Bệnh rối loạn nhịp tim có chữa khỏi được không?

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Quốc Việt - Bác sĩ Tim mạch can thiệp - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Rối loạn nhịp tim là bệnh lý tim mạch có bất thường về nhịp tim, xảy ra khi nhịp tim quá nhanh, hoặc quá chậm hoặc bỏ nhịp. Bệnh có thể ảnh hưởng đến chức năng bơm máu của tim dẫn đến các triệu chứng hồi hộp, khó thở, đánh trống ngực, ngất xỉu... Bệnh rối loạn nhịp tim có chữa khỏi được không phụ thuộc vào nguyên nhân bệnh, tiên lượng điều trị, các biện pháp và sự tuân thủ của người bệnh để kết quả điều trị đạt hiệu quả cao nhất.

1. Rối loạn nhịp tim là gì?

Người trưởng thành khỏe mạnh thông thường có nhịp tim dao động trong khoảng từ 60 nhịp đến 90 nhịp mỗi phút. Tuỳ từng đối tượng về tuổi tác, số nhịp tim bình thường trong một phút sẽ thay đổi.

Rối loạn nhịp tim là bệnh lý tim mạch xảy ra khi nhịp tim đập bất thường, không ổn định, thay đổi so với nhịp tim bình thường. Có thể gặp nhịp tim quá nhanh ( khi tần số tim đập trên 100 lần/phút) hoặc tim đập quá chậm (khi tần số tim thấp hơn 60 lần/phút ), hoặc nhịp tim không đều, khi tim đập nhanh khi thì đập chậm.

Rối loạn nhịp tim ban đầu có thể không thấy các triệu chứng hoặc khó nhận biết các triệu chứng. Theo thời gian, các triệu chứng thường nặng dần khi cơ tim bị suy yếu hoặc khi nhịp tim bất thường gây tổn thương cơ tim và mạch máu. Người bệnh có thể cảm thấy tim đập nhanh, chậm hoặc bỏ nhịp, hụt hẫng kèm đánh trống ngực, khó thở, đau tức ngực, hụt hẫng, hồi hộp, thậm chí ngất xỉu.

2. Bệnh rối loạn nhịp tim có chữa khỏi được không?

Bệnh rối loạn nhịp tim có chữa khỏi được không phụ thuộc vào tình trạng bệnh, nguyên nhân gây bệnh, sức khoẻ và sự đáp ứng điều trị của mỗi người bệnh cũng như chế độ sinh hoạt, tập luyện tại nhà.

2.1. Những dạng rối loạn nhịp tim có thể được chữa khỏi

Thông thường, các dạng rối loạn nhịp tim xuất phát từ nguyên nhân ngoài tim, người bệnh không có tổn thương tại cơ tim, thường tiên lượng tốt. Người bệnh được chữa khỏi khi loại bỏ hoàn toàn những yếu tố gây bệnh ban đầu.

Người bệnh có nhịp tim nhanh rối loạn nhịp do mắc các bệnh cường giáp, bệnh phổi tắc nghẽn, sốt thân nhiệt tăng, thiếu máu, cơ thể mất nước, rối loạn điện giải, dùng các chất kích thích hoặc do tác dụng phụ của thuốc điều trị gây nhịp tim nhanh...

Khi người bệnh được điều trị khỏi và loại bỏ các bệnh lý là nguyên nhân gây rối loạn nhịp thì nhịp tim người bệnh sẽ trở lại bình thường.

2.2. Những dạng rối loạn nhịp khó chữa khỏi

Nếu dạng rối loạn nhịp tim xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý thì sẽ khó chữa khỏi hoàn toàn. Bao gồm các trường hợp người bệnh có bệnh lý tổn thương thực thể tại tim như bệnh mạch vành, bệnh suy tim, tổn thương cơ tim sau can thiệp gây tổn thương cơ tim và hệ thống điện tim, nguyên nhân do hội chứng Brugada, rối loạn nhịp tim nguyên phát hoặc rối loạn nhịp không rõ nguyên nhân.

Với các trường hợp này, lời giải của câu hỏi “rối loạn nhịp tim có chữa được không?” là không. Thay vào đó trong các dạng rối loạn này, mục tiêu điều trị chủ yếu được đặt ra là kiểm soát các triệu chứng và ổn định nhịp tim.

3. Các cách chữa rối loạn nhịp tim

Nếu tình trạng bệnh của người bệnh sau thăm khám chưa quá nghiêm trọng, người bệnh sẽ được tư vấn về cách chăm sóc sức khỏe và điều trị tại nhà, và có lịch hẹn khám định kỳ.

Khi rối loạn nhịp tim do nguyên nhân nguy hiểm, ảnh hưởng tới sức khỏe của quả tim và có nguy cơ mắc các biến chứng, khả năng điều trị khỏi hoàn toàn không cao, người bệnh cần được điều trị tích cực ngay. Các phương pháp điều trị được sử dụng trong điều trị bệnh lý rối loạn nhịp tim bao gồm:

  • Thuốc Tây y: Được ưu tiên sử dụng khi có các chỉ định đi kèm. Các thuốc điều trị có tác dụng ngăn ngừa, làm giảm tình trạng rối loạn nhịp của tim, tuy nhiên hầu hết chỉ đạt kết quả tốt trong các trường hợp rối loạn nhịp tim nhanh. Thuốc kém hiệu quả trên các rối loạn nhịp có nhịp tim chậm, người bệnh cần được chỉ định đặc biệt khác từ các chuyên gia tim mạch.
  • Sốc điện: bác sĩ hồi sức sẽ sử dụng dòng điện để điều trị nhằm mục đích đưa nhịp tim trở về bình thường. Tuy nhiên phương pháp này được sử dụng khi người bệnh được chỉ định và áp dụng tại các cơ sở y tế chuyên khoa và thực hiện bởi các bác sĩ có kinh nghiệm.
  • Cấy ghép máy tạo nhịp tim, cấy ghép máy khử rung tim: Bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị chạy bằng pin tạo tín hiệu điện đều đặn trong cấy ghép máy tạo nhịp, được dùng cho người bệnh có rối loạn nhịp tim. Hoặc các bác sĩ ngoại khoa sẽ cấy máy khử rung tim vào lồng ngực của người bệnh với mục đích theo dõi nhịp đập tim, giúp tim đập trở lại bình thường khi cần.
  • Sử dụng sản phẩm thảo dược chiết xuất từ Khổ sâm: Việc sử dụng các sản phẩm từ thảo dược có chứa thành phần Khổ sâm cũng mang lại hiệu quả giúp cải thiện triệu chứng, phòng ngừa biến chứng do rối loạn nhịp tim hiệu quả. Các nghiên cứu trên Thư viện Y khoa Hoa Kỳ Pubmed cho thấy, Khổ sâm có tác dụng ổn định thần kinh tim, điều hòa nồng độ điện giải trên màng tế bào cơ tim, thư giãn mạch máu, chống lại các phản ứng gây rối loạn nhịp tim. Nhờ đó, sử dụng thêm sản phẩm thảo dược từ Khổ sâm sẽ giúp ổn định nhịp tim, giảm hồi hộp, trống ngực, khó thở, mệt mỏi... do nhiều nguyên nhân. Ngoài ra, ưu điểm của Khổ sâm là an toàn, không gây hạ nhịp tim quá mức hay co thắt phế quản.

4. Cách tăng hiệu quả kiểm soát bệnh rối loạn nhịp tim tại nhà

Rối loạn nhịp tim có chữa được không còn phụ thuộc vào chế độ sinh hoạt, lao động, thói quen của người bệnh. Sử dụng thuốc hay những phương pháp can thiệp khác có vai trò quan trọng giúp ổn định nhịp tim nhưng người bệnh vẫn cần xây dựng lối sống lành mạnh để cuộc sống được cải thiện, kiểm soát nhịp tim tốt hơn.

Đặc biệt, kiểm soát bệnh tại nhà vô cùng quan trọng với những người bệnh bị rối loạn nhịp có kèm theo các rối loạn thần kinh thực vật với biểu hiện thường xuyên mất ngủ, lo lắng và căng thẳng.

  • Giấc ngủ: Người bệnh cần đi ngủ trước 23h và đảm bảo ngủ đủ giấc từ 6 đến 8 tiếng mỗi ngày. Giấc ngủ trưa hàng ngày cũng rất quan trọng để giúp người bệnh lấy lại năng lượng cho cơ thể.
  • Tập thể dục thể thao đều đặn: Người bệnh nên thực hiện các bài tập thể dục như yoga, hít sâu thở chậm, ngồi thiền, đi bộ, đạp xe đạp...tối thiểu 30 phút một ngày. Bên cạnh đó, người bệnh cần có lối suy nghĩ tích cực và thư giãn sẽ góp phần giúp người bệnh điều hòa nhịp tim ổn định.
  • Chế độ dinh dưỡng lành mạnh: Hãy bổ sung cho cơ thể thêm các thực phẩm giàu các vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa như những loại trái cây quả mọng: cam, bưởi quýt, nho, các loại rau xanh thẫm màu...Đây là các thực phẩm người bệnh có rối loạn nhịp tim nên ăn để làm giảm nhịp tim. Ngoài ra, người bệnh cũng cần hạn chế những thực phẩm chứa nhiều lượng muối, đường, dầu mỡ, đồ chiên xào...vì gây hại cho cơ thể, có thể gây giữ nước, nê trệ khó chịu, tăng nhịp tim.
  • Từ bỏ các thói quen xấu: Để đảm bảo sức khỏe cơ thể bản thân và giữ ổn định nhịp tim, người bệnh cần tránh xa các đồ uống có cồn như cà phê, rượu, bia... Thói quen hút thuốc lá cũng cần sớm được loại bỏ, vì đây cũng là nguyên nhân gây nhịp tim không ổn định.
Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

5.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan