Rối loạn tiêu hoá chức năng – sinh bệnh học và điều trị

Bài viết được viết bởi ThS.BS Mai Viễn Phương - Bác sĩ nội soi tiêu hoá - Khoa khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Rối loạn tiêu hóa chức năng (RLTHCN) được đặc trưng bởi những triệu chứng trong bụng nhưng không tổn thương cơ quan thực thể. Triệu chứng này có thể có ở bất kỳ nơi nào của ống tiêu hóa như: thực quản, dạ dày-tá tràng, ruột.

1. Những cơ chế sinh lý liên quan tới rối loạn tiêu hóa chức năng

Các triệu chứng khó tiêu chức năng chia làm 2 dạng:

  • Hội chứng khó chịu sau ăn: Đầy bụng, chướng bụng lúc ăn mau no.
  • Hội chứng đau thượng vị: Nóng rát thượng vị hoặc đau thượng vị không liên quan đến bệnh lý hệ mật.

Những cơ chế sinh lý liên quan tới rối loạn tiêu hóa có thể liên quan đến:

  • Rối loạn vận động dạ dày-ruột: Tống đẩy chậm hơn, hang vị giảm vận động, giảm tần số các phức hợp vận động di chuyển (migrating motor complex) giữa thời kỳ tiêu hoá, tăng giai đoạn co thắt ở đáy vị sau bữa ăn; rối loạn hiệp đồng hang vị-đáy vị.
  • Dạ dày-ruột tăng nhạy cảm: Yếu tố ăn uống và môi trường: Triệu chứng tăng lên sau bữa ăn nhiều chất béo, sau khi điều trị thuốc chống viêm không steroid (NSAIDS), sau nhiễm khuẩn Helicobacter pylori, sau viêm dạ dày - ruột cấp.

Ngoài ra, rối loạn tiêu hóa chức năng có thể có liên quan đến một số yếu tố sau:

  • Do thực phẩm bị nhiễm bẩn, nhiễm độc: Việc tiêu thụ các thực phẩm không rõ nguồn gốc, thực phẩm bị nhiễm bẩn, nhiễm độc là nguyên nhân thường thấy gây rối loạn tiêu hóa cấp tính, tức là sau khi bị và được điều trị, hệ tiêu hóa hồi phục lại trạng thái ban đầu. Sau những đợt bị viêm dạ dày ruột cấp như vậy, thường có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa chức năng.
  • Do thói quen ăn uống: Trẻ em hoặc người già, ngay cả người trưởng thành, nếu ăn quá nhiều bữa, mỗi lần ăn quá no, ăn uống quá nhiều chất béo, chất đạm hoặc tinh bột, trong khi lại ăn ít rau củ quả, sẽ rất dễ bị rối loạn tiêu hóa.
  • Nguyên nhân do dùng thuốc kháng sinh: Rối loạn tiêu hóa cũng có thể do chúng ta dùng quá nhiều thuốc kháng sinh hoặc dùng kháng sinh tùy tiện và lạm dụng làm mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột. Thuốc kháng sinh cũng rất dễ gây phản ứng phụ là tiêu chảy, đặc biệt đối với trẻ nhỏ. Một số trường hợp dùng kháng sinh liều cao kéo dài có thể gây tình trạng tiêu chảy, nặng hơn được gọi là viêm đại tràng giả mạc. Do vậy, không được tự ý uống thuốc kháng sinh, khi chưa có đơn thuốc, chỉ định của bác sĩ.
  • Do uống nhiều rượu, bia: Khi sử dụng rượu, bia quá nhiều, lượng cồn trong rượu, bia làm tăng khả năng co bóp của dạ dày, acid dịch vị cũng tiết ra nhiều hơn, gây mất cân bằng trong hệ sinh thái vi sinh đường ruột. Dẫn đến tình trạng chướng bụng, đầy bụng, buồn nôn, nôn, thậm chí không ăn uống được, rối loạn đại tiện vào ngày hôm sau.
Uống rượu bia nhiều làm gia tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim
Sử dụng rượu, bia quá nhiều làm tăng nguy cơ rối loạn tiêu hóa chức năng

2. Điều trị rối loạn tiêu hoá chức năng

  • Bác sĩ cần giải thích rõ ràng cho bệnh nhân. Bệnh nhân cần tránh uống rượu, cà phê, thuốc lá vì các chất làm giảm trương lực cơ thắt dưới thực quản.
  • Thức ăn nhiều mỡ làm chậm tổng đẩy của dạ dày và dễ bị trào ngược thực quản. Tránh để cho tăng cân, tránh này béo phì vì làm tăng áp lực đè vào cơ thắt dưới thực quản.
  • Không dùng các thuốc Aspirin, thuốc chống viêm không steroid (NSAIDS), thuốc an thần. Không ăn cay, chua, ăn chậm nhai kỹ, ăn bữa chính buổi tối 3 giờ trước khi ngủ, tư thế nằm đầu cao.
  • Những người chưa đi khám xác định bệnh thì có thể điều trị bằng việc sử dụng thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ/dược sĩ.

3. Phòng tránh bệnh rối loạn tiêu hóa chức năng

  • Để giúp hệ tiêu hóa ổn định và cân bằng, phòng tránh rối loạn tiêu hóa chức năng . Chúng ta cần thực hiện ăn chín, uống sôi, tránh ăn thức ăn đã để nhiều giờ hoặc đã để qua đêm mà không được bảo quản cẩn thận, hạn chế ăn thức ăn chế biến sẵn ngoài đường phố, những nơi không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Thực phẩm dùng hàng ngày cần có nguồn gốc rõ ràng, chọn mua thực phẩm còn tươi mới, có màu sắc tự nhiên, không nên mua các loại thực phẩm có màu sắc quá khác biệt (rau quả xanh, thịt quá thẫm màu,...).
  • Xây dựng chế độ ăn uống điều độ, không nên ăn quá nhiều bữa, quá no, nên ăn nhiều rau xanh, củ quả, tránh lạm dụng rượu cùng các chất kích thích khác. Uống đủ nước và duy trì một chế độ tập luyện mỗi ngày cũng là cách tốt để chúng ta có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
kim tự tháp thực phẩm chế độ ăn
Xây dựng chế độ ăn uống điều độ giúp phòng tránh bệnh rối loạn tiêu hóa chức năng

4. Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì?

Khi bị rối loạn tiêu hóa, người bệnh cần xem lại chế độ ăn uống, tham khảo, sử dụng những loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa để giảm các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra.

4.1 Chuối

Trong chuối chứa nhiều Kali, vitamin và khoáng chất rất tốt cho hệ tiêu hóa, đồng thời cung cấp chất điện phân cho cơ thể, trong trường hợp tiêu chảy do rối loạn điện giải. Chuối còn chứa nhiều chất xơ giúp cho nhu động ruột hoạt động tốt, ngăn ngừa táo bón, chướng bụng.

Chỉ nên ăn 2 quả chuối trong 1 ngày, không ăn chuối khi đói, tốt nhất là sau bữa ăn chính từ 1 - 2 tiếng sẽ phát huy tốt tác dụng thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động.

4.2 Khoai lang

Khoai lang là một trong những thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa với hàm lượng lượng vitamin, khoáng chất, chất xơ và carbohydrate cao, có khả năng chữa viêm loét dạ dày, tá tràng.

Khoai lang chỉ nên hấp và luộc, không nên chiên qua dầu vì khi đó các enzym tiêu hóa sẽ bị phân hủy và trở nên khó tiêu. Chỉ nên ăn 1-2 củ khoai lang trong ngày.

4.3 Bơ

Bơ rất giàu chất xơ, vitamin, chất béo không bão hòa đơn giúp tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa một cách lành mạnh, duy trì các chức năng tối ưu của đường tiêu hóa cũng như túi mật, tuyến tụy và gan. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nửa quả bơ một ngày là đủ.

4.4 Đu đủ

Đu đủ chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, vitamin A, C, chất xơ và các nguyên tố vi lượng như kali, folate giúp bảo vệ đường ruột chắc khỏe, thúc đẩy quá trình bài tiết diễn ra đều đặn. Tuy nhiên, không nên ăn đu đủ chín hằng ngày, khi bị tiêu chảy, một tuần chỉ nên ăn 3 lần.

4.5 Táo

Táo chứa chất xơ hòa tan và không hòa tan, giàu vitamin và khoáng chất giúp duy trì trạng thái hoạt động bình thường của hệ tiêu hóa, giảm tình trạng táo bón. Bạn sẽ nhận được nhiều lợi ích sức khỏe khi ăn táo từ 3 - 5 lần trong một tuần, mỗi lần không nên quá một quả.

Trái táo
Người rối loạn tiêu hóa có thể sử dụng táo với số lượng nhất định

4.6 Gừng

Gừng có đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn, hỗ trợ hệ tiêu hóa. Không chỉ hiệu quả trong các trường hợp đầy bụng khó tiêu, gừng còn có thể điều trị chứng buồn nôn, co thắt dạ dày. Một ly trà gừng sẽ giúp làm giảm các triệu chứng khó chịu khi bị rối loạn tiêu hóa.

4.7 Sữa chua

Trong sữa chua có chứa hàm lượng probiotic và lượng lớn lợi khuẩn giúp tăng cường hệ miễn dịch, kích thích hệ tiêu hóa hoạt động nhịp nhàng. Sữa chua còn giúp trị táo bón và hạn chế nguy cơ tiêu chảy, khó tiêu khá hiệu quả.

Đối với người khỏe mạnh, mỗi ngày chỉ nên ăn 100 - 250gr là hợp lý, ăn sữa chua tốt nhất là buổi tối hoặc sau bữa trưa 1 đến 2 giờ, không nên ăn lúc bụng đói có thể khiến axit dịch vị tăng quá mức, ảnh hưởng đến dạ dày.

Ngoài ra, khi bị rối loạn tiêu hóa, chúng ta cần bổ sung đầy đủ nước trong ngày (2 – 3 lít) để chống mất nước khi bị tiêu chảy và làm mềm phân trong trường hợp táo bón và có thể uống thêm:

  • Uống trà gừng để làm dịu cảm giác chướng bụng, khó tiêu.
  • Uống Oresol khi bị rối loạn tiêu hóa gây tiêu chảy để cấp nước và chất điện giải cho cơ thể.
  • Nước ép cà rốt, thêm vài nhánh bạc hà giúp làm dịu cơn sôi sục của dạ dày.
  • Nước dừa rất giàu kali và khoáng chất, có tác dụng điều hòa chất điện giải và bổ sung lượng nước bị mất trong cơ thể khi đi ngoài nhiều. Tuy nhiên, uống quá nhiều nước dừa hay ăn cơm dừa lại có thể gây đầy hơi, chướng bụng.

Ngoài ra, khi bị rối loạn tiêu hóa, ngoài việc quan tâm sử dụng các loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa người bệnh cần tránh những thực phẩm chứa nhiều chất béo, bánh ngọt, đồ ăn chiên rán qua dầu mỡ, không nên uống nước giải khát có gas, cafe, nhất là rượu bia.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ uy tín được nhiều bệnh nhân tin cậy trong thực hiện kỹ thuật chẩn đoán các bệnh lý rối loạn tiêu hoá, điều trị H.Pylori với tỉ lệ thành công cao...Cùng với đó, tại Bệnh viện Vinmec, sàng lọc ung thư dạ dày được thực hiện thông qua nội soi dạ dày với máy nội soi Olympus CV 190, với chức năng NBI (Narrow Banding Imaging - nội soi với dải tần ánh sáng hẹp) cho kết quả hình ảnh phân tích bệnh lý niêm mạc rõ nét hơn so với nội soi thông thường, phát hiện các bệnh lý tiêu hoá, tổn thương viêm teo dạ dày đại tràng, viêm chuyển sản ruột, loạn sản dạ dày mức độ thấp, mức độ cao, các tổn thương ung thư dạ dày đại tràng giai đoạn sớm. Bệnh viện Vinmec với cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, luôn tận tâm tận lực trong khám chữa bệnh, khách hàng có thể yên tâm với dịch vụ nội soi dạ dày, thực quản tại Bệnh viện.

Mọi thông tin chi tiết Khách hàng vui lòng liên hệ đến các bệnh viện, phòng khám thuộc hệ thống y tế Vinmec trên toàn quốc.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

7.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan