Cách hạ nhịp tim tại nhà

Nhịp tim nhanh phải làm sao là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Người mắc nhịp tim nhanh sẽ có tim đập mạnh và nhanh hơn 100 nhịp mỗi phút ngay cả khi họ đang nghỉ ngơi. Do đó loạn nhịp tim là một biểu hiện của nhiều vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng và có thể ảnh hưởng đến tính mạng bệnh nhân. Vì vậy, việc biết cách điều chỉnh nhịp tim tại nhà là một kiến thức quan trọng mà mọi người nên nắm vững.

1. Nhịp tim nhanh phải làm sao để xử lý kịp thời?

Tình trạng tim đập nhanh có rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu không biết cách xử lý hoặc can thiệp kịp thời, nhịp tim nhanh có thể gây ra tác động tiêu cực đối với sức khỏe cá nhân. Vậy nếu bạn đang ở nhà hoặc bất kỳ nơi nào không gần bệnh viện, khi xuất hiện nhịp tim nhanh phải làm sao để xử lý kịp thời:

Nhịp tim nhanh phải làm sao để xử lý kịp thời?
Uống nước là một trong các cách xử lý khi nhịp tim nhanh hiệu quả

1.1 Ngưng mọi hoạt động thể chất

Khi tập thể dục, hoạt động vận động thường dẫn đến tăng nhịp tim, do tim phải làm việc mạnh hơn để cung cấp máu cho cơ thể. Do đó, để hạ nhịp tim trong trường hợp đang luyện tập, bạn nên ngừng ngay lập tức mọi hoạt động và ngồi nghỉ.

Không nên cố gắng tập thêm bất kỳ hoạt động vận động nào trong thời gian này, vì điều này có thể làm tăng nhịp tim hơn nữa.

1.2 Uống nước

Khi cơ thể thiếu nước, có thể gây ra mất cân bằng điện giải và dẫn đến bệnh rối loạn nhịp tim. Để đảm bảo rằng cơ thể luôn có đủ nước, cần tiêu thụ từ 1,5 lít đến 2 lít nước mỗi ngày. Nếu bạn bắt đầu cảm thấy các dấu hiệu của thiếu nước như khô miệng, chóng mặt, nước tiểu sẫm màu, cảm thấy nhịp tim tăng nhanh dần, hãy uống một ly nước ngay lập tức.

1.3 Nghiệm pháp Valsalva

Phương pháp Valsalva là một cách để ứng phó với tình trạng tim đập nhanh mà bất kỳ ai cũng có thể thực hiện, bất cứ khi nào và ở bất cứ đâu. Bệnh nhân sẽ bắt đầu thực hiện nghiệm pháp Valsalva bằng việc bịt kín mũi, sau đó ngậm miệng và hít một hơi thật sâu. Sau đó, thở ra thật mạnh và nhanh, nhưng vẫn luôn giữ miệng và mũi kín, không để hơi thoát ra.

Phương pháp này giúp bệnh nhân nhanh chóng tăng cung lượng tim và huyết áp, từ đó giúp nhịp tim hạ về mức bình thường. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng nên ngừng ngay khi nhịp tim ổn định, và không nên sử dụng liên tục. Không nên áp dụng phương pháp này nếu bạn có vấn đề về xuất huyết hoặc sau khi phẫu thuật tai.

1.4 Rửa mặt bằng nước lạnh

Một phương pháp khác để góp phần điều trị nhịp tim nhanh tức thời tại nhà là sử dụng nước lạnh. Rửa mặt hoặc tạt nước lạnh lên mặt có thể giúp làm giảm nhịp tim. Việc này kích thích trực tiếp dây thần kinh lang thang điều khiển trong cơ thể, góp phần kiểm soát nhịp tim trong cơ thể. Khi kích thích dây thần kinh, nhịp tim sẽ hạ xuống.

1.5 Hít thở sâu để thư giãn

Trong những tình huống căng thẳng hoặc sợ hãi, nhịp tim thường tăng lên, gây cảm giác đánh trống ngực. Trong trường hợp này, ngồi thư giãn và thực hiện việc hít thở sâu và chậm là một cách hiệu quả để giảm nhịp tim. Hít thở sâu giúp bạn kiểm soát tình trạng căng thẳng và điều chỉnh lại nhịp tim.

Hít thở sâu khi cảm thấy căng thẳng sẽ giúp bạn xử lý tình trạng nhịp tim nhanh ngay tại nhà
Hít thở sâu khi cảm thấy căng thẳng sẽ giúp bạn xử lý tình trạng nhịp tim nhanh ngay tại nhà

1.6 Xoa động mạch cảnh

Xoa bóp hai bên động mạch cảnh nhẹ nhàng trong vòng 5-10 giây có thể giúp giảm nhịp tim một cách nhanh chóng, chỉ trong vài phút. Động mạch cảnh nằm ở hai bên cổ gần vùng cổ họng, giao cắt với dây thần kinh phế vị. Bằng cách nhẹ nhàng xoa hai bên động mạch cảnh, bạn kích thích dây thần kinh phế vị và giúp giảm nhịp tim.

1.7 Ho mạnh một vài cái

Khi bạn gặp triệu chứng nhịp tim nhanh, ho mạnh vài cái có thể giúp giảm nhịp tim. Việc ho mạnh tạo áp lực trong ngực, từ đó giúp tim đập chậm hơn. Ho vài cái trước khi tham gia vào các sự kiện quan trọng có thể giúp bạn duy trì tinh thần ổn định.

2. Muốn phòng tránh nhịp tim nhanh phải làm sao?

Khi tim đập nhanh có thể là dấu hiệu cho rất nhiều căn bệnh nguy hiểm. Bên cạnh đó, nó cũng là lời cảnh báo của một lối sống không lành mạnh, những thói quen xấu cho sức khỏe. Vậy muốn phòng tránh nhịp tim nhanh phải làm sao?

Có những cách đơn giản mà ta cần áp dụng hàng ngày để giảm thiểu tối đa hiện tượng tim đập nhanh.

● Dừng hút thuốc lá, xì gà hoặc thuốc lá điện tử: Thuốc lá làm cho nhịp tim của bạn tăng lên trong lần hút đầu tiên và tình trạng sẽ ngày càng trở nên tồi tệ hơn theo thời gian nếu bạn tiếp tục hút thuốc và hít phải khói thuốc lá.

● Giảm lượng caffeine: Caffeine khiến bạn cảm thấy tỉnh táo nhưng lại làm tăng nhịp tim. Chỉ nên uống tối đa một ly cà phê mỗi ngày, nếu uống nhiều hơn sẽ kích thích làm tăng nhịp tim. Tốt nhất nên hạn chế lượng caffein nạp vào cơ thể.

● Hạn chế rượu bia: Rượu bia chính là thủ phạm dẫn đến tình trạng tim đập nhanh. Khi ta uống quá nhiều là liên tục rượu bia sẽ khiến cho tim bị kích thích, đập nhanh hơn.

Hạn chế rượu bia là một trong những đáp án của câu hỏi muốn phòng tránh nhịp tim nhanh phải làm sao
Hạn chế rượu bia là một trong những đáp án của câu hỏi muốn phòng tránh nhịp tim nhanh phải làm sao

● Quản lý cảm xúc: Căng thẳng tâm lý kéo dài khiến bản thân rơi vào trạng thái hồi hộp, dễ xuất hiện tình trạng nhịp tim nhanh. Bạn có thể giảm căng thẳng bằng những khóa tập thiền, yoga và các liệu pháp thư giãn khác.

● Kiểm soát cân nặng: Khoa học đã chứng minh, đối với những người thừa cân béo phì thì tim họ sẽ phải hoạt động nhiều hơn. Chính vì vậy nhịp tim sẽ luôn phải tăng nhanh. Vậy với người thừa cân béo phì muốn phòng tránh nhịp tim nhanh phải làm sao? Câu trả lời là mỗi người cần hàng ngày kiểm soát khẩu phần ăn và tập thể dục mỗi ngày đảm bảo chỉ số cơ thể luôn ở ngưỡng cho phép.

● Tránh các thực phẩm làm tăng nhịp tim: Ngoài các loại thực phẩm tốt cho nhịp tim như rau củ, trái cây, ngũ cốc, cá và sữa, có rất nhiều loại thực phẩm có thể làm tăng nhịp tim của bạn. Đây là những món ăn, đồ uống quen thuộc mà chúng ta đang nạp vào trong cơ thể hàng ngày như: rau muối, nước ngọt có ga, đồ uống có chứa caffeine, cocaine, rượu,...Ngoài ra, không nên ăn quá nhiều bột ngọt, muối... Đây cũng là những loại gia vị dễ khiến nhịp tim không ổn định và làm cho bệnh tăng huyết áp ngày càng nặng.

Với những thông tin bên trên, có lẽ mọi người đều đã có được đáp án cho câu hỏi “nhịp tim nhanh phải làm sao". Khi nhịp tim nhanh diễn ra đột ngột mà không có bất kỳ thiết bị y tế hỗ trợ điều trị nhịp tim nhanh nào đang ở gần, thì việc trang bị kiến thức để có thể đối phó kịp thời tình trạng trên, sẽ giúp mọi người hạn chế các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

29.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan