Tại sao người bị kiết lỵ đi ngoài ra máu?

Bệnh kiết lỵ là bệnh lý phổ biến do vi khuẩn shigella, E. coli, salmonella gây ra mà người bệnh nhiễm thông qua tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn có trong phân, thực phẩm bẩn hoặc nước bị ô nhiễm. Vậy các dấu hiệu của bệnh kiết lỵ là gì?

1. Kiết lỵ là bệnh gì?

Kiết lỵ là bệnh đường ruột gây ra do vi khuẩn Salmonella và shigella có thể truyền qua khi tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn trong phân, lây nhiễm qua thực phẩm bẩn, nước ô nhiễm hoặc bơi lội trong môi trường nước nhiễm bẩn. Bệnh kiết lỵ tương đối phổ biến, có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi đặc biệt là trẻ em từ 2-4 tuổi.

Mùa hè là thời điểm bệnh kiết lỵ phát triển nhiều hơn so với mùa đông bởi đây là thời điểm thay đổi khí hậu, kèm theo lối sống, sinh hoạt ăn uống khiến vi khuẩn dễ xâm nhập vào cơ thể hơn. Khi bệnh nhân bị nhiễm trùng, trong giai đoạn mang mầm bệnh hầu như không có bất kỳ triệu chứng nào, một số người có thể chỉ bị tiêu chảy nhẹ nhưng nặng hơn có thể lỵ tối cấp, thậm chí áp-xe gan dẫn tới các biến chứng nghiêm trọng.

2. Tại sao người bị kiết lỵ đi ngoài ra máu?

Kiết lỵ là một bệnh đặc trưng bởi tình trạng nhiễm trùng trong ruột gây ra máu và chất nhầy khi đi ngoài phân sống. Nguyên nhân chủ yếu của đi ngoài ra máu ở bệnh kiết lỵ là do quá trình vi khuẩn làm tiêu huỷ protein và hoại tử mô, gây ra các vết loét trong đường tiêu hoá từ đó rỉ máu và cuối cùng là đi ngoài ra máu. Mặc dù vậy các triệu chứng của bệnh kiết lỵ có thể từ nhẹ đến nặng, một số dấu hiệu bệnh kiết lỵ gồm có:

  • Đau bụng, co rút bụng;
  • Tiêu chảy kèm máu;
  • Chán ăn;
  • Sốt cao từ 38 độ;
  • Đau bụng dữ dội ngay cả khi chạm nhẹ;
  • Đầy hơi, chướng bụng;
  • Giảm cân;
  • Đau đầu, mệt mỏi.

Các triệu chứng có thể kéo dài 4-8 ngày, nặng hơn có thể kéo dài từ 6-8 tuần. Có 2 loại bệnh lỵ gồm lỵ amip và lỵ trực khuẩn với các đặc điểm khác nhau:

  • Lỵ amip thường do ăn thức ăn hoặc nước uống bẩn, triệu chứng dữ dội như đau dữ dội ở bụng, buồn nôn, ói mửa, phân có máu kèm theo chất nhầy và mệt mỏi.
  • Lỵ trực khuẩn: Có thể rất nguy hiểm 1 khi nhiễm bệnh. Dấu hiệu đầu tiên thường là tiêu chảy, có máu trong khi đi vệ sinh, sốt cao và ói mửa.

3. Điều trị bệnh kiết lỵ như thế nào?

Mục tiêu chính của điều trị bệnh kiết lỵ là bổ sung lượng dịch đã mất do tiêu chảy và điều trị nhiễm khuẩn. Một số phương pháp điều trị lỵ gồm có:

  • Sử dụng kháng sinh: Đối với trẻ sơ sinh hay người già, người đề kháng kém thì điều trị kháng sinh là cần thiết. Khi điều trị cần tuân thủ theo y lệnh của bác sĩ, không tự ý thay đổi liều dùng để tránh gặp phải các tác dụng phụ hoặc lờn thuốc
  • Bù dịch: Với người lớn khỏe mạnh khi bị kiết lỵ có thể uống nhiều nước để bổ sung lượng chất lỏng hao hụt do tiêu chảy. Còn đối với các trường hợp nghiêm trọng không thể tự uống nước, để bù chất lỏng cho cơ thể cần đưa đến các cơ sở y tế để được truyền nước và các loại muối thông qua tĩnh mạch. So với tự uống thì việc truyền qua tĩnh mạch sẽ cung cấp nước và chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể nhanh hơn.

4. Phòng ngừa bệnh kiết lỵ như thế nào?

Để phòng ngừa bệnh kiết lỵ có thể thực hiện một số biện pháp như sau:

  • Thường xuyên rửa tay sạch sẽ với xà phòng diệt khuẩn để tránh vi khuẩn, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Đối với người bị bệnh nhiễm khuẩn không nên cầm đồ ăn, thức uống cho người khác. Vi khuẩn gây bệnh vẫn có thể tồn tại trong phân của người bệnh tiêu chảy từ 1-2 tuần sau khi triệu chứng kết thúc.
  • Nếu trẻ nhỏ đang trong giai đoạn dùng tã và bị nhiễm khuẩn thì nên lau sạch khu vực xung quanh bằng chất khử trùng rồi bỏ tã vào thùng rác đóng kín. Sau khi đi vệ sinh xong cho trẻ nhớ rửa tay thật sạch với nước ấm cùng xà phòng để diệt vi khuẩn.
  • Uống oresol để cung cấp nước cho cơ thể và tránh mất nước.
  • Ăn nhiều các loại hoa quả tươi, sạch hoặc uống nước ép hoa quả
  • Tránh ăn các thức ăn nhiều dầu mỡ không tốt cho tiêu hoá, ăn thêm rau củ quả và các món nhạt.
  • Kiêng ăn các loại thực phẩm cay và nhiều dầu, bơ sữa.
  • Không uống đồ uống có ga, cồn và thực phẩm chướng bụng như đậu bắp, súp lơ, bông cải xanh, các loại hạt,...

Bệnh kiết lỵ nếu được xử trí đúng cách thì không nguy hiểm tới tính mạng tuy nhiên cũng không được chủ quan với các biểu hiện mất nước trầm trọng và biến chứng nguy hiểm khác của bệnh, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan