Cách chăm sóc người bệnh tai biến mạch máu não

Hiện nay, tỷ lệ mắc tai biến mạch máu não ngày càng gia tăng. Mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị nhưng tỷ lệ tử vong của căn bệnh này còn khá cao. Vì vậy, việc chăm sóc và phòng tai biến mạch máu não đóng vai trò quan trọng giúp người cải thiện tình trạng bệnh và sức khỏe

1. Những đặc điểm chung của bệnh tai biến mạch máu não

Tai biến mạch máu não là bệnh lý phổ biến hiện nay và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. Không những thế, bệnh tai biến mạch máu não có thể để lại nhiều di chứng nặng nề và làm rối loạn các chức năng của cơ thể: rối loạn nuốt hoặc nói, khó khăn trong giao tiếp hoặc ăn uống, rối loạn vận động, liệt nửa người, teo cơ cứng khớp, nhiễm trùng,...

Để khắc phục các di chứng của tai biến mạch máu não, người bệnh cần kiên trì và nỗ lực điều trị tích cực. Bên cạnh đó, người bệnh cần xây dựng kế hoạch chăm sóc, điều trị, chế độ ăn và tập luyện đặc biệt,...

2. Cách chăm sóc người bệnh tai biến mạch máu não

2.1. Thay đổi chế độ dinh dưỡng hàng ngày

Chăm sóc người bị tai biến mạch máu não bằng cách thay đổi chế độ dinh dưỡng hàng ngày của người bệnh đóng vai trò vô cùng quan trọng. Một trong số nguyên nhân gây ảnh hưởng đến tai biến mạch máu não có liên quan đến chế độ ăn hàng ngày của người bệnh. Đặc biệt với những loại thực phẩm có hàm lượng cao như đường, mỡ, protein, muối,....

Nhưng với những trường hợp người bệnh sử dụng quá ít thức ăn không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Vì vậy, để phòng và điều trị bệnh thì người bệnh cần có chế độ ăn khoa học, hợp lý và phù hợp. Những yêu cầu cơ bản có vai trò quan trọng để chăm sóc người bị tai biến mạch máu não sẽ liên quan đến nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của người bệnh:

  • Nhu cầu về protein của người bệnh cần giữ ở mức 0.8 gam/ kg trọng lượng/ ngày. Tuy nhiên, với trường hợp người bệnh suy thận, cần giảm lượng protein ở mức 0.4 đến 0.6 gam/ kg trọng lượng/ ngày. Những thực phẩm nên lựa chọn cho người bệnh này là thực phẩm chứa ít cholesterol và nhiều protein nguồn gốc thực vật như đậu đỗ, đậu tương,... và protein nguồn gốc động vật như cá, sữa, thịt,...
  • Nhu cầu về chất béo ở người bệnh cần duy trì ở mức từ 25 đến 30 gam/ chất béo/ ngày. Tỷ lệ chất béo động vật/ thực vật là 2/3 . Chất béo có tác dụng làm giảm nguy cơ đột quỵ, đặc biệt nguyên nhân do cục máu đông trong lòng mạch máu não.
  • Nhu cầu vitamin và khoáng chất. Những loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng này bao gồm các loại quả chín, rau xanh, sữa,.... Thêm vào đó, trong thành phần của các loại thực phẩm này còn có một hàm lượng kali khá phong phú giúp lợi tiểu, giảm huyết áp, chống lại tình trạng toan trong cơ thể. Một số nghiên cứu về vai trò của vitamin đối với cơ thể cho kết quả rằng khi bổ sung ít nhất 300mc acid folic mỗi ngày sẽ giúp giảm 20% nguy cơ đột quỵ và 13% nguy cơ bệnh tim.
  • Nhu cầu về năng lượng. Đối với những trường hợp này nên giảm bớt năng lượng trong khẩu phần ăn để hạn chế tình trạng tăng cân, giúp giảm nhẹ sự hoạt động của bộ máy tiêu hoá và tuần hoàn. Mức năng lượng người bệnh nên đưa vào cơ thể khoảng từ 30 đến 35 kcal/ kg trọng lượng/ ngày.

Khi thực hiện cách chăm sóc người bị tai biến mạch máu não nên thực hiện cho người bệnh ăn những loại thức ăn dễ tiêu hoá, hấp thu, ở dạng mềm lỏng, súp, cháo, sữa,... Trong một ngày người bệnh tai biến mạch máu não nên duy trì từ 3 đến 4 bữa/ngày và không nên ăn quá no. Đồng thời, nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm lên men hoặc bao gồm các chất kích thích như gia vị, cay, nóng,...

Bệnh nhân tai biến mạch máu não không có khả năng bài tiết được muối và nước vì do bị tụ máu ở tĩnh mạch gây phù, chức năng thận kém. Với những người bệnh suy tim thì lượng nước đưa vào cơ thể người bệnh cần được đánh giá phụ thuộc vào lượng nước tiểu bài tiết trong 24 giờ. Vì thế, người bệnh nên hạn chế muối ở mức 4 đến 5 gam/ ngày để giảm tình trạng phù, đồng thời giúp thận bài tiết các chất đào thải nhanh. Người bệnh nên tránh sử dụng các loại thức ăn chế biến sẵn có hàm lượng muối nhiều như dưa, cà, hành muối, bánh mì,...

2.2. Chế độ luyện tập cho người mắc bệnh tai biến mạch máu não

Khi ở bệnh viện, việc chăm sóc cho người bệnh tai biến mạch máu não khá quan trọng. Nếu điều kiện sức khoẻ của người bệnh ổn định có thể thực hiện luyện tập từ những ngày đầu tiên khi phát hiện tai biến. Nguyên tắc luyện tập sẽ áp dụng từ đơn giản đến phức tạp tùy theo mức độ hồi phục của người bệnh. Đặc biệt, người bệnh cần chú ý đến việc thay đổi các tư thế nằm của người bệnh để tránh được tình trạng loét da, giúp người bệnh làm vệ sinh răng miệng mỗi ngày khoảng từ 2 đến 3 lần.

Thực hiện xoa bóp cơ bắp, vận động các cơ khớp, nhằm giúp cơ thể người bệnh được lưu thông khí huyết. Sau khi xuất viện, người bệnh sẽ thực hiện các bài tập tại nhà hoặc tại phòng vật lý trị liệu.

Tuy nhiên, người bệnh nên cố gắng làm các hoạt động sinh hoạt hàng ngày để có thể sớm phục hồi và độc lập trong mọi tình huống. Một số bài tập mà người bệnh có thể áp dụng trong chế độ chăm sóc bệnh tai biến mạch máu não:

  • Tập chuyển trọng lượng của hai chân: người bệnh có thể đứng tựa nhẹ vào mép bàn và những lần đầu có thể cần có sự hỗ trợ của người thân. Sau đó đặt hai bàn chân cách nhau khoảng từ 15 đến 20 cm và ngang bằng nhau. Để trọng lực cơ thể dồn lên cả hai chân. Sau đó, chuyển trọng lượng lần lượt từ chân này sang chân kia và giữ vài giây ở mỗi lần chuyển. Động tác được thực hiện lặp lại nhiều lần.
  • Tập đứng, dồn trọng lượng của hai chân: Thực hiện cho người bệnh có thể đứng thẳng. Người bệnh để tư thế hai bàn chân cách nhau 15 đến 20cm, và trọng lượng cơ thể được chia đều cho hai chân, hai tay xuôi hai chân. Tiếp theo, người bệnh sẽ thực hiện trụ bằng chân trái và nhấc chân phải lên khỏi sàn. Sau đó, tiếp tục đổi bên và lặp lại.
  • Tập đứng thăng bằng: người bệnh thực hiện tư thế đứng, trọng lực dồn đều lên hai chân. Sau đó, xoay đầu nhìn ra sau vai, ngửa đầu, cúi đầu, nghiêng người, tiếp đến đưa hai tay lên qua đầu, và hai tay sang phải rồi sang trái.
  • Tập đi bộ cho bệnh nhân tai biến mạch máu não với tần suất 15 phút mỗi ngày.

2.3. Chăm sóc người bệnh tai biến mạch máu não trong sinh hoạt

Người bệnh tai biến mạch máu não cần thực hiện từ bỏ các thói quen có hại như hút thuốc lá, uống rượu, ăn mặn,... đồng thời cần uống thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ. Hơn nữa, người bệnh cần kiểm soát chặt chẽ các bệnh phối hợp như tăng huyết áp, đái tháo đường,... để tránh tình trạng tái phát bệnh và có thể để lại hậu quả nặng nề về sức khỏe cho người bệnh.

Người bệnh cũng cần thực hiện chế độ làm việc, nghỉ ngơi khoa học, tránh căng thẳng đầu óc, hoặc làm việc quá sức. Đối với người bệnh cao tuổi cần chú ý thêm chế độ sinh hoạt do thời tiết thay đổi, đặc biệt khi trở lạnh đột ngột. Người bệnh cần phải luôn giữ ấm để hạn chế tai biến tái phát.

Chăm sóc người bệnh tai biến mạch máu não cần thực hiện kiên trì và nỗ lực đồng thời phải có kiến thức cơ bản trong chăm sóc người bệnh. Chăm có người bệnh hiệu quả và khống chế được các yếu tố nguy cơ đột quỵ nhằm tránh tình trạng đột quỵ tái phát, tăng chất lượng cuộc sống của người bệnh và kéo dài tuổi thọ của người bệnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan