Nôn ói sau khi dùng thuốc có cần uống thêm liều?

Bài viết của Dược sĩ, Thạc sĩ Nguyễn Hoàng Phương Khanh - Dược sĩ Lâm sàng - Khoa Dược - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park

Hiện tại chưa có hướng dẫn cụ thể về việc bổ sung khi người bệnh bị nôn ói sau khi uống thuốc. Quyết định dùng lại thuốc được cân nhắc dựa vào thời gian giữa lúc dùng thuốc và thời điểm nôn ói, dạng dùng và lượng thuốc nhìn thấy được trong dịch nôn.

1. Cân nhắc các trường hợp dùng thuốc sau khi bị nôn ói

Thực tế, một số yếu tố có thể được xem xét để cân nhắc dùng lại thuốc sau khi nôn ói như: tình trạng bệnh, đặc điểm dược động học, cửa sổ điều trị và tác dụng phụ của thuốc. Trong trường hợp có thắc mắc, bạn nên liên hệ bác sĩ, dược sĩ để được tư vấn chi tiết.

Nhìn chung, có thể bổ sung lại thuốc khi thấy rõ thuốc ở trong dịch nôn hoặc nôn ói trong vòng 15 phút kể từ khi dùng thuốc. Trường hợp thuốc đã được dùng hơn 15 phút, có thể đánh giá các yếu tố sau:

Cân nhắc uống lại thuốc khi việc thiếu liều ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình điều trị:

nôn ói sau khi uống thuốc
Cân nhắc uống lại thuốc khi uống thuốc tránh thai thiếu liều

2. Các trường hợp không cần dùng lại thuốc sau nôn ói

Các trường hợp sau đây người bệnh không cần dùng lại thuốc sau nôn ói:

  • Khi việc dùng thêm thuốc có thể dẫn đến tác dụng phụ như: thuốc đái tháo đường có thể gây hạ đường huyết, thuốc điều trị tăng huyết áp gây hạ huyết áp ...
  • Khi thiếu 1 liều không ảnh hưởng đến kết cục điều trị như thuốc điều trị lipid máu.
  • Thuốc có khoảng trị liệu hẹp: thuốc chống đông, methotrexate, phenytoin, digoxin.
  • Thuốc có thời gian bán thải kéo dài: amiodarone, fluoxetine
  • Thuốc hấp thu nhanh vào đường cơ thể ví dụ như các thuốc ngậm dưới lưỡi, các thuốc dạng lỏng.

Ngoài ra, các trường hợp cần tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ như:

  • Thuốc hóa trị đường uống, thuốc chống thải ghép ...
  • Trong trường hợp người bệnh nôn ói nhiều lần, dẫn đến bỏ sót liều nhiều

Dựa vào những thông tin trong bài viết trên mà người bệnh có thể cân nhắc việc có cần dùng thuốc sau khi bị nôn ói hay không. Theo đó, để đảm bảo hiệu quả điều trị, tốt nhất người bệnh nên hỏi ý kiến của bác sĩ, dược sĩ tư vấn trước khi sử dụng.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo:

  1. Evaluate Whether to Redose Meds After Vomiting – Pharmacist’s letter
  2. Kendrick JG, Ma K, Dezorzi P, Hamilton D. Vomiting of oral medications by pediatric patients: survey of medication redosing practices. Can J Hosp Pharm. 2012;65(3):196-201. doi:10.4212/cjhp.v65i3.1142
  3. Medsafe. I’ve missed a dose; what should I do? May 2003. https://www.medsafe.govt.nz/profs/PUarticles/missed.htm. (Accessed August 2, 2019).

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

67.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan