Vị giác bị suy giảm là dấu hiệu bệnh gì?

Hỏi

Chào bác sĩ,

Mấy hôm nay, đột nhiên vị giác của cháu bị suy giảm, ăn không cảm nhận được vị như bình thường. Vậy bác sĩ cho cháu hỏi vị giác bị suy giảm là dấu hiệu bệnh gì? Cháu cảm ơn bác sĩ.

Phạm Thị Thanh Huyền (2005)

Trả lời

Được giải đáp bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Tấn Phúc - Khoa Khám bệnh & Nội khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc.

Chào bạn,

Với câu hỏi “Vị giác bị suy giảm là dấu hiệu bệnh gì?”, bác sĩ xin giải đáp như sau:

Vị giác bị suy giảm có nghĩa là vị giác của bạn không hoạt động bình thường. Vị giác bị suy giảm cũng có thể đề cập đến cảm giác bị thay đổi, chẳng hạn cảm thấy vị kim loại trong miệng. Rất hiếm khi một người bị mất hoàn toàn vị giác, chỉ xuất hiện suy vị giác tạm thời và chỉ mất một phần khả năng nếm.

Nguyên nhân gây suy giảm vị giác bao gồm từ cảm lạnh thông thường đến các tình trạng bệnh lý nghiêm trọng hơn liên quan đến hệ thần kinh trung ương. Vị giác suy giảm cũng có thể là một dấu hiệu của quá trình lão hóa bình thường. Người ta ước tính rằng khoảng khoảng 75% người trên 80 tuổi bị suy giảm vị giác.

Vị giác bị suy giảm bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Có những nguyên nhân liên quan đến hệ thống hô hấp của bạn.

Ngay cả khi bạn không được chẩn đoán mắc chứng rối loạn khứu giác thì việc gián đoạn khứu giác tạm thời mà bạn gặp phải khi bị cảm lạnh hoặc bệnh hô hấp khác có thể làm giảm khả năng cảm nhận của bạn. Nhiều tình trạng có thể ảnh hưởng đến vị giác của bạn, bao gồm:

  • Cảm cúm.
  • Cúm.
  • Viêm xoang.
  • Nhiễm trùng cổ họng như viêm họng liên cầu và viêm họng.
  • Nhiễm trùng tuyến nước bọt.
  • Viêm tai giữa.
  • Các vấn đề về răng miệng, vệ sinh răng miệng kém chẳng hạn như viêm lợi.
  • Phơi nhiễm với một số hoá chất trong nông nghiệp hoặc sinh hoạt, chẳng hạn như thuốc diệt côn trùng.
  • Phẫu thuật miệng, cổ họng, mũi hoặc tai.
  • Chấn thương đầu.
  • Xạ trị cho bệnh ung thư trong lĩnh vực này của cơ thể.

Ngoài ra, có một số nguyên nhân khác ít gặp hơn nhưng cũng có thể gây suy giảm vị giác bao gồm:

  • Hút thuốc.
  • Viêm lợi hoặc bệnh nha chu.
  • Một số thuốc bao gồm lithium, thuốc tuyến giáp và phương pháp điều trị ung thư.
  • Hội chứng sjogren, một bệnh tự miễn dịch gây khô miệng và khô mắt.
  • Chấn thương đầu hoặc tai.
  • Thiếu hụt dinh dưỡng, đặc biệt là thiếu vitamin B12 và kẽm.

Một số loại thuốc cũng có thể ảnh hưởng tới khả năng nếm của một người. Những loại thuốc này bao gồm:

  • Thuốc trị nấm.
  • Macrolide, có thể điều trị một số loại nhiễm trùng.
  • Fluoroquinolon, một loại kháng sinh.
  • Thuốc ức chế bơm proton.
  • Thuốc ức chế men chuyển angiotensin.
  • Chất ức chế protein kinase.
  • Thuốc ức chế men khử HMG-CoA (statin).

Vị giác của bạn có thể bị phục hồi khi điều trị các nguyên nhân cơ bản. Có thể sử dụng kháng sinh trong các trường hợp viêm xoang do vi khuẩn, viêm tuyến nước bọt và nhiễm trùng cổ họng. Các triệu chứng của cảm lạnh, cúm và viêm mũi dị ứng ảnh hưởng đến vị giác có thể thuyên giảm với thuốc thông mũi hoặc thuốc kháng histamine. Nếu bạn đến gặp bác sĩ để xin tư vấn, bạn có thể nhận được đơn thuốc để giảm thiểu tác động của rối loạn hệ thần kinh hoặc bệnh tự miễn dịch gây nên suy giảm vị giác. Các nghiên cứu cũng chỉ ra bằng chứng cho thấy thiếu kẽm có thể gây suy giảm vị giác.

Bạn có thể đến thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể.

Nếu bạn còn thắc mắc về vị giác bị suy giảm, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra và tư vấn thêm. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.

Trân trọng!

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • euzimnat
    Công dụng thuốc Euzimnat

    Thuốc Euzimnat là thuốc kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ II. Thuốc có thành phần chính là Cefuroxime, hàm lượng 500mg có tác dụng chống nhiễm khuẩn điều trị các trường hợp viêm mũi họng, viêm xoang, viêm phổi, viêm ...

    Đọc thêm
  • Bactevo 500mg
    Công dụng thuốc Bactevo 500mg

    Bactevo 500mg là thuốc gì? Thuốc Bactevo 500mg là kháng sinh chống nhiễm khuẩn thuộc nhóm fluoroquinolone. Thuốc có thành phần chính là levofloxacin, bào chế dưới dạng viên nén bao phim. Để biết thêm thông tin chi tiết về ...

    Đọc thêm
  • Levzal 500
    Công dụng thuốc Levzal 500

    Thuốc Levzal 500 với thành phần chính là Levofloxacin, thuộc nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm. Vậy cụ thể thuốc Levzal 500 là gì và liều dùng thuốc như nào? Tìm hiểu ...

    Đọc thêm
  • Etexcefetam
    Công dụng thuốc Etexcefetam

    Etexcefetam là thuốc kháng sinh, điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn. Thuốc được kê đơn và dùng theo chỉ định của bác sĩ, dưới sự thực hiện bởi nhân viên y tế. Để hiểu rõ hơn về thuốc Etexcefeta ...

    Đọc thêm
  • Oralzicin
    Công dụng thuốc Oralzicin

    Azithromycin là một kháng sinh thuộc nhóm Macrolid. Kháng sinh này có trong nhiều sản phẩm thương mại khác nhau, trong đó có thuốc Oralzicin 500mg. Vậy thuốc Oralzicin công dụng và được chỉ định như thế nào?

    Đọc thêm