Tác dụng của thuốc Chromium

Chromium là nguyên tố vi lượng quan trọng trong sự phát triển của cơ thể, được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm. Khi cơ thể không thể tự hấp thụ Crom qua đường ăn uống do nhiều nguyên nhân thì cần bổ sung Chromium dưới dạng thuốc.

1. Chromium là thuốc gì?

Chromium hay kim loại Crom (Cr) - là một nguyên tố vi lượng cần thiết cho nhiều hoạt động chuyển hóa và trao đổi chất của cơ thể. Trong cơ thể Chromium được sử dụng như một biện pháp hỗ trợ kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường, kiểm soát mỡ máu ở bệnh nhân tăng cholesterol và là thành phần quan trọng trong các loại thực phẩm giảm cân.

Crom là chất dinh dưỡng tuy cần lượng ít nhưng quan trọng trong quá trình chuyển hóa glucose, insulin và lipid máu của cơ thể.

Các hợp chất chứa Crom đa phần được hấp thụ bởi phổi và đường tiêu hóa. Sự hấp thụ qua qua đường tiêu hóa chỉ khoảng từ 0,5 đến 10%. Ở dạng hóa trị VI, Crom dễ hấp thu hơn so với hóa trị III do xuyên qua được màng tế bào. Sau khi xuyên qua màng Crom VI sẽ chuyển thành Crom III - là dạng hoạt động của các nhóm sulfhydryl của acid amin. Thuốc liên kết với các đại phân tử, transferrin và các protein huyết tương. Vitamin Cvitamin B làm tăng cường sự hấp thụ crom.

Chromium phân bố ở hầu hết các mô trong cơ thể, tích lũy trong gan, thận, lá lách, mô mềm và xương. Cuối cùng thải trừ qua đường nước tiểu 80%; qua tóc, mồ hôi và mật (20%).

2. Chỉ định của thuốc Chromium

Chromium được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Bổ sung dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch cho những bệnh nhân nồng độ Crom trong huyết tương giảm.
  • Bổ sung khoáng chất cho bệnh nhân đái tháo đường, rối loạn lipid máu.
  • Người đang giảm cân chế độ ăn thiếu hụt dinh dưỡng.
  • Bổ sung Crom cho người bệnh suy nhược cơ thể, hôn mê, tiêu chảy kéo dài, nôn mửa.

3. Chống chỉ định của thuốc Chromium

Các trường hợp không được sử dụng thuốc Chromium:

  • Người bệnh dị ứng với Crom hay bất cứ thành phần nào khác của thuốc.
  • Bệnh nhân suy thận mức độ trung bình đến nặng phải có chỉ định và theo dõi của bác sĩ khi sử dụng Chromium.
  • Thuốc được chuyển hóa chủ yếu ở gan, vì vậy người bệnh suy gan không được sử dụng các chế phẩm chứa Crom.
  • Bệnh nhân có các bệnh lý về tâm thần kinh như trầm cảm, tâm thần phân liệt, kích động, lo lắng.
  • Rối loạn chức năng tuyến giáp.

Lưu ý khi sử dụng Chromium:

  • Ở liều khuyến cáo, Chromium tương đối an toàn. Tuy nhiên đối tượng phụ nữ có thai và đang cho con bú nên tham khảo ý kiến của bác sĩ khi sử dụng do chưa đảm bảo an toàn tuyệt đối cho thai nhi và trẻ em bú mẹ.
  • Các chế phẩm chứa Crom có thể làm trầm trọng hơn các triệu chứng của các bệnh lý tâm thần kinh như lo lắng, tâm thần phân liệt, trầm cảm,...
  • Bệnh nhân có tiền sử dị ứng da khi tiếp xúc với Crom cũng có thể xảy ra phản ứng dị ứng khi dùng đường uống và đường tiêm, cần thận trọng khi sử dụng.
  • Theo dõi các vấn đề ở đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày, khó tiêu, chán ăn, ợ hơi ợ chua trong suốt quá trình sử dụng thuốc.
  • Trẻ em sử dụng thuốc cần có chỉ định của bác sĩ.
  • Nếu có thể bổ sung bằng đường thức ăn thì không nên sử dụng thuốc Chromium, một số loại thực phẩm chứa nhiều Crom như: bông cải xanh, khoai tây, đậu xanh, men bia, ngũ cốc nguyên hạt, táo, chuối, nho, sữa và các sản phẩm từ sữa,...

4. Tương tác thuốc của Chromium

  • Phối hợp với Aspirin hoặc các thuốc kháng viêm không steroid (NSAID), corticosteroid có thể làm tăng nồng của Chromium và làm tăng các tác dụng phụ đặc biệt trên đường tiêu hóa.
  • Các thuốc hạ áp nhóm chẹn thụ thể beta như Atenolol và propranolol khi dùng chung với Chromium có thể làm thay đổi sinh khả dụng của thuốc.
  • Bệnh nhân đang điều trị bệnh lý về tuyến giáp bằng Levothyroxin nên dùng thuốc Chromium trước 3-4 giờ hoặc sau 30 phút để đảm bảo tác dụng của thuốc.
  • Dùng đồng thời với insulin, Metformin hoặc các thuốc điều trị hạ đường huyết khác làm tăng nguy cơ hạ đường huyết.
  • Khi sử dụng phối hợp Chromium với bất cứ loại thuốc nào khác cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ.
  • Thuốc lá, rượu bia và thực phẩm có cồn có thể làm thay đổi sinh khả dụng của thuốc.

5. Liều dùng và cách sử dụng thuốc Chromium

Cách dùng:

  • Chromium có thể được sử dụng qua đường uống hoặc đường tiêm tùy vào chỉ định của bác sĩ.
  • Trước khi sử dụng cần kiểm tra các chỉ số đường huyết.
  • Tùy theo lứa tuổi và tình trạng cơ thể mà bác sĩ có chỉ định về cách dùng và liều dùng khác nhau.

Liều dùng:

  • Nữ giới từ 19 đến 50 tuổi cần bổ sung 25mcg/ ngày. Phụ nữ trên 50 tuổi cần 20mcg/ ngày.
  • Nam giới từ 19 đến 50 tuổi cần bổ sung 35mcg/ ngày. Nam giới trên 50 tuổi cần 30mcg/ ngày.
  • Trẻ em dưới 1 tuổi dùng liều 0,2mcg - 5,5 mcg/ ngày.
  • Trẻ em dưới 3 tuổi dùng liều từ 10 đến 80 mcg/ ngày.
  • Trẻ em dưới 6 tuổi dùng liều 120 mcg/ ngày.
  • Trẻ em từ 7 đến 10 tuổi dùng liều 50 - 200 mcg/ ngày.

Nếu quên sử dụng 1 liều, sử dụng lại càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần đến thời gian sử dụng liều tiếp theo thì bỏ qua liều đã quên và dùng liều tiếp theo đúng thời hạn. Không được sử dụng gấp đôi liều Chromium đã quên.

Liều dùng chỉ mang tính chất tham khảo, tùy theo thể trạng và tình trạng bệnh của từng người mà bác sĩ sẽ có liều điều trị thích hợp.

6. Tác dụng phụ của thuốc Chromium

Một số tác dụng không mong muốn có thể gặp khi dùng Chromium

  • Phản ứng dị ứng, ngứa da, nổi mẩn đỏ, nổi mày đay.
  • Ngủ kém, ngủ không ngon giấc, đau đầu, thay đổi tâm trạng.
  • Khó tập trung, mệt mỏi.
  • Buồn nôn, đau bụng, chán ăn.
  • Nước tiểu sậm màu, phân bạc màu.

Tóm lại, Chromium là thuốc giúp bổ sung yếu tố vi lượng cho cơ thể khi chế độ ăn thiếu hoặc cung cấp không đầy đủ. Thuốc được kê đơn và theo dõi bắt buộc bởi bác sĩ, vì vậy người bệnh không tự ý dùng hoặc ngừng sử dụng thuốc.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

11.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan