5 mô hình Hồi sức cấp cứu hoàn toàn mới tại Vinmec

Từ tháng 10/2018, Khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Vinmec Times City đã thực hiện 5 mô hình hoạt động mới, với sự hỗ trợ của Giáo sư J. Christopher Farmer – Nguyên Chủ tịch Hồi sức tích cực Mỹ, Nguyên Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Mayo Clinic Arizona. Đó là các Đội phản ứng nhanh (RRT); Đi buồng đa chuyên khoa (Multidisciplinary ICU rounds); Telemedicine trong hồi sức cấp cứu (eICU); Xử trí tình trạng nhiễm khuẩn huyết trong hồi sức cấp cứu (Sepsis bundle); Nâng cao năng lực điều dưỡng hồi sức cấp cứu (Team-base Care).

Sau 1 năm, các hoạt động nói trên đang dần trở thành thường quy tại Bệnh viện Vinmec Times City và góp phần đem lại hiệu quả tích cực trong lĩnh vực hồi sức cấp cứu, nâng cao chất lượng điều trị, chăm sóc và an toàn cho người bệnh tại Vinmec. Đặc biệt, mô hình RRT mà Vinmec là một trong những bệnh viện đầu tiên tại Việt Nam triển khai, khi báo cáo tại Hội thảo Hồi sức cấp cứu Vinmec lần III từ ngày 3-5/10 vừa qua, đã được quan tâm và chú ý đặc biệt.

Giáo sư J. Christopher Farmer
Giáo sư J. Christopher Farmer – Nguyên Chủ tịch Hồi sức tích cực Mỹ

5 mô hình Hồi sức cấp cứu tại Vinmec

1. Đội phản ứng nhanh toàn bệnh viện (Rapid Response Team – RRT)

Ngày 1/4/2019, Đội RRT Vinmec Times City được thành lập với nòng cốt là 67 bác sĩ & điều dưỡng IC (điều dưỡng nội trú các chuyên khoa). Để phát hiện sớm các dấu hiệu thay đổi cấp tính của người bệnh, dự phòng từ xa các biến cố ngừng tuần hoàn (kích hoạt code blue) không mong muốn, các khoa phòng có thể yêu cầu hỗ trợ của RRT, đội RRT sẽ tiếp cận đánh giá và đưa ra các can thiệp sớm nếu bệnh nhân có chỉ định can thiệp. Sau 6 tháng đi vào hoạt động, RRT đã phát hiện sớm 80 trường hợp có dấu hiệu thay đổi cấp tính, đáp ứng xử lý thành công 100%, ngăn ngừa được các diễn biến xấu sớm của người bệnh. Trong đó, 57 trường hợp sau khi can thiệp ổn định tiếp tục được theo dõi tại khoa, các trường hợp còn lại đã được chuyển sớm xuống ICU và được điều trị hiệu quả không xảy ra tai biến.

Hoạt động RRT đã giúp bổ sung cho hệ thống cấp cứu của bệnh viện, giúp phản ứng sớm trong các trường hợp có nguy cơ diễn biến xấu và nặng, tăng sự an toàn người bệnh điều trị tại Vinmec Times City. Thông qua mô hình RRT, các điều dưỡng đã được nâng cao kiến thức, kỹ năng nhận biết và xử lý các dấu hiệu thay đổi cấp tính của người bệnh.

2. Đi buồng đa chuyên khoa (Multidisciplinary ICU rounds)

Lần đầu tiên tại Vinmec, hàng ngày đội Core (với thành viên là các bác sĩ & điều dưỡng Hồi sức cấp cứu – Phục hồi chức năng – Dinh dưỡng – Dược lâm sàng) đi buồng các bệnh nhân ICU. Thông qua đó, kế hoạch điều trị chăm sóc toàn diện trong mỗi ngày cho bệnh nhân được thảo luận và thống nhất, nhằm đạt được hiệu quả điều trị cao nhất và đảm bảo an toàn cho người bệnh.

Đi buồng
Lần đầu tiên tại Vinmec, hàng ngày đội Core đi buồng các bệnh nhân ICU

3. Xử trí tình trạng nhiễm khuẩn huyết trong hồi sức cấp cứu (Sepsis bundle)

Tình trạng nhiễm khuẩn huyếtsốc nhiễm khuẩn là tình trạng nặng, tỉ lệ tử vong cao. Tuy nhiên các dấu hiệu biểu hiện ban đầu thường thoáng qua, dễ bị bỏ sót ở giai đoạn đầu. Để điều trị nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn hiệu quả, cần nhận diện được các dấu hiệu tưởng chừng như mơ hồ và xử trí kịp thời, tránh diễn biến nặng thành sốc nhiễm khuẩn, suy đa phủ tạng (tỉ lệ tử vong cao 40 – 60%, và điều trị thường khó khăn, phức tạp và tốn kém). Sau 2 tháng hoạt động, dự án Sepsis bundle đã phát hiện sớm 9 trường hợp trong tình trạng nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn trong đó 7 ca cấp cứu, điều trị thành công và kịp thời ngăn ngừa thành diễn tiến thành sốc nhiễm khuẩn nặng và suy đa phủ tạng.

4. Đào tạo nâng cao năng lực điều dưỡng (Team – based care)

Thông qua các dự án nói trên, các điều dưỡng ICU đã được nâng cao kiến tức, kỹ năng chăm sóc người bệnh hồi sức cấp cứu.

Chia sẻ kinh nghiệm
Các bác sĩ và điều dưỡng cùng chia sẻ kinh nghiệm để nâng cao kiến thức, kỹ năng chăm sóc người bệnh, hồi sức cấp cứu

5. Telemedicine trong hồi sức cấp cứu

Dự án giúp đồng bộ hóa chất lượng điều trị trong toàn hệ thống y tế Vinmec về lĩnh vực hồi sức cấp cứu, đặc biệt cho các bệnh viện có khó khăn nguồn nhân lực như khoa Hồi sức cấp cứu bệnh viện Vinmec Nha Trang và Vinmec Phú Quốc. Việc cấp cứu và điều trị cho người bệnh được thực hiện thông qua hoạt động tư vấn thường xuyên, kịp thời của các chuyên gia Hồi sức cấp cứu tại bệnh viện Times City với các bác sĩ tại bệnh viện Vinmec Nha Trang, Phú Quốc thông qua thiết bị công nghệ hiện đại về nghe nhìn và truyền tải thông tin bệnh nhân về xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh, tuân thủ theo quy trình làm việc khoa học (protocol chuyên môn) nhằm đảm bảo chất lượng hội chẩn.

Thay đổi tư duy làm việc – Nâng cao kết quả điều trị

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Quang - Trưởng Đơn nguyên Hồi sức ngoại Tim mạch - Lồng ngực - ngoại chung, Bệnh viện Vinmec Times City: “Các guideline về sốc nhiễm khuẩn đã rất nhiều. Tuy nhiên từ lý thuyết đến thực hành là một khoảng cách lớn cụ thể là tỉ lệ tử vong do sốc nhiễm khuẩn vẫn cao. Vấn đề ở chỗ là sự phát hiện sớm và tuân thủ các khuyến cáo điều trị cho bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn trong những giờ đầu chưa tốt. Trong khi nhiều cơ sở y tế hiện đang bàn bạc về khả năng thực hiện theo guidelines thì tại Vinmec Times City chúng tôi đã lên kế hoạch triển khai chương trình này từ tháng 4/2019. Từ thực tế điều trị theo Sepsis Bundle,Sau một tháng, tôi nhận thấy việc phát hiện sớm và điều trị trong 1h đầu tiên có vai trò rất quan trọng cho thành công điều trị ở 6h tiếp theo và điều trị về sau, tôi đã đã thu được các kết quả khả quan bước đầu, tuy nhiên chúng tôi sẽ triển khai và thu thập dữ liệu và sẽ có báo cáo đầy đủ trong thời gian tới”.

Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Đăng Tuân - Trưởng Đơn nguyên Hồi sức Ghép tạng, Bệnh viện Vinmec Times City: “Các chương trình Multidisciplinary ICU rounds và Team-base Care có liên quan mật thiết với nhau và chúng không những giúp cải thiện tỉ lệ tử vong cho người bệnh, đồng thời giúp nâng cao năng lực đội ngũ nhân viên chăm sóc, điều trị cho người bệnh. Thông qua các hoạt động này, các điều dưỡng được nâng cao trình độ, tự tin trong xử lý các tình huống khó, họ thấy không bị đơn độc mà có cả hệ thống và đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng hỗ trợ trong việc đánh giá và xử lý các tình huống cụ thể. Khi người bệnh xuất hiện các tình trạng bệnh lý, biến cố trên lâm sàng, cả nhóm sẽ được cập nhật, trao đổi và thống nhất phương án chăm sóc và điều trị. Dự án đi buồng đa chuyên khoa nên mở rộng ra các khoa khác trong bệnh viện Vinmec Times City, các khoa ICU ở các bệnh viện khác thuộc hệ thống y tế Vinmec để có thể đem lại dịch vụ và chuyên môn tốt nhất và an toàn nhất cho người bệnh”.

Các điều dưỡng tham gia đi buồng
Các điều dưỡng tham gia đi buồng

Điều dưỡng trưởng Khoa Hồi sức cấp cứu Đào Hải Nam: “Kinh nghiệm ở nhiều bệnh viện trên thế giới, Đi buồng đa chuyên khoa được chứng minh là một công cụ rất có ích trong việc nâng cao đạt hiệu quả điều trị, chăm sóc và an toàn người bệnh. Bởi ở đó các thành viên tham gia vào hoạt động đi buồng đến từ nhiều chuyên khoa khác nhau cùng trao đổi, thảo luận để đưa ra kế hoạch điều trị chăm sóc phù hợp nhất cho bệnh nhân.

Với vai trò người chăm sóc chính, người điều dưỡng được coi là một trong những thành viên nòng cốt trong team đi buồng. Để đảm nhiệm được nhiệm vụ quan trọng này, người điều dưỡng không những cần nắm chắc thông tin, diễn biến của bệnh mà còn phải không ngừng học tập để nâng cao năng lực chuyên môn. Được tham gia vào hoạt động đi buồng – đây là cơ hội rất tốt để điều dưỡng ICU có cơ hội học hỏi nhiều kiến thức chuyên môn từ các thành viên khách như cơ chế bệnh học, kiến thức dược lý cho đến chế độ dinh dưỡng, liệu pháp phục hồi chức năng ...”.

Bác sĩ Nguyễn Quang Thắng - Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu Vinmec Times City: “Khi điều trị cho người bệnh, không phải lúc nào bác sĩ giải quyết một mình cũng là tốt. Khi chúng ta có đội ngũ bác sĩ, có khả năng chia sẻ, thảo luận về kế hoạch điều trị, đưa ra đường hướng thống nhất, bệnh nhân sẽ nhận được phác đồ trị chuẩn mọi lúc trong ngày, mọi ngày trong tuần, không có sự khác biệt giữa các tua trực, giảm thiểu rủi ro trong điều trị.

Qua kinh nghiệm triển khai ở Vinmec Times City, chúng tôi thấy bước đầu bao giờ cũng sẽ khó khăn, nhưng nhưng muốn thành công thì cứ phải bắt tay vào, cứ bước đi sẽ đến. Chúng tôi sẽ sàng hướng dẫn, hỗ trợ các đồng nghiệp ở các bệnh viện khác, kể cả qua telemedicine, làm sao có thể tối ưu mọi nguồn lực điều trị hiệu quả cho người bệnh”.

Tiến sĩ, Bác sĩ Phùng Nam Lâm – Phó TGĐ chuyên môn kiêm Trưởng Tiểu ban Cấp cứu Vinmec: “Các dự án đã được sự ủng hộ của Ban lãnh đạo, các nhân viên y tế để triển khai rộng khắp toàn bệnh viện. Thông qua thay đổi cách làm việc, Vinmec Times City đã bước đầu thành công: Vinmec Times City đã xây dựng team work rất tốt với cách thức tổ chức hoạt động hướng đến người bệnh là trung tâm, ngăn ngừa được các rủi ro biến chứng, diễn biến xấu từ giai đoạn sớm để giảm gánh nặng, nguy cơ với người bệnh. Khi có kết quả rõ ràng, dự án sẽ mở rộng đến các bệnh viện Vinmec trong toàn hệ thống.”

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan