11 điều bác sĩ thực sự muốn bạn biết về bệnh Crohn

Bài viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Mai Viễn Phương - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park

Bệnh Crohn thường không được chẩn đoán trong một thời gian dài. Cả nam giới và phụ nữ đều có nguy cơ mắc bệnh Crohn như nhau và các triệu chứng của bệnh cũng có thể bắt đầu ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, nó thường xuất hiện nhiều nhất ở thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 15 - 35.

Dưới đây là 11 điều bác sĩ muốn bạn biết về căn bệnh này.

1. Có các giai đoạn bùng phát và thuyên giảm

Ông Aline Charabaty, M.D - Giám đốc Trung tâm Bệnh viêm ruột tại Bệnh viện Đại học MedStar Georgetown cho biết, bệnh Crohn cũng có thể biểu hiện theo những cách khác, chẳng hạn như đau khớp, viêm mắt và tổn thương da.

Tuy nhiên, hầu hết những người mắc bệnh Crohn đều có chu kỳ bùng phát và thuyên giảm. Các triệu chứng liên quan đến viêm tiêu hóa ở mức tồi tệ nhất thường xảy ra trong thời gian bùng phát Crohn. Trong giai đoạn thuyên giảm, người bệnh thường cảm thấy khá bình thường.

Các triệu chứng phổ biến của đợt bùng phát Crohn bao gồm:

2. Nhiều người được chẩn đoán hơn mỗi năm

Hơn 700.000 người Mỹ đã được chẩn đoán mắc bệnh Crohn mỗi năm. Theo tổ chức Crohn’s & Colitis Foundation of America (CCFA), con số này đang tiếp tục tăng lên.

Cả nam giới và phụ nữ đều có nguy cơ mắc bệnh Crohn như nhau và các triệu chứng của bệnh cũng có thể bắt đầu ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, nó thường xuất hiện nhiều nhất ở thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 15 - 35.

3. Không ai biết chính xác nguyên nhân gây ra Crohn

Nguyên nhân cụ thể của bệnh Crohn vẫn chưa được y học tìm ra. Tuy nhiên, hầu hết các nhà nghiên cứu đều tin rằng, Crohn là kết quả của sự kết hợp nhiều yếu tố, bao gồm:

  • Yếu tố di truyền;
  • Các yếu tố kích thích từ môi trường, chẳng hạn như thuốc men, ô nhiễm, sử dụng quá nhiều kháng sinh, chế độ ăn uống và nhiễm trùng;
  • Hệ thống miễn dịch bắt đầu tấn công mô tiêu hóa của chính nó.
Yếu tố nguy cơ bệnh crohn
Di truyền là một trong những yếu tố nguy cơ gây bệnh Crohn

4. Tiền sử gia đình mắc bệnh lý tiêu hóa

Nếu bạn có tiền sử gia đình bị rối loạn ruột kích thích thì sẽ có nhiều nguy cơ phát triển thành bệnh Crohn. Tuy nhiên, hầu hết những người mắc bệnh Crohn đều không có tiền sử gia đình mắc phải bệnh lý này. Chính vì thế, các nhà nghiên cứu đều tin rằng môi trường có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc gây ra căn bệnh này.

5. Nguyên nhân gây ra bệnh Crohn vẫn chưa được rõ ràng

“Các bác sĩ không biết nguyên nhân gây ra bệnh Crohn, nhưng có 1 điều chắc chắn rằng, mọi người không tự gây ra bệnh.” - Bác sĩ tiêu hóa Matilda Hagan, M.D tại Trung tâm Y tế Mercy ở Baltimore cho biết.

6. Hút thuốc có thể làm cho các triệu chứng bệnh tồi tệ hơn

Có mối liên hệ mật thiết giữa việc hút thuốc lá và bệnh Crohn. Hút thuốc lá không chỉ khiến người bệnh Crohn có các triệu chứng tồi tệ và thường xuyên hơn mà thậm chí có thể làm tăng khả năng biến chứng của bệnh.

Ông Akram Alashari, M.D - bác sĩ phẫu thuật và bác sĩ chăm sóc tại Đại học Florida cho biết: “Hút thuốc đã được báo cáo là ảnh hưởng đến mức độ nghiêm trọng chung của bệnh Crohn. Theo thống kê, những người hút thuốc có tỷ lệ tái phát bệnh Crohn cao hơn 34% so với những người không hút thuốc”.

7. Có nhiều cách để điều trị bệnh Crohn

Bệnh Crohn có thể tự biểu hiện theo vô số cách khác nhau. Do đó, các phương pháp điều trị được điều chỉnh cho phù hợp với triệu chứng và mức độ nghiêm trọng cụ thể của bất kỳ người bệnh tại các thời điểm khác nhau.

Hiện nay, có nhiều liệu pháp y tế để điều trị bệnh Crohn, trong đó có thuốc ức chế miễn dịch, steroid và sinh học. Các nghiên cứu hiện tại đang xem xét lựa chọn phương pháp điều trị bệnh Crohn mới như điều khiển vi khuẩn đường ruột bằng thuốc kháng sinh, men vi sinh, prebiotics và chế độ ăn uống.

Việc cấy ghép hệ vi sinh vật trong phân để điều trị bệnh Crohn cũng đang được nghiên cứu. Tuy nhiên, cần phải thực hiện thêm nhiều nghiên cứu khác để xác định hiệu quả của phương pháp này trước khi đưa vào sử dụng.

8. Bệnh Crohn có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư tiêu hóa

Những người mắc bệnh Crohn sẽ có nguy cơ ung thư đại trực tràng cao hơn. Thời gian mắc bệnh càng dài thì nguy cơ ung thư hóa càng cao.

Hút thuốc lá nghiêm trọng bệnh crohn
Việc hút thuốc lá có thể khiến tình trạng bệnh Crohn nặng hơn

9. Phẫu thuật có thể không là giải pháp tốt

Nhiều người bị bệnh Crohn sẽ phải phẫu thuật vào một thời điểm nào đó trong đời. Tuy nhiên, phẫu thuật chỉ được sử dụng khi thuốc không thể kiểm soát bệnh và đây cũng chỉ là giải pháp tạm thời.

10. Chẩn đoán sớm là phương pháp điều trị tốt nhất

Người bệnh Crohn nếu phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh thì hiệu quả điều trị sẽ càng cao. Do vậy, việc tìm hiểu các triệu chứng bệnh Crohn là cần thiết để bảo vệ sức khỏe khỏi những rắc rối do căn bệnh này gây ra.

11. Crohn thường không được chẩn đoán trong thời gian dài

Bệnh Crohn thường không được chẩn đoán trong một thời gian dài. Do vậy nếu bạn bị đau bụng mãn tính và tiêu chảy, hoặc các triệu chứng tiêu hóa dai dẳng và không rõ nguyên nhân thì nên nói chuyện với bác sĩ về khả năng mắc bệnh Crohn.

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec chính là địa chỉ uy tín được nhiều bệnh nhân tin tưởng trong thực hiện kỹ thuật chẩn đoán các bệnh lý tiêu hóa, bệnh lý gây tiêu chảy mạn tính hay bệnh Crohn...Đặc biệt, các kỹ thuật sàng lọc ung thư dạ dày, polyp dạ dày tại Vinmec được thực hiện bằng máy nội soi Olympus CV 190, chức năng NBI (Narrow Banding Imaging - nội soi với dải tần ánh sáng hẹp) cho kết quả hình ảnh phân tích bệnh lý niêm mạc rõ nét hơn...Nhờ đó mà bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác và đưa ra phác đồ điều trị kịp thời. Không chỉ có hệ thống trang thiết bị hiện đại, Vinmec còn là nơi quy tụ đội ngũ các y, bác sĩ giàu kinh nghiệm, đặc biệt, với không gian được thiết kế theo tiêu chuẩn hiện đại, Vinmec đảm bảo sẽ mang đến cho người bệnh sự thoải mái, thân thiện, yên tâm nhất.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Tài liệu tham khảo

  • Birrenback, T., & Bocker, U. (2006, December 14). Inflammatory bowel disease and smoking. A review of epidemiology, pathophysiology, and therapeutic implications [Abstract]. Inflammatory Bowel Diseases, 10(6), 848-859
    onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1097/00054725-200411000-00019/abstract
  • Carbonnel, F., Jantchou, P., Monnet, E., & Cosnes, J. (2009, June). Environmental risk factors in chron’s disease and ulcerative colitis: An update [Abstract]. Gastroenterologie Clinique et Biologique, 33(Supplement 3), S145-157
    ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/20117338
  • D’Haens, G. R., Sartor, R. B., Silverbug, M. S., Petersson, J., & Rutgeerts, P. (2014, August). Future directions in inflammatory bowel disease management [Abstract]. Journal of Crohn’s and Colitis, 8(8), 726-734
    ecco-jcc.oxfordjournals.org/content/8/8/726#sec-11
  • Frequently asked questions about colorectal cancer and IBD. (2009, May 1)
    ccfa.org/resources/faq-colorectal-cancer-ibd.html
Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

157 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan