Điều trị tai biến mạch não ở người trẻ tuổi bằng cách nào?

Hỏi

Bác sĩ ơi cho em hỏi tí ạ. Cách đây cũng khá lâu rồi em bị tai biến nhẹ. Vẫn đi lại bình thường nhưng cách đây mấy hôm em nằm bệnh viện, giờ đã về nhà nhưng em chóng mặt và sợ hãi hoảng loạn. Hôm trước em điều trị nhồi máu não giờ em cúi đầu xuống chổng mông lên tí trong vòng 5 giây em không chịu được và trong người cứ quay quay là sao bác sĩ mong bác sĩ trợ giúp em với ạ

Hoàng Văn Phú ( 1984 )

Trả lời

Chào bạn

Bạn sinh năm 1984, như vậy bạn mới có 35 tuổi mà đã tai biến mạch não cách đây khá lâu rồi. Tai biến mạch não ít xảy ra ở người trẻ tuổi. Nếu có hay gặp do vỡ phình mạch não, hoặc trên những người có tiền sử mắc các bệnh lý tim mạch như rung nhĩ, bệnh van tim, béo phì, tăng huyết áp do thận, sử dụng thuốc chống đông...Vì vậy chẩn đoán tai biến mạch não của bạn đã được chẩn đoán ở đâu. Bạn đã được chụp cắt lớp vi tính sọ não, chụp cộng hưởng từ não, mạch não chưa, bạn có các bệnh lý khác kèm theo không..Tôi phải dựa vào các thông tin đó mới có thể đưa ra lời khuyên cụ thể cho bạn được.

Trước mắt tôi khuyên bạn thế này: Có vẻ như bạn đang rất lo lắng và mất bình tĩnh. Tất nhiên khi ai mắc bệnh cũng đều có phản ứng như thế nhưng khi lo lắng sẽ làm người bệnh ăn kém, mất ngủ, đau đầu tăng lên, đôi khi hồi hộp đánh trống ngực, chóng mặt, bủn rủn chân tay.. làm bệnh nặng lên. Bạn cố gắng giữ vững tinh thần, ăn uống đầy đủ, ngủ khoảng 5-6 giờ mỗi ngày, tập vật lý trị liệu theo hướng dẫn của bác sĩ. Sau tai biến mạch máu não, đặc biệt thể chảy máu não. Bệnh nhân phải nằm nghỉ ngơi tuyệt đối tại giường nhiều ngày, nên khi vận, động, tập ngồi dậy, hoặc đi lại sẽ có dấu hiệu chóng mặt do tư thế.

Vì vậy bạn nên tập các động tác từ từ tăng dần tùy theo thể chất của mình, theo thời gian dấu hiệu chóng mặt sẽ giảm. Một lưu ý là nếu bạn tổn thương tiểu não thì chóng mặt sẽ đỡ chậm hơn do tiểu não là vùng điều phối các hoạt động thăng bằng của cơ thể, nên bạn phải kiên trì.

Bạn cũng nên thông báo lại cho bác sĩ điều trị bệnh cho bạn vì đó là người nắm rõ bệnh của bạn nhất. Hoặc bạn đến khám lại tại những có sở y tế tin cậy, đem theo tất cả các tài liệu khám chữa bệnh trước đó mà bạn có để bác sĩ tham khảo nhé. Chúc bạn nhanh khỏi bệnh

BSCK II Phạm Thị Sơn - Bác sĩ Thần kinh - Khoa Khám bệnh & Nội khoa, Bệnh viện ĐKQT Vinmec Hải Phòng

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan