Tác dụng của thuốc Lopressor

Lopressor là thuốc chẹn beta được chỉ định trong các trường hợp tăng huyết áp, đau thắt ngực. Bài viết sau sẽ cung cấp các thông tin về chỉ định, liều dùng và các lưu ý khi sử dụng Lopressor.

1. Tác dụng của thuốc Lopressor

Thuốc Lopressor chứa hoạt chất metoprolol tartrate, một nhóm thuốc có dụng ngăn chặn một số hormone nhất định trong cơ thể bạn gắn vào thụ thể beta nên được gọi chung là thuốc chẹn beta. Bằng cách ngăn chặn các hormone gắn vào các thụ thể, Lopressor giúp giảm huyết áp, giảm đau ngực cũng như giảm áp lực hoạt động cho tim. Ngoài ra, nó cũng được sử dụng để giảm nguy cơ tử vong hoặc cần phải nhập viện vì suy tim.

Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng Lopressor nếu có vấn đề nghiêm trọng về tim mạch như block tim, hội chứng xoang bệnh, nhịp tim chậm hoặc các vấn đề về tuần hoàn nghiêm trọng, suy tim nặng hoặc tiền sử nhịp tim chậm gây ra ngất xỉu.

2. Chỉ định của thuốc Lopressor

Thuốc Lopressor được chỉ định trong các trường hợp như:

  • Điều trị huyết áp cao: Lopressor có thể được sử dụng đơn độc hoặc kết hợp với các loại thuốc huyết áp khác.
  • Điều trị đau thắt ngực ổn định.
  • Giảm nguy cơ tử vong ở những người bị đau tim: có thể sử dụng Lopressor một mình hoặc kết hợp với Metoprolol tiêm tĩnh mạch (IV).

3. Liều dùng và cách sử dụng thuốc Lopressor

3.1. Liều dùng thuốc Lopressor

Bác sĩ sẽ dựa trên tình trạng sức khỏe của bạn và đáp ứng với điều trị để đưa ra chỉ định liều dùng hợp.

Trường hợp điều trị tăng huyết áp:

Khi đước sử dụng để điều trị tăng huyết áp, Lopressor có thể được sử dụng một mình hoặc kết hợp với các loại thuốc huyết áp khác. Nhưng liều lượng của Lopressor là như nhau cho dù được sử dụng một mình hay phối hợp cùng những loại thuốc khác.

  • Thông thường, liều khởi đầu của thuốc Lopressor cho huyết áp cao là 100 mg mỗi ngày một lần hoặc 50 mg hai lần một ngày.
  • Liều duy trì thường dao động từ 100 mg đến 450 mg mỗi ngày.

Bác sĩ cũng có thể sử dụng một liều lượng khác nhau cho bạn tùy thuộc vào một số yếu tố khác như tuổi bệnh nhân, chức năng gan.

Trường hợp điều trị đau thắt ngực:

  • Khi được sử dụng để điều trị cơn đau thắt ngực ổn định, liều khởi đầu điển hình của Lopressor là 100 mg mỗi ngày một lần hoặc 50 mg hai lần một ngày.
  • Liều duy trì dao động từ 100 mg đến 400 mg mỗi ngày.

Trường hợp dự phòng giảm nguy cơ tử vong ở những người tiền sử hoặc có nguy cơ bị đau tim:

Đối với tác dụng này, điều trị Lopressor thường được bắt đầu trong bệnh viện và thường được sử dụng kết hợp với Metoprolol tiêm tĩnh mạch (IV). Liều lượng cho Metoprolol đường tĩnh mạch khác với liều lượng cho viên Lopressor. Người bệnh được cho dùng liều tấn công bất kể độ tuổi và tình trạng chức năng gan.

  • Liều khởi động thông thường của viên Lopressor cho tình trạng này là 50 mg mỗi 6 giờ một lần bắt đầu 15 phút sau liều Metoprolol tĩnh mạch cuối cùng.
  • Sau 48 giờ, có thể tăng liều Lopressor lên 100 mg hai lần một ngày.

3.2. Cách sử dụng thuốc Lopressor

Thuốc Lopressor được sử dụng bằng đường uống trong hoặc ngay sau bữa ăn, theo chỉ dẫn của bác sĩ, thường là 1 - 3 lần một ngày. Để giảm nguy cơ tác dụng phụ, bác sĩ có thể chỉ định bạn bắt đầu thuốc này với liều thấp và tăng dần liều của bạn. Làm theo hướng dẫn của bác sĩ một cách cẩn thận và sử dụng thuốc này thường xuyên để đạt được hiệu quả.

Bạn nên uống thuốc vào một giờ nhất định hàng ngày để tránh việc quên thuốc. Đừng tự ý ngưng dùng thuốc đột ngột mà không tham khảo ý kiến ​​bác sĩ của bạn vì có thể làm tình trạng của bạn trở nên tồi tệ hơn.

Để điều trị huyết áp cao, có thể mất vài tuần trước khi bạn nhận thấy hiệu quả của loại thuốc này. Điều quan trọng là hãy tiếp tục dùng thuốc ngay cả khi bạn cảm thấy khỏe.

Trong khi đó, để ngăn ngừa đau ngực, điều rất quan trọng là dùng thuốc Lopressor thường xuyên theo quy định. Thuốc này không nên được sử dụng để điều trị đau ngực khi cơn đau xảy ra. Người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc khác để giảm triệu chứng của cơn đau thắt ngực đột ngột theo hướng dẫn của bác sĩ, ví dụ như Nitroglycerin ngậm dưới lưỡi để giảm đau ngực.

Trường hợp tình trạng của bạn không cải thiện hoặc nếu nó xấu đi như chỉ số huyết áp thường xuyên của bạn vẫn cao hoặc tăng, đau thắt ngực xảy ra thường xuyên hơn, hãy thông báo cho bác sĩ của bạn.

4. Tác dụng phụ của thuốc Lopressor

Người bệnh dùng thuốc Lopressor có thể gặp một số tác dụng phụ trong và sau quá trình điều trị như: Đau bụng, khó thở, khò khè, chóng mặt, khô miệng, ợ nóng, tăng nhịp tim, ngứa, phát ban, nôn, buồn nôn, tăng cân, rụng tóc, mệt mỏi.

Hầu hết. những tác dụng phụ này thường sẽ biến mất sau vài ngày hoặc vài tuần sử dụng. Nhưng nếu chúng trở nên nghiêm trọng hơn hoặc không biến mất, hãy thông báo cho bác sĩ của bạn.

Tác dụng phụ nghiêm trọng do thuốc Lopressor không thường xảy ra. Tuy nhiên, khi xuất hiện các triệu chứng nguy hiểm, hãy gọi cấp cứu ngay để được hỗ trợ và hướng dẫn xử trí. Những tác dụng ngoại ý nguy hiểm là:

  • Giảm nhịp tim: biểu hiện bằng các triệu chứng hoảng loạn, chóng mặt, ngất xỉu, khó thở, yếu người.
  • Tụt huyết áp: nhìn mờ, chóng mặt, ngất xỉu, mệt mỏi, tim đập nhanh, khó thở, da xanh, niêm mạc nhợt nhạt.
  • Suy tim: ho, mệt mỏi nhiều, tim đập nhanh, loạn nhịp, khó thở, phù.
  • Block tim: đau ngực, ngất xỉu, khó thở khi gắng sức.
  • Shock tim.
  • Hội chứng Raynaud.
  • Co thắt phế quản.
  • Phù ngoại biên.
  • Phản ứng phản vệ.

5. Tương tác của thuốc Lopressor

Thuốc Lopressor có thể tương tác nếu dùng đồng thời với những thuốc sau:

  • Amlodipine.
  • Aspirin.
  • Lisinopril.
  • Losartan.
  • Metoprolol.
  • Furosemide.
  • Hydrochlorothiazide.

6. Lưu ý khi sử dụng thuốc Lopressor

  • Thận trọng khi sử dụng thuốc Lopressor ở người hen phế quản, COPD hoặc các rối loạn nhịp thở khác.
  • Dùng Lopressor có thể khiến bạn khó nói khi nào bạn có lượng đường trong máu thấp, vì vậy, hãy thông báo cho bác sĩ nếu bạn bị bệnh tiểu đường.
  • Thận trọng khi sử dụng thuốc Lopressor ở bệnh nhân bị suy giảm chức năng gan, suy tim sung huyết, rối loạn tuyến giáp, u tuyến thượng thận.
  • Người bệnh sẽ cần làm các xét nghiệm và đo huyết áp thường xuyên trong quá trình điều trị với thuốc Lopressor.
  • Nếu bạn cần thực hiện phẫu thuật, hãy nói với bác sĩ rằng bạn đang sử dụng Lopressor.
  • Người bệnh không nên ngừng sử dụng Lopressor đột ngột vì có thể làm cho tình trạng của bạn tồi tệ hơn.
  • Nếu bạn bị huyết áp cao, hãy tiếp tục sử dụng lopressor ngay cả khi bạn cảm thấy khỏe. Huyết áp cao thường không có triệu chứng và bạn có thể cần sử dụng Lopressor suốt đời.
  • Không sử dụng thuốc Lopressor cho trẻ em.
  • Phụ nữ có thai: Hiện nay chưa có thông tin liệu Lopressor có gây hại cho thai nhi hay không. Tuy nhiên, huyết áp cao trong thai kỳ có thể gây ra các biến chứng như bệnh tiểu đường hoặc sản giật dẫn đến nguy hiểm tính mạng cho cả mẹ và em bé. Vì vậy, những lợi ích của việc điều trị tăng huyết áp ở mẹ bầu có thể lớn hơn bất kỳ nguy cơ nào đối với thai nhi.
  • Phụ nữ cho con bú: Hỏi bác sĩ trước khi sử dụng thuốc này nếu bạn đang cho con bú. Metoprolol có thể đi vào sữa mẹ và có thể gây ra da khô, khô miệng, tiêu chảy, táo bón hoặc nhịp tim chậm cho em bé của bạn.

Trên đây là toàn bộ thông tin về Tác dụng của thuốc Lopressor. Người bệnh cao huyết áp, đau thắt ngực ổn định hoặc các bệnh lý tim mạch khác cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tuân thủ đúng liều dùng và phác đồ điều trị của bác sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất và hạn chế nguy cơ gặp các tác dụng không mong muốn.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

186 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan