Thông tin về thuốc Floctafenine

Floctafenine là loại thuốc được bào chế dưới dạng viên nén, được sử dụng trong thời gian ngắn để điều trị các cơn đau nhẹ hoặc trung bình ở người lớn, so với aspirin thì Floctafenine có tác dụng giảm đau mạnh hơn. Floctafenine thuộc nhóm thuốc kháng viêm không steroid.

1. Tìm hiểu về thuốc Floctafenine

  • Thành phần, công dụng

Floctafenine được bào chế từ hoạt chất Floctafenine, tá dược vừa đủ trong một viên nén. Thuốc Floctafenine có công dụng giảm đau đơn thuần, không có tác dụng chống viêm và hạ sốt. Sau khi đi vào cơ thể người bệnh, thành phần tá dược trong thuốc Floctafenine thủy phân thành acid Floctafenine và phát huy tác dụng giảm đau hiệu quả.

  • Chỉ định, chống chỉ định sử dụng Floctafenine

Chỉ định sử dụng thuốc Floctafenine trong điều trị đau mạn tính, cấp tính ở người lớn.

Chống chỉ định sử dụng thuốc Floctafenine trong trường hợp:

  • Người đang được điều trị với thuốc ức chế beta
  • Người quá mẫn cảm với hoạt chất Floctafenine hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc Floctafenine
  • Người có tiền sử hoặc đang bị suy tim nặng, bệnh mạch vành.
  • Những người có tiền sử mẫn cảm với Glafenine, Antrafenine
  • Cách dùng và liều lượng

Sử dụng thuốc Floctafenine qua đường uống, để giảm kích ứng dạ dày thì người bệnh nên dùng Floctafenine với khoảng 240ml nước lọc hoặc sữa hoặc thức ăn (trong trường hợp có cảm giác nôn ói khi sử dụng thuốc).

Uống thuốc
Thuốc Floctafenine qua đường uống

Một điều đặc biệt lưu ý khi sử dụng thuốc Floctafenine là phải uống trọn viên, không nên bẻ đôi viên thuốc hoặc tán nhuyễn vì như vậy sẽ phá vỡ cấu trúc của thuốc và giảm hiệu quả điều trị.

Liều dùng thuốc Floctafenine sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Tình trạng của người bệnh hoặc đáp ứng thuốc của cơ thể.

2. Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Floctafenine

Để đảm bảo an toàn khi sử dụng thuốc thì mỗi người cần nhớ những lưu ý khi sử dụng thuốc Floctafenine sau:

  • Người bệnh cần tránh dùng thỉnh thoảng một viên thuốc lặp đi lặp lại. Đặc biệt là trong điều trị những cơn đau cấp tính. Bởi điều này có thể gây ra tình trạng mẫn cảm với hoạt chất Floctafenine.
  • Những trường hợp viêm da và phản ứng dị ứng toàn thân, tình trạng sốc thuốc đôi khi có thể xảy ra trong thời gian chữa bệnh với thuốc Floctafenine. Trước khi kê và sử dụng một đơn thuốc mới, bệnh nhân cần phải luôn luôn báo cáo với bác sĩ về những triệu chứng phản ứng dị ứng nhẹ nêu trên trong lần dùng glafenine (phối hợp hoặc đơn chất) hoặc Idarac. Nếu có những bệnh nhân này sẽ bị chống chỉ định với Idarac.
  • Ở những bệnh nhân bị suy thận, nồng độ Floctafenine trong huyết tương hơi tăng. Vì thế bệnh nhân cần được giảm liều theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Suy thận cấp
Người bệnh suy thận cần lưu ý khi sử dụng thuốc Floctafenine

  • Những người thường xuyên lái xe, có công việc buộc phải thường xuyên vận hành máy móc hoặc làm những công việc nguy hiểm khác cần thận trọng khi sử dụng thuốc Floctafenine. Bởi thành phần tá dược trong thuốc có thể khiến cơ thể mệt mỏi, người bệnh lừ đừ.
  • Trong nhiều cuộc thí nghiệm với động vật, cho thấy hoạt chất Floctafenine có thể qua nhau thai. Tuy nhiên không thấy tác dụng độc hại hoặc gây quái thai. Ở phụ nữ có thai, công dụng và nguy cơ tiềm ẩn chưa được xác định rõ. Chính vì thế, người bệnh không nên sử dụng thuốc Floctafenine trừ trường hợp cần thiết và có yêu cầu từ bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra trước khi sử dụng thuốc, người bệnh cần cân nhắc giữa lợi ích và những rủi ro.
  • Hoạt chất Floctafenine trong thuốc có khả năng bài tiết qua sữa mẹ. Chính vì thế người bệnh không nên sử dụng thuốc trong thời kỳ cho con bú. Nếu việc sử dụng thuốc là cần thiết, người bệnh nên ngưng cho con bú.
  • Người bệnh không nên sử dụng thuốc trong thời kỳ cho con bú bởi hoạt chất Floctafenine trong thuốc có khả năng bài tiết qua sữa mẹ.
Biện pháp tránh thai cho con bú vô kinh được nhiều chị em áp dụng
Phụ nữ cho con bú cần thận trọng khi sử dụng thuốc

3. Một số tác dụng phụ khi sử dụng thuốc

Trong thời gian sử dụng thuốc Floctafenine, người bệnh có thể mắc phải một hoặc nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng dưới đây :

  • Phản ứng kiểu phản vệ: Có cảm giác kiến bò, ửng đỏ toàn thân kèm theo ngứa ngáy, có cảm giác nóng bỏng ở mặt và tay chân, phù mạch, nổi mề đay, có cảm giác toàn thân khó chịu, khó thở dạng suyễn, hạ huyết áp dẫn đến trụy mạch, ngất xỉu, sốc
  • Tiêu chảy, táo bón, buồn nôn và nôn ói
  • Lừ đừ
  • Tiểu buốt
  • Giảm tiểu cầu (rất hiếm)
  • Suy thận cấp phục hồi được có hoặc không có vô niệu/thiểu niệu.
Tiêu chảy
Người bệnh có thể bị tiêu chảy

Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline tại đây để được hỗ trợ.

XEM THÊM

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

18.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan