Bảo tồn sinh sản cho phụ nữ điều trị ung thư

Rất nhiều các phương pháp điều trị ung thư có ảnh hưởng tạm thời hoặc vĩnh viễn lên khả năng sinh sản. Do đó trước khi bắt đầu quá trình điều trị hãy tham vấn với bác sĩ về nguy cơ ảnh hưởng lên khả năng sinh sản cũng như các giải pháp để bảo tồn khả năng sinh sản của bản thân.

1. Điều trị ung thư ảnh hưởng tới khả năng sinh sản như thế nào?

Các vấn đề về sinh sản do bệnh lý ung thư và do điều trị ung thư xảy ra theo hai con đường chính:

  • Gây tổn thương các cơ quan liên quan tới sinh sản, như buồng trứng, vòi fallop, tử cung và cổ tử cung.
  • Gây tổn thương tới các cơ quan sản xuất nội tiết tố, chẳng hạn như buồng trứng.

Buồng trứng là nơi lưu trữ trứng của người phụ nữ, do đó tổn thương buồng trứng sẽ trực tiếp gây tổn thương tới số trứng dự trữ. Trứng dự trữ là những trứng chưa trưởng thành, lưu trữ ở cả hai bên buồng trứng. Số trứng này có từ khi sinh ra, chỉ mất đi mà không thể hồi phục lại. Do đó nếu tổn thương buồng trứng có thể dẫn tới hậu quả vô sinh và mãn kinh sớm.

Phụ nữ
Nếu tổn thương buồng trứng có thể dẫn tới hậu quả vô sinh và mãn kinh sớm

2. Các phương pháp điều trị ung thư ảnh hưởng tới khả năng sinh sản

Dưới đây là các phương pháp điều trị ung thư có các tác dụng không mong muốn ảnh hưởng (hoặc có thể ảnh hưởng) lên khả năng sinh sản:

  • Hóa trị: các hóa chất dùng trong hóa trị (đặc biệt là các tác nhân alkyl hóa) có thể ảnh hưởng tới khả năng sinh sản. Các thuốc có thể ảnh hưởng tới sinh sản là:
    • Busulfan (Busulfex, Myleran).
    • Carmustine (BiCNU).
    • Chlorambucil (Leukeran).
    • Cyclophosphamide (Neosar).
    • Doxorubicin (Adriamycin).
    • Lomustine (CeeNU).
    • Mechlorethamine (Mustargen).
    • Melphalan (Alkeran).
    • Procarbazine (Matulane).

  • Xạ trị: xạ trị vào các bộ phận dưới đây có thể ảnh hưởng tới khả năng sinh sản:
    • Vùng bụng.
    • Chậu hông.
    • Cột sống vùng thấp.
    • Buồng trứng và khu vực xung quanh buồng trứng.
    • Tử cung.
    • Tuyến yên (nằm trong não).
    • Toàn thân (trong cấy ghép tủy xương).
  • Phẫu thuật: phẫu thuật loại bỏ cơ quan liên quan tới sinh sản có thể ảnh hưởng tới khả năng sinh sản:
    • Phẫu thuật cắt bỏ tử cung.
    • Phẫu thuật cắt bỏ cổ tử cung.
    • Phẫu thuật cắt bỏ một hoặc hai bên buồng trứng.
    • Phẫu thuật loại bỏ hạch chậu.

3. Hành kinh và mang thai sau khi điều trị ung thư

Phụ nữ có kinh nguyệt sau khi điều trị ung thư có thể mang thai, tuy nhiên kinh nguyệt không phải sự bảo đảm hoàn toàn cho khả năng có thai.

Ở một số trường hợp, việc điều trị ung thư làm chu kỳ kinh nguyệt dừng lại, gọi là mãn kinh sớm, và nó gây vô sinh vĩnh viễn.

Ở một số trường hợp khác, chu kỳ kinh nguyệt chỉ dừng tạm thời và sau đó hồi phục lại. Phụ nữ có kinh trở lại sau hóa trị vẫn có thể có khả năng thấp mang thai

Ở những phụ nữ nhiều tuổi hoặc chịu liều xạ hoặc liều hóa chất lớn, thời gian để có kinh trở lại thường dài hơn, và khả năng hành kinh trở lại cũng thấp hơn.

Trẻ em và phụ nữ trẻ thường có số lượng trứng dự trữ lớn hơn so với phụ nữ nhiều tuổi. Họ cũng ít khi bị mãn kinh đột ngột hoặc vô sinh ngay sau hóa trị. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa phụ nữ trẻ sẽ không bị vô sinh. Với xạ trị vùng chậu và vùng bụng dưới cũng như hóa trị liều cao, ngay cả trẻ em cũng có thể bị mãn kinh ngay lập tức.

Bà bầu
Phụ nữ có kinh nguyệt sau khi điều trị ung thư vẫn có thể mang thai

4. Mang thai sau khi điều trị ung thư

Điều kiện để mang thai mà không cần hỗ trợ sinh sản là:

  • Có ít nhất một bên buồng trứng khỏe mạnh với đủ số trứng dự trữ cần thiết.
  • Một vòi fallop khỏe mạnh.
  • Tử cung khỏe mạnh.
  • Một số nội tiết tố cần thiết đạt mức lý tưởng.

Tuy nhiên một số trường hợp nên chờ đợi một thời gian trước khi mang thai, và khoảng thời gian chờ đợi phụ thuộc vào:

  • Loại và giai đoạn ung thư.
  • Phương pháp điều trị.
  • Độ tuổi của bệnh nhân.

Ví dụ, người phụ nữ điều trị theo liệu pháp nội tiết tố cần trì hoãn mang thai một thời gian.

Trì hoãn mang thai cũng có thể làm giảm khả năng có thai, bởi số trứng dự trữ giảm dần theo thời gian. Do đó, nên cân nhắc các biện pháp bảo tồn sinh sản.

5. Các biện pháp bảo tồn khả năng sinh sản

Tất cả các phụ nữ bị ung thư nên tham vấn với bác sĩ về nguy cơ vô sinh và các phương án bảo tồn khả năng sinh sản càng sớm càng tốt trước khi tiến hành điều trị.

Phương pháp bảo tồn khả năng sinh sản ở nữ được lựa chọn dựa trên:

  • Tuổi.
  • Tình trạng sức khỏe của người phối ngẫu.
  • Sự trưởng thành về thể chất và sinh dục.
  • Nguyện vọng cá nhân.

Các phương pháp bảo tồn khả năng sinh sản ở nữ bao gồm:

  • Đông lạnh phôi: đây là phương pháp bảo tồn khả năng sinh sản ở nữ thành công nhất, còn được gọi là thụ tinh nhân tạo. Người phụ nữ uống thuốc kích trứng trong khoảng 2 tuần, sau đó trứng sẽ được lấy ra, thụ tinh trong phòng thí nghiệm rồi đông lạnh để dành cho sau này.
  • Đông lạnh noãn: phương pháp này tương tự đông lạnh phôi, tuy nhiên trứng sẽ không được thụ tinh. Phương pháp này áp dụng cho những người phụ nữ chưa có chồng, và tỉ lệ thành công thấp hơn đôi chút so với đông lạnh phôi.
  • Phẫu thuật bảo tồn khả năng sinh sản ở nữ: một số phẫu thuật cổ tử cung hoặc buồng trứng có thể bảo tồn khả năng sinh sản.
    • Với phẫu thuật ung thư cổ tử cung, đôi khi phẫu thuật viên chỉ loại bỏ cổ tử cung mà vẫn giữ nguyên tử cung. Người phụ nữ có thể sinh con qua phẫu thuật lấy thai. Đây là một lựa chọn cho những phụ nữ ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu.
    • Với phẫu thuật ung thư buồng trứng, đôi khi chỉ cần loại bỏ một bên buồng trứng, áp dụng cho những ung thư giai đoạn sớm khu trú ở một bên buồng trứng. Điều này giúp bảo tồn bên buồng trứng khỏe mạnh để sinh sản và tránh bị mãn kinh sớm.
  • Xạ trị bảo tồn buồng trứng: một số phụ nữ chỉ cần xạ trị một bên buồng trứng, giúp bảo tồn khả năng sinh sản. Một phương án khác là sử dụng phương pháp cố định buồng trứng, phẫu thuật viên sẽ di chuyển một hoặc cả hai bên buồng trứng sao cho tia xạ sẽ không chiếu vào, sau đó đặt chúng lại vị trí cũ sau khi chiếu xạ xong. Tuy nhiên cách này không phải lúc nào cũng thành công. Xạ trị không phải lúc nào cũng chính xác và vẫn có thể chiếu vào buồng trứng cũng như mạch cấp máu cho buồng trứng.
  • Bảo tồn mô buồng trứng: phương pháp này cần phẫu thuật lấy mô buồng trứng ra và cho đông lạnh, sau đó cấy ghép trở lại khi việc điều trị ung thư hoàn tất. Phương pháp này có lẽ là lựa chọn duy nhất đối với các bé gái khi không thể tiến hành đông lạnh phôi hoặc đông lạnh noãn.

6. Cân nhắc chọn lựa biện pháp bảo tồn khả năng sinh sản

Không phải phương pháp bảo tồn khả năng sinh sản ở nữ nào cũng phù hợp với tất cả mọi người. Khi lựa chọn hãy cân nhắc những điều sau:

  • Có thể đáp ứng chi phí cho phương pháp định lựa chọn hay không?
  • Tỉ lệ thành công giữa các phương pháp.
  • Các ảnh hưởng tâm lý tới bệnh nhân, khi bệnh nhân đang trong giai đoạn đầy căng thẳng.

7. Các câu hỏi tham khảo bệnh nhân có thể sử dụng

Nếu cảm thấy khó khăn khi tham vấn bác sĩ, bệnh nhân có thể tham khảo một số câu hỏi dưới đây:

  • Phương pháp điều trị sẽ ảnh hưởng tới khả năng sinh sản ra sao?
  • Ảnh hưởng lên sinh sản này là tạm thời hay vĩnh viễn?
  • Có phương pháp điều trị nào ảnh hưởng ít hơn không?
  • Phương pháp bảo tồn sinh sản nào thích hợp nhất?
  • Phương pháp bảo tồn sinh sản được lựa chọn có ảnh hưởng tới nguy cơ tái phát ung thư hay không?
  • Sau khi điều trị, làm thế nào để biết khả năng sinh sản đã quay lại chưa?

Được thành lập từ tháng 11/2014, cho đến nay, trung tâm hỗ trợ sinh sản IVF Vinmec - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City đã thực hiện hỗ trợ sinh sản cho trên 1000 cặp vợ chồng hiếm muộn với tỷ lệ thành công trên 40%. Tỷ lệ này tương đương với các nước phát triển như Anh, Mỹ, Australia,..

Trung tâm Hỗ trợ sinh sản - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có các ưu điểm vượt trội sau:

  • Là trung tâm được xây dựng và áp dụng điều trị và thăm khám toàn diện.
  • Là nơi quy tụ đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực sản khoa trong nước và quốc tế.
  • Khách hàng được tư vấn hiểu rõ những ý nghĩa quan trọng của việc trữ trứng, được khám đánh giá tình trạng phục vụ cho việc lấy trứng dự trữ bởi các chuyên gia nổi tiếng.
  • Tại Vinmec các bác sĩ, kỹ thuật viên trực tiếp thực hiện trữ đông trứng đã được đào tạo bài bản tại các Trung tâm hỗ trợ sinh sản trong nước và quốc tế để thực hiện quy trình nhuần nhuyễn. Do đó, Vinmec đạt được tỉ lệ trứng đạt yêu cầu sau rã đông rất cao 95 – 98%. Chất lượng phôi từ trứng sau ra đông và không đông không có sự khác biệt.
  • Quy trình lấy trứng diễn ra nhanh chóng, không gây đau đớn.
  • Trang thiết bị y tế hiện đại phục vụ cho việc thăm khám, lấy trứng và đảm bảo trữ trứng trong môi trường tối ưu nhất thời gian lưu trữ trứng lâu nhất.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: cancer.net

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan