoặc thuốc kháng NSAIDs khác;
  • Chống chỉ định sử dụng thuốc trong các thiết lập của phẫu thuật bắc cầu động mạch vành;
  • Người bệnh viêm loét đường tiêu hóa, viêm loét dạ dày, chảy máu đường tiêu hóa.

Thận trọng khi sử dụng:

  • Etodolac nói riêng và các thuốc NSAID khác nói chung làm tăng nguy cơ xuất hiện các biến cố huyết khối tim mạch, bao gồm đột quỵ, nhồi máu cơ tim... Nguy cơ này có thể xảy ra sớm và tăng lên theo thời gian điều trị.
  • Thuốc Zensunel có thể gây chóng mặt, buồn ngủ, mờ mắt và các hiệu chứng thần kinh khác. Vì vậy người bệnh cần được thông báo về các nguy cơ này và thận trọng khi lái xe, vận hành máy móc trong thời gian điều trị bằng thuốc.
  • Thuốc Zensunel làm tăng nguy cơ biến chứng tiêu hóa bao gồm loét – thủng dạ dày ruột, chảy máu dạ dày... Các dấu hiệu xuất huyết bao gồm phân đen, ho ra máu, chất nôn giống bã cà phê...
  • Thận trọng khi điều trị bằng Zensunel ở người bệnh rối loạn đông máu hoặc đang điều trị bằng thuốc chống đông máu, bởi thuốc có thể gây kéo dài thời gian chảy máu.
  • Thuốc Zensunel có thể làm tăng Transaminase, vì vậy người bệnh cần ngưng sử dụng nếu có xuất hiện các dấu hiệu lâm sàng của bệnh gan tăng.
  • Etodolac có thể làm tăng Kali máu, đặc biệt là ở người cao tuổi, người mắc bệnh tiểu đường, người mắc bệnh thận và khi sử dụng cùng với thuốc làm tăng Kali máu.
  • Thuốc NSAID có thể gây ảnh hưởng đến chức năng thận, đặc biệt là ở người bệnh mất nước, suy gan, suy tim, người cao tuổi... Vì vậy cần thận trọng và theo dõi chức năng thận chặt chẽ trong thời gian điều trị.
  • Thuốc Zensunel có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng trên da, người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc khi xuất hiện các dấu hiệu phát ban hoặc bất kỳ phản ứng quá mẫn nào khác.
  • Nguy cơ bị viêm màng não tăng lên khi điều trị bằng Etodolac, đặc biệt là ở người bệnh bị lupus ban đỏ hệ thống, rối loạn mô liên kết hỗn hợp.

5. Tương tác thuốc

Thuốc Zensunel có thể gây ra một số tương tác sau:

  • Thuốc kháng acid làm giảm nồng độ trong huyết tương của Etodolac;
  • Dùng đồng thời Etodolac và Aspirin, thuốc kháng viêm không Steroid làm tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ;
  • Nguy cơ chảy máu tăng lên khi dùng đồng thời Etodolac và Warfarin;
  • Etodolac dùng đồng thời với Digoxin, Cyclosporin, Lithium, Methotrexate làm giảm độ thanh thải của các thuốc trên, làm tăng độc tính;
  • Không uống rượu trong thời gian điều trị bằng Zensunel, bởi rượu làm tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa;
  • Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và các loại tia UV vì thuốc khiến da nhạy cảm hơn với ánh sáng mặt trời, dễ bị cháy nắng.

Tương tác thuốc xảy ra làm tăng nguy cơ gặp tác dụng và giảm tác dụng điều trị của thuốc Zensunel, vì vậy để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong điều trị người bệnh cần thông báo cho bác sĩ các loại thuốc, thực phẩm đang sử dụng trước khi dùng thuốc Zensunel.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

818 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan