Nguy cơ nhiễm trùng vết mổ ruột thừa

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Văn Quân - Phó Trưởng khoa Ngoại tổng hợp - Khoa Ngoại tổng hợp & Gây mê - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng

Viêm ruột thừa xảy ra khi ruột thừa của bạn bị viêm với tình trạng cấp tính hoặc mãn tính. Tại Hoa Kỳ, viêm ruột thừa là nguyên nhân phổ biến nhất khiến 5% người dân đau bụng và phải phẫu thuật. Nếu không được mổ ruột thừa thì có thể ruột thừa sẽ bị vỡ khiến vi khuẩn tràn vào ổ bụng và đôi khi gây tử vong.

1. Viêm ruột thừa là gì?

Ruột thừa là một túi nhỏ có hình ống gắn liền với ruột già. Về vị trí, ruột thừa nằm ở phía dưới bên phải của bụng. Mục đích chính xác của ruột thừa hiện nay vẫn chưa được biết đến. Tuy nhiên, nhiều người tin rằng, ruột thừa có thể giúp chúng ta phục hồi sau khi bị tiêu chảy, viêm và nhiễm trùng ruột non, ruột già. Các chức năng này nghe có vẻ rất quan trọng, tuy nhiên, trên thực tế, cơ thể chúng ta vẫn hoạt động bình thường mà không cần ruột thừa.

Khi ruột thừa bị viêm và sưng, vi khuẩn có thể nhanh chóng nhân lên bên trong ruột thừa và dẫn đến hình thành mủ. Khi có hiện tượng tích tụ vi khuẩn và mủ này sẽ dẫn đến đau quanh rốn, lan xuống phần dưới bên phải của bụng. Đi bộ hoặc ho có thể làm cho cơn đau nặng hơn. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể thêm các triệu chứng khác như buồn nôn, nôn và tiêu chảy.

Khi phát hiện các dấu hiệu trên, người bệnh nên đến cơ sở y tế ngay lập tức để phòng tránh biến chứng của viêm ruột thừa. Nếu không được điều trị, ruột thừa có thể vỡ ra, giải phóng vi khuẩn và các chất có hại khác vào khoang bụng. Hậu quả, người bệnh có thể bị đe dọa tính mạng và thời gian nằm viện lâu hơn.

Phẫu thuật cắt ruột thừa là phương pháp điều trị phổ biến nhất cho viêm ruột thừa. Người bệnh cần được cắt bỏ ruột thừa ngay lập tức trước khi ruột thừa có thể vỡ. Sau khi phẫu thuật, hầu hết người bệnh đều hồi phục nhanh chóng và không có biến chứng.

ruột thừa
Cơ thể chúng ta có thể hoạt động hoàn toàn bình thường ngay cả khi không có ruột thừa

2. Nguy cơ nhiễm trùng sau mổ ruột thừa

Tất cả các loại hình phẫu thuật đều có các mức độ rủi ro nhất định. Một trong những biến chứng phổ biến nhất sau phẫu thuật cắt ruột thừa là nhiễm trùng vết mổ ruột thừa. Khoảng 20% những người bị vỡ ruột thừa sẽ phát triển áp xe trong khoang bụng khoảng hai tuần sau khi phẫu thuật. Những ổ áp xe này sẽ phải được phẫu thuật dẫn lưu.

Trường hợp ruột thừa bị viêm có thể vỡ, gây tràn phân và vi khuẩn vào khoang bụng. Nếu vi khuẩn tràn vào ổ bụng, nó có thể làm cho niêm mạc khoang bụng bị nhiễm trùng và viêm hay còn gọi là viêm phúc mạc, đây là bệnh lý rất nghiêm trọng, thậm chí gây tử vong.

Ngoài ra, khi bị nhiễm vi khuẩn cũng có thể ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong bụng. Ví dụ, vi khuẩn từ ổ áp xe vỡ hoặc ruột thừa có thể xâm nhập vào bàng quang hoặc đại tràng. Thậm chí vi khuẩn có thể đi qua dòng máu để đến các bộ phận khác của cơ thể. Để ngăn ngừa và kiểm soát các biến chứng này, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh, phẫu thuật hoặc các phương pháp điều trị khác.

Ngoài ra, người bệnh có thể gặp các biến chứng sau:

  • Tắc ruột: Ước tính khoảng 3% người bệnh gặp phải biến chứng này sau phẫu thuật cắt ruột thừa, tắc ruột ngăn phân, khí và chất lỏng đi qua ruột và có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng có thể buộc người bệnh phải phẫu thuật lại.
  • Chuyển dạ sớm: Cắt ruột thừa trong thai kỳ có thể dẫn đến chuyển dạ sớm trong khoảng 8 đến 10% các trường hợp. Nguy cơ này thường cao hơn nếu sản phụ bị vỡ ruột thừa. Tỷ lệ mất thai do phẫu thuật này là khoảng 2%.
  • Nhiễm trùng vết thương: Biến chứng này xảy ra khoảng 1,9% người bệnh phẫu thuật nội soi và 4,3% người bệnh phải phẫu thuật mở để cắt ruột thừa.

Chưa đến 1% người bệnh phẫu thuật cắt ruột thừa gặp các biến chứng sau:

Mặc dù rất hiếm khi gặp các biến chứng sau phẫu thuật cắt ruột thừa, tuy nhiên nếu bạn lo ngại về các triệu chứng của các biến chứng trên thì hãy liên hệ với bác sĩ hoặc các nhân viên Y tế ngay lập tức.

3. Chăm sóc sau phẫu thuật để tránh biến chứng nhiễm trùng

Sau phẫu thuật, thời gian phục hồi sẽ khác nhau ở mỗi người bệnh, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng và tình trạng ruột thừa có bị vỡ hay không.

Theo tạp chí American College of Surgeons, nếu ruột thừa không vỡ, người bệnh thường có thể về nhà sau 1 hoặc 2 ngày điều trị tại bệnh viện. Nếu người bệnh có vỡ ruột thừa thì thời gian ở lại bệnh viện lâu hơn do họ sẽ được điều trị thuốc kháng sinh liều cao và thường xuyên được theo dõi các dấu hiệu biến chứng.

Sau khi về nhà, người bệnh nên tránh lái xe, uống rượu và vận hành máy móc. Tuy nhiên, trước khi ra về, bác sĩ sẽ dặn người bệnh về các hoạt động hạn chế và thời gian phục hồi dự kiến. Thời gian hạn chế hoạt động thường diễn ra tối đa khoảng 14 ngày sau khi phẫu thuật.

Hầu hết trẻ em có thể trở lại trường trong vòng 1 tuần sau phẫu thuật nếu ruột thừa không bị vỡ và trong vòng 2 tuần nếu có vỡ ruột thừa.

Khi tỉnh dậy sau ca phẫu thuật, người bệnh sẽ cảm thấy lảo đảo và gặp khó khăn khi để suy nghĩ rõ ràng. Nếu thấy khó chịu, buồn nôn hoặc đau, người bệnh nên báo cho nhân viên y tế để được giúp đỡ.

Trước khi về nhà, bác sĩ thường sẽ cung cấp cho người bệnh một số lời khuyên để cải thiện khả năng phục hồi và giảm nguy cơ nhiễm trùng như:

  • Không được nâng bất kỳ vật nào nặng hơn 4,5kg trong 3 đến 5 ngày sau phẫu thuật nội soi hoặc 10 đến 14 ngày sau phẫu thuật mở.
  • Rửa tay kỹ bằng nước ấm và xà bông trước khi chạm vào các khu vực gần vị trí vết mổ.
  • Theo hướng dẫn của bác sĩ về việc tắm rửa. Hầu hết các bác sĩ phẫu thuật sẽ khuyên người bệnh không nên tắm ít nhất là hết ngày thứ hai sau phẫu thuật.
  • Kiểm tra băng để tìm dấu hiệu nhiễm trùng như trên băng có dịch tiết dày, có mùi khó chịu hoặc vị trí vết mổ có màu đỏ và đau tăng.
  • Không mặc quần áo chật do quần áo có thể cọ xát vào vết mổ và gây khó chịu.
  • Sử dụng thuốc giảm đau khi cần thiết. Thuốc giảm đau có thể gây táo bón, do đó, bác sĩ có thể kê toa thuốc làm mềm phân và khuyến cáo người bệnh nên tăng lượng nước uống để giảm khả năng tắc ruột.
  • Ôm một chiếc gối vào bụng trước khi ho hoặc di chuyển để giảm thiểu đè ép lên các vị trí vết mổ.
Sốt cao
Khi có biểu hiện sốt cao hãy báo ngay cho bác sĩ

Nếu có các dấu hiệu sau đây, người bệnh nên báo cho bác sĩ ngay lập tức:

  • Sốt cao hơn 38,3 độ C
  • Không thể trung tiện hoặc đại tiện trong 3 ngày
  • Đau vết mổ ruột thừa kéo dài hoặc càng ngày càng đau hơn
  • Đau bụng nghiêm trọng
  • Nôn

Ngoài ra, nếu có các dấu hiệu bất thường khác, người bệnh cũng nên thông báo với bác sĩ ngay lập tức.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong khám điều trị bệnh lý tiêu hóa, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm thăm khám và điều trị tại Bệnh viện.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: hopkinsmedicine.org, healthline.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

44.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan