Cảnh giác bệnh huyết áp cao ở độ tuổi trung niên

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Trần Quốc Tuấn - Bác sĩ Hồi sức cấp cứu - Khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc.

Bệnh huyết áp cao là một trong những bệnh lý khá phổ biến ngày nay, đặc biệt là với những người ở độ tuổi trung niên. Bệnh huyết áp cao ở tuổi trung niên có rất nhiều nguyên nhân khác nhau và thường gây những hậu quả nguy hiểm khi lớn tuổi hơn.

1. Bệnh huyết áp cao

Bệnh huyết áp cao là bệnh lý mạn tính ở người bị gây ra bởi tình trạng áp lực của máu động mạch tăng cao hơn so với mức bình thường. Khi đo huyết áp cho bệnh nhân để chẩn đoán bệnh huyết áp cao thì cần đo được huyết áp tâm thuhuyết áp tâm trương tương ứng với áp lực cao nhất và thấp nhất của máu động mạch trong cơ thể. Trị số huyết áp ở mức bình thường là 60/90 mmHg, trị số của bệnh huyết áp cao là trên 90/140 mmHg.

Bệnh huyết áp cao bao gồm 2 loại là bệnh huyết áp cao nguyên phátbệnh huyết áp cao thứ phát. Trong đó, bệnh huyết áp cao nguyên phát chiếm đa số hơn, có nghĩa là không tìm được nguyên nhân gây bệnh. Còn đối với bệnh huyết áp cao thứ phát thì nguyên nhân có thể đến từ bệnh lý thận, động mạch, tim mạch, bệnh lý nội tiết... Khi mắc bệnh huyết áp cao thì cơ thể sẽ tạo nên áp lực lên tim là nguyên nhân gây nên những bệnh lý về tim mạch, nguy hiểm nhất là những bệnh như tai biến mạch máu não, suy tim, hoặc bệnh lý suy thận mạn và những bệnh lý động mạch ngoại vi khác.

huyết áp ảnh hưởng đến tim mạch
Huyết áp cao dễ dẫn đến các bệnh lý khác như tim mạch

2. Bệnh huyết áp cao ở tuổi trung niên

Bệnh huyết áp cao ở tuổi trung niênbệnh huyết áp cao diễn ra ở những người trong độ tuổi từ 48- 67 tuổi, có nguy cơ dẫn đến sự suy giảm về tinh thần sau này nên cần được chú ý điều trị kịp thời. Bệnh huyết áp cao ở tuổi trung niên nếu không được kiểm soát kịp thời ở giai đoạn này thì khả năng mắc phải hội chứng suy giảm trí tuệ và suy giảm tinh thần khi về già là rất cao. Nếu những triệu chứng của bệnh huyết áp cao được điều trị quá muộn thì sẽ không có hiệu quả trong việc giảm khả năng mắc phải hội chứng sa sút về tinh thần.

Vì vậy, khi phát hiện bệnh nhân có những dấu hiệu của bệnh huyết áp cao ở tuổi trung niên thì cần phải dùng thuốc kiểm soát chỉ số huyết áp để duy trì huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương ở mức bình thường. Theo một số nghiên cứu thì những bệnh nhân bị bệnh huyết áp cao khi được điều trị bằng thuốc thì khả năng bị suy giảm về tinh thần sẽ ít hơn so với những đối tượng bệnh nhân không dùng thuốc điều trị cao huyết áp.

Khi bệnh huyết áp cao ở tuổi trung niên được hạn chế thì khả năng bị những bệnh lý nguy hiểm đến tính mạng như đột quỵ hay suy tim cũng sẽ giảm theo. Thuốc hạ huyết áp đóng vai trò rất to lớn trong việc bảo vệ và ngăn ngừa khả năng bị những bệnh lý nguy hiểm do bệnh huyết áp cao ở tuổi trung niên gây ra như suy giảm trí tuệ và tinh thần, hay bệnh tim mạch, bệnh về não bộ...

Ngoài ra, khi độ tuổi của con người tăng lên thì nguy cơ bị bệnh huyết áp cao cũng tăng theo. Nhất là khi về già, bệnh huyết áp cao ở người già rất phổ biến và ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống. Huyết áp cao ở người già có thể do bệnh huyết áp cao ở tuổi trung niên phát hiện muộn hoặc không điều trị kịp thời, hoặc cũng có thể do một số nguyên nhân như:

  • Hóa chất BPA: Đây là một loại hóa chất có trong một số đồ gia dụng bằng nhựa như chai nhựa, bao nilon, hộp nhựa..., chúng làm gia tăng khả năng mắc bệnh huyết áp cao ở người già.
  • Thực phẩm có chứa đường: Loại đường gây nên bệnh huyết áp cao nhiều nhất là đường Fructose có trong những loại đồ ăn nhanh nhiều chất béo.
  • Chứng ngưng thở khi ngủ: Đây là bệnh lý xuất hiện ở độ tuổi trung niên nhưng nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm thì sẽ dẫn đến huyết áp cao ở người già.
  • Những vấn đề về tâm lý của người gia như cô đơn, sống một mình...
  • Dùng một số loại thuốc điều trị bệnh lý khác như thuốc giảm đau, thuốc hạ sốt, thuốc kháng viêm Ibuprofen, thuốc điều trị trầm cảm và những loại thảo dược nhưng gây ra tác dụng không mong muốn là bệnh huyết áp cao.
  • Mắc phải bệnh lý về tuyến giáp như suy giáp, cường giáp hay bệnh lý cận giáp cũng làm gia tăng bệnh huyết áp cao.
huyết áp cao
Tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh huyết áp cũng tăng lên

Một số biện pháp giúp giảm bớt nguy cơ bị bệnh huyết áp cao ở người già đó là:

  • Không dùng thức ăn đựng trong hộp nhựa, chai nhựa và những dụng cụ khác làm từ BPA, thay vào đó có thể dùng đồ bằng thủy tinh, gốm...
  • Cắt giảm lượng đường trong khẩu phần ăn hằng ngày, không ăn thức ăn nhanh, nhiều chất béo.
  • Nếu có dấu hiệu béo phì thì nên thực hiện giảm cân bằng việc duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý và tăng cường luyện tập thể dục thể thao đều đặn.
  • Có một lối sống vui vẻ, lạc quan, hạnh phúc để đẩy lùi căng thẳng, stress và bệnh huyết áp cao.
  • Nếu có dùng bất cứ loại thuốc nào có nguy cơ gây huyết áp cao ở người già thì cần có chỉ định cụ thể và tư vấn sử dụng của bác sĩ điều trị.
  • Điều trị triệt để bệnh lý suy giáp, cường giáp, cận giáp và những bệnh mắc phải nếu có.

Bệnh huyết áp cao ở tuổi trung niên là một bệnh lý tiềm ẩn rất nguy hiểm, gây ảnh hưởng đến não bộ và tinh thần của bệnh nhân khi về già. Vì vậy, khi có bất cứ dấu hiệu nào của bệnh huyết áp cao thì cần đến những cơ sở y tế sớm nhất để được chẩn đoán, theo dõi và điều trị, tránh việc phát hiện muộn gây nên huyết áp cao ở người già.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

5.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Viflucamin
    Công dụng của thuốc Viflucamin

    Thuốc Viflucamin – viên uống hỗ trợ suy giảm trí nhớ, mất khả năng tập trung đồng thời hỗ trợ làm tăng sức bền thành mạch máu. Vậy thuốc Viflucamin là thuốc gì? Thuốc Viflucamin có tác dụng như thế ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • abetol
    Công dụng thuốc Abetol

    Thuốc Abetol là nhóm thuốc được ưu tiên chỉ định dùng điều trị bệnh cao huyết áp, ngăn ngừa đột quỵ, đau tim và các vấn đề về thận. Vậy thuốc Abetol nên được dùng với liều lượng như thế ...

    Đọc thêm
  • covaprile
    Công dụng thuốc Covaprile

    Covapril với hoạt chất chính Perindopril, thuộc nhóm thuốc kháng men chuyển angiotensin (ACE), hoạt động bằng cách làm giãn các mạch máu để việc lưu thông máu được dễ dàng hơn. Thuốc thường được sử dụng để phối hợp ...

    Đọc thêm
  • amlaxopin
    Công dụng thuốc Amlaxopin

    Amlaxopin thuộc nhóm thuốc tim mạch, có tác dụng chính dùng để điều trị tăng huyết áp và các bệnh lý về tim mạch. Tuân thủ chỉ định, liều dùng thuốc Amlaxopin sẽ giúp người bệnh nâng cao hiệu quả ...

    Đọc thêm
  • Orela 12.5
    Công dụng thuốc Orela 12.5

    Orela 12.5 là thuốc có tác dụng ức chế thụ thể Beta, được dùng trong điều trị tăng huyết áp và suy tim. Tuân thủ chỉ định, liều dùng thuốc Orela 12.5 sẽ giúp người bệnh nâng cao hiệu quả ...

    Đọc thêm