Cách giảm phù chân giúp bà bầu dễ chịu

Giống như ốm nghén, mệt mỏi và thay đổi tâm trạng, bà bầu bị phù chân cũng là một trong những vấn đề phổ biến mà mẹ bầu phải đối mặt. Khoảng 90% phụ nữ mang thai bị phù ở vùng chân, bao gồm bàn chân và mắt cá chân, đặc biệt là trong vài tháng cuối của thai kỳ.

1. Nhận biết tình trạng phù chân ở bà bầu

Đối với hiện tượng sinh lý bình thường nhận biết phù chân rất dễ, khi thấy bàn chân sưng to, hoặc chân có cảm giác nặng hay thấy mang dép chật hơn bình thường (dù cùng đôi dép thường mang), hay ấn phía trước xương cẳng chân (vùng xương cứng) thấy ấn lõm.

Ngoài hiện tượng sinh lý bình thường như trên, phù chân nguy hiểm nếu:

  • Xuất hiện khi có các bệnh lý huyết áp, thận hay tim mạch thì lúc này bạn nên cẩn thận chú ý hơn.
  • Phù chân xuất hiện sớm hơn, không đợi bụng to có chèn ép, không chỉ phù ở chân, mà còn phù tay, mặt.
  • Mắt thì thấy nặng mí mắt, mọng vùng quanh mắt, ấn lõm vùng xương trán, ngón tay múp hẳn lên, tăng cân bất thường hơn 1kg / tuần. Nếu bị phù do các bệnh lý thận thì bà bầu sẽ thấy lượng nước tiểu ít hơn so với bình thường.
  • Đặc biệt cực kỳ nguy hiểm hơn là phù chân còn có thể gặp khi có bệnh tiền sản giật (gặp khi thai từ 20 tuần, gồm có cao huyết áp, phù và nước tiểu có đạm), bệnh thận (thường nhất là hội chứng thận hư). Với phù dạng này, chỉ có điều trị bệnh gốc mới làm giảm phù.

2. Cách giảm phù chân cho bà bầu

Nếu hiện tượng phù nề chân khi mang thai không liên quan đến bệnh lý thì bà bầu không cần phải lo lắng. Hãy thử áp dụng những biện pháp sau đây để giúp giảm phù chân cho bà bầu:

Trong hoạt động hằng ngày:

  • Khi ngủ bà bầu nên nằm nghiêng một bên để làm giảm áp lực máu tụ ở chân. Có thể gác chân lên cao hoặc đặt đệm dưới chân khi mẹ bầu nằm trên giường.
Cách giảm phù chân giúp bà bầu dễ chịu
Khi ngủ bà bầu nên nằm nghiêng một bên để làm giảm áp lực máu tụ ở chân

  • Khi đi làm nên đặt một cái ghế nhỏ dưới bàn để gác chân lên, tránh bị mỏi chân.
  • Không nên bắt chéo chân khi đang ngồi để tránh tình trạng máu không thể lưu thông gây tê chân, sưng phù chân.
  • Tránh đứng lâu một chỗ, cần đi dạo thường xuyên để giữ cho máu được lưu thông đều đặn ở 2 chân.
  • Nên tắm nước nóng. Dùng nước ấm để ngâm chân khoảng 10 - 15 phút, cũng là một cách giúp chân thư giãn hữu hiệu, có khả năng làm giảm sưng phù.
  • Tập thể dục đều đặn cũng là một trong những phương thức trị phù chân cho bà bầu. Các môn thể dục thích hợp như yoga giúp máu lưu thông một cách dễ dàng.
  • Tránh tăng cân quá mức; Hạn chế ở ngoài môi trường nắng nóng.

Trong lựa chọn trang phục:

  • Mang giày, dép quá chật chính là nguyên nhân gây phù nề đôi bàn chân. Hay nguy hiểm hơn còn là nguyên nhân gây nên chứng viêm tấy kẽ chân, chai, sần ngón chân. Chính vì vậy, bà bầu nên chọn đi những loại giày và dép thoải mái, có thể hở rộng một chút, đế thấp, bằng.
  • Khi có điều kiện nên tháo giày dép để tạo cho chân cảm giác thoải mái, máu dễ dàng lưu thông.
  • Không mang vớ bó chặt cũng như phải nhớ tháo vớ ra trước khi bước xuống giường để máu không tụ quanh mắt cá chân.
  • Chọn quần áo rộng rãi, tránh đồ quá chật và bó sát vào người gây nguy hiểm tới em bé.

Trong chế độ ăn uống:

  • Uống nhiều nước sẽ giúp kích thích thận bài tiết, giúp làm giảm tình trạng giữ nước trong cơ thể. Nếu uống ít nước, thận sẽ nhận được tín hiệu rằng cơ thể đang cần giữ lại nước và làm tình trạng phù thũng càng nặng thêm.
  • Phải tuyệt đối hạn chế các loại đồ uống có chứa chất cà phê phin, ga và cồn, bởi chúng không chỉ là những loại đồ uống gây hại cho thai nhi, mà còn gây nên chứng phù nề chân cho thai phụ. Không nên ăn các loại thực phẩm hay món ăn có chứa lượng lớn muối vì sẽ không giúp giảm phù chân cho bà bầu mà còn có nguy cơ tiến triển sang nhiều bệnh lý khác.
  • Nên tuân thủ theo một chế độ ăn uống cân bằng và khoa học. Đó là hãy ăn nhiều loại thực phẩm có chứa nhiều protein như đậu lăng, các sản phẩm từ sữa. Ăn nhiều rau xanh như: Bắp cải, đậu lăng, rau bina. Ngoài ra cần bổ sung các loại trái cây như táo, đu đủ và ổi. Khuyến khích ăn nhiều các loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin, canxi, và kẽm. Nên ăn những loại thực phẩm giàu vitamin E như rau bina, dầu quả hạnh, khoai lang, hạt hướng dương....

Mát xa chân:

  • Biện pháp thực hiện các động tác mát-xa cho đôi bàn chân như xoay bàn chân cũng rất hữu dụng, bằng cách xoay tròn cổ chân theo một vòng tròn lớn , sau đó gập bàn chân lại, tiếp theo là xoay từng ngón chân theo chiều kim đồng hồ và cuối cùng là đổi sang chân còn lại. Nên tập đều đặn mỗi ngày 2 - 3 lần, mỗi lần trong 10 phút.

  • Hoặc chỉ cần nằm dài ra trên đệm hay sàn nhà, từ từ nâng từng chân một lên cao, rồi lại hạ xuống đổi chân, biện pháp này rất hữu hiệu giúp trị phù chân cho bà bầu.

Phù chân bình thường trong thai kỳ thường chỉ liên quan đến phần chân và đôi khi là bàn tay, với những trường hợp này, nếu nghỉ ngơi hợp lý, các dấu hiệu sưng sẽ giảm dần.

Tuy nhiên nếu bà bầu bị sưng phù chân lâu ngày, mặc dù đã nghỉ ngơi mà vẫn không giảm bớt, thậm chí kèm theo các triệu chứng như: đau đầu, rối loạn thị giác, mờ mắt, đau bụng,... thì tình hình trở nên rất nguy hiểm và bạn phải tới gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Bởi hiện tượng sưng phù cũng là một tín hiệu của tiền sản giật. Tiền sản giật là một hội chứng của cao huyết áp trong thai kỳ và có thể trở nên nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời.

Khoa Sản phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ khám và điều trị các bệnh lý trong thai kỳ của bà mẹ mang thai. Đặc biệt khi tham gia Chương trình chăm sóc thai sản trọn gói ngay từ khi bắt đầu mang thai từ những tháng đầu tiên sản phụ sẽ được tham gia đầy đủ các lần khám thai, siêu âm 3D, 4D định kỳ cùng các xét nghiệm thường quy để đảm bảo người mẹ luôn khỏe mạnh và thai nhi phát triển toàn diện.

Sản phụ sẽ được tư vấn và kiểm tra sức khỏe dưới sự theo dõi sát sao của các Bác sĩ Sản khoa giàu kinh nghiệm, chuyên môn, giúp các bà mẹ có thêm kiến thức để bảo vệ sức khỏe trong thai kỳ cũng như giảm thiểu những biến chứng ảnh hưởng tới mẹ và con.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

143.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan