Tăng áp lực tĩnh mạch cửa dễ gây xuất huyết tiêu hóa

Xuất huyết tiêu hóa là một biến chứng rất nguy hiểm của tăng áp lực tĩnh mạch cửa. Tùy theo tình trạng của người bệnh và khả năng chuyên môn của cơ sở y tế điều trị, khả năng tử vong của bệnh lý này có thể dao động từ từ 20 – 80%.

1. Xuất huyết tiêu hóa do tăng áp lực tĩnh mạch cửa là gì?

Xuất huyết tiêu hóa là tình trạng máu ở những mạch máu của ống tiêu hóa thoát ra ngoài lòng mạch gây ói mửa hoặc đại tiện ra máu. Đây là bệnh lý cần được điều trị cấp cứu bao gồm điều trị ngoại khoa và nội khoa.

Trước khi tiến hành điều trị thì trước tiên bệnh nhân cần được xác định xuất huyết tiêu hóa trên hay dưới, tiếp đó bác sĩ sẽ đánh giá mức độ xuất huyết tiêu hóa, nhằm đưa ra phương pháp xử trí phù hợp. Dựa vào các chỉ số đánh giá, xuất huyết tiêu hóa được phân thành 3 mức độ:

  • Độ I (Nhẹ): Mạch <100l/ph, lượng máu mất <500ml (10%), HC >30%, Hct > 3 triệu/mm3, huyết áp tâm thu >90mmHg. Bệnh nhân tỉnh táo và chỉ hơi mệt.
  • Độ II (Trung bình): Mạch > 100 - 120l/ph, lượng máu mất <1500ml (30%), HC <20-30%, Hct 2 - 3 triệu/mm3, huyết áp tâm thu nằm trong khoảng 80 - 90mmHg. Bệnh nhân xuất hiện triệu chứng chóng mặt, ra mồ hôi nhiều, da xanh, niêm nhợt, tiểu ít.
  • Độ III (Nặng): Mạch >120l/ph, lượng máu mất >1500ml (30%), HC <20%, Hct 2 triệu/mm3, huyết áp tâm thu <80mmHg. Bệnh nhân xuất hiện triệu chứng ngất, lơ mơ hoặc hốt hoảng.

Theo đó, tình trạng xuất huyết tiêu hóa do tăng áp lực tĩnh mạch cửa là tình trạng vỡ búi giãn tĩnh mạch dạ dày hoặc thực quản gây chảy máu. Đây là một cấp cứu nội – ngoại khoa đứng đầu về tần suất chảy máu dữ dội.

2. Nguyên nhân tăng áp lực tĩnh mạch cửa

Có nhiều nguyên nhân gây tăng áp lực tĩnh mạch cửa dẫn đến xuất huyết tiêu hóa, nhưng chủ yếu là do liên quan đến gan:

  • Nguyên nhân trước gan: do do chèn ép hoặc hẹp như teo tĩnh mạch cửa bẩm sinh; huyết khối tĩnh mạch cửa ( chiếm 1⁄2 tổng số các trường hợp tăng áp lực tĩnh mạch cửa ở trẻ em ); tĩnh mạch cửa biến đổi dạng hang; hẹp tĩnh mạch cửa vì viêm tắc hoặc u chèn ép. Ngoài ra, cũng có thể xảy ra tăng áp lực tĩnh mạch cửa do nguồn đến từ lách (lách to nhiệt đới, rò động – tĩnh mạch hệ tạng,...)
  • Nguyên nhân trong gan: phần lớn là do xơ gan (ngoài nguyên nhân lớn nhất do rượu, các ra các nguyên nhân khác dẫn đến xơ gan có thể kể đến như viêm gan siêu vi, ứ mật lâu ngày, bệnh sán máng, suy dinh dưỡng thiếu đạm).
  • Nguyên nhân sau gan: hội chứng Budd-Chiari (Budd-Chiari Syndrome/BCS), các bệnh do suy tim phải; các u ác tính ở gan hoặc trên gan chèn ép lên các tĩnh mạch gan, viêm màng ngoài tim co thắt,...
tăng áp lực tĩnh mạch cửa
Có nhiều nguyên nhân gây tăng áp lực tĩnh mạch cửa

3. Chẩn đoán xuất huyết tiêu hóa do tăng áp lực tĩnh mạch cửa

3.1. Chẩn đoán lâm sàng

  • Bệnh nhân có tiền sử mắc xơ gan, xuất huyết tiêu hóa;
  • Có triệu chứng nôn ra máu, đi ngoài phân đen;
  • Xuất hiện các triệu chứng lâm sàng của xơ gan;
  • Các triệu chứng lâm sàng như thiếu máu cấp tính, shock giảm thể tích tuần hoàn.

3.2. Xét nghiệm: cấp

  • Đông máu cơ bản: PT% (Prothrombin Time);
  • Sinh hóa máu: AST, ALT, Bilirubin TP, ure, creatinin, glucose, điện giải đồ;
  • Công thức máu ngoại biên: TC, BC, Hb, HC;
  • Nội soi thực quản dạ dày cấp.

3.3. Chẩn đoán xác định

Tiến hành nội soi thực quản dạ dày nhằm mục đích phát hiện vỡ giãn tĩnh mạch dạ dày, thực quản.

3.4. Chẩn đoán phân biệt

Cần chẩn đoán phân biệt với các nguyên nhân gây xuất huyết tiêu hóa khác, bao gồm:

  • Loét dạ dày tá tràng;
  • Dị dạng mạch;
  • Rách tâm vị chảy máu (hội chứng Mallory-Weiss);
  • Chảy máu đường mật;
  • Polyp thực quản dạ dày chảy máu;
  • Ho ra máu.

XEM THÊM: Điều trị ngoại khoa bệnh lý tăng áp lực tĩnh mạch cửa

ho ra máu dù chụp X quang phổi bình thường có đáng lo
Ho ra máu là dấu hiệu xuất huyết tiêu hóa do tăng áp lực tĩnh mạch cửa

4. Điều trị xuất huyết tiêu hóa do tăng áp lực lực tĩnh mạch cửa

Điều trị xuất huyết tiêu hóa do tăng áp lực tĩnh mạch cửa như sau:

4.1. Nguyên tắc điều trị

  • Bồi phục khối lượng tuần hoàn và chống shock;
  • Nội soi thực quản dạ dày (có can thiệp cầm máu);
  • Phòng ngừa các biến chứng: Tiền hôn mê gan, hội chứng gan thận, nhiễm trùng dịch cổ trướng.

4.2. Điều trị cụ thể

  • Đặt đường truyền tĩnh mạch, đặt đầu bệnh nhân thấp và cho thở oxy;
  • Tiến hành nội soi cầm máu càng sớm càng tốt;
  • Truyền khối hồng cầu nếu thiếu máu;
  • Thuốc giảm áp lực tĩnh mạch cửa;
  • Truyền tĩnh mạch liên tục từ 2 ngày đến 5 ngày: Nếu phân bệnh nhân có màu vàng thì ngừng truyền. Nếu sau 5 ngày vẫn còn tình trạng chảy máu thì bạn cũng nên dừng truyền vì không có hiệu quả;
  • Kháng sinh đường ruột: Flagyl, Ciprobay 0,5g x 2 viên /ngày (liên tục 7 ngày), neomycin viên uống (nếu bệnh nhân có thể uống được). Với trường hợp không thể uống, dùng kháng sinh dự phòng đường tiêm;
  • Lactulose đường uống: liều lượng là 20 đến 50g /24 giờ hoặc thụt tháo;
  • Sử dụng dịch truyền để duy trì huyết áp;
  • Theo dõi nước tiểu, huyết động, tinh thần;
  • Nếu điều trị nội khoa thất bại thì can thiệp TIPS hoặc phẫu thuật nối cửa – chủ

Tăng áp lực tĩnh mạch cửa dễ gây xuất huyết tiêu hóa, biến chứng nguy hiểm và là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong. Trong quá trình tiến hành điều trị xuất huyết tiêu hóa do tăng áp lực tĩnh mạch cửa thì điều trị cầm máu là một bước rất quan trọng. Chính vì vậy, khi thực hiện thủ thuật này bệnh nhân cần chọn địa chỉ cơ sở y tế uy tín, có đầy đủ cơ sở vật chất cũng như máy móc hiện đại nhằm tránh được các biến chứng nguy hiểm trong quá trình thực hiện.

xuất huyết tiêu hóa
Tăng áp lực tĩnh mạch cửa dễ gây xuất huyết tiêu hóa

Khoa Tiêu hóa của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec luôn nhận được sự hài lòng và đánh giá cao của khách hàng bởi chất lượng điều trị, trang thiết bị y tế và dịch vụ chăm sóc bệnh nhân. Đặc biệt, tại Vinmec có:

  • Trang thiết bị hiện đại hàng đầu Việt Nam: Máy nội soi tiêu hóa ống mềm độ phân giải cao giúp phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm và các bệnh lý tiêu hóa chính xác. Robot phẫu thuật của Mỹ có độ chính xác cao, ít xâm lấn, thời gian hồi phục của bệnh nhân nhanh.
  • Đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao: Các bác sĩ được đào tạo bài bản tại các Trung tâm ngoại khoa hàng đầu của Việt Nam, Hàn Quốc, Singapore, Nhật Bản, có trình độ chuyên môn cao. Được tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn tại nước ngoài, cập nhật các kỹ thuật, phác đồ điều trị mới nhất trên thế giới.
  • Chẩn đoán và điều trị bệnh tiêu hóa với kỹ thuật mới nhất: Phẫu thuật nội soi bằng robot với tỉ lệ thành công lên đến 95%. Nội soi tiêu hóa gây mê không đau, không khó chịu.
  • Chăm sóc người bệnh toàn diện: Là bệnh viện đầu tiên tại Việt Nam áp dụng chương trình phục hồi sớm sau phẫu thuật (ERAS), giúp rút ngắn thời gian nằm viện chỉ còn sau 3 - 5. Tỷ lệ biến chứng, chi phí của người bệnh giảm, đem lại nhiều lợi ích cho khách hàng.

Để khám và điều trị với các bác sĩ hàng đầu của khoa Tiêu hóa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách vui lòng đăng ký trên website, hoặc đăng ký khám trực tuyến.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

697 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan