Cách trị mụn nội tiết an toàn

Mụn nội tiết thường phát triển kèm theo sự thay đổi về nồng độ các hormon trong cơ thể. Chúng gây ra các mức độ tổn thương khác nhau từ nhẹ đến nghiêm trọng và để lại sẹo. Tìm hiểu về mụn nội tiết và cách trị mụn nội tiết sẽ giúp bạn tránh được các hậu quả không mong muốn cho làn da của mình.

1. Mụn nội tiết tố là gì?

Mụn trứng cá do nội tiết tố, còn được gọi là mụn trứng cá ở tuổi trưởng thành, ảnh hưởng đến người lớn trong độ tuổi từ 20 đến 50. Mụn trứng cá gây ra các vết sưng trên mặt, vai, ngực và lưng dưới các hình thức: sẩn, nốt, nang, mụn đầu đen, mụn đầu trắng thường gặp nhất là ở xung quanh miệng, cằm.

Mụn trứng cá do nội tiết tố là kết quả trực tiếp của lượng bã nhờn dư thừa trong các tuyến dầu.

2. Nguyên nhân nào gây ra mụn nội tiết tố?

Mụn trứng cá hình thành do lỗ chân lông bị tắc nghẽn (do bã nhờn dư thừa, tế bào chết, vi khuẩn). Mụn trứng cá do nội tiết tố phát triển khi có sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể làm tăng lượng dầu mà da sản xuất. Dầu này tương tác với vi khuẩn trên các lỗ chân lông trên da và gây ra mụn.

Nguyên nhân gây ra mụn do nội tiết tố có thể kiểm soát được như:

  • Căng thẳng.
  • Thiếu ngủ.
  • Sử dụng các sản phẩm chăm sóc tóc và da không chứa dầu hoặc không chứa các thành phần không làm tắc nghẽn lỗ chân lông.

Nguyên nhân gây ra mụn do nội tiết tố khác như:

  • Thay đổi nồng độ hormone ở phụ nữ, bao gồm xung quanh chu kỳ kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều, thời gian mang thai, thời kỳ mãn kinh hoặc sau khi ngừng kiểm soát sinh sản.
  • Nam giới đang điều trị testosterone.
  • Tiền sử gia đình bị mụn trứng cá (khuynh hướng di truyền).
  • Tác dụng phụ của thuốc (steroid).
  • Các tình trạng bệnh lý đã có từ trước (hội chứng buồng trứng đa nang, các bệnh lý buồng trứng khác và các tình trạng chuyển hóa).

3. Cách trị mụn nội tiết

3.1. Cách điều trị mụn nội tiết với sản phẩm không kê đơn

Cách điều trị mụn nội tiết với sản phẩm không kê đơn có thể áp dụng cho các trường hợp nhẹ tuy nhiên thường không thành công. Phương pháp này có thể bao gồm việc sử dụng các sản phẩm làm sạch da kháng khuẩn, Benzoyl peroxide (một chất hoạt động bằng cách đưa oxy vào lỗ chân lông, tiêu diệt vi khuẩn có liên quan đến mụn trứng cá, làm sạch nang lông của tế bào da chết, ngăn ngừa mụn bùng phát.).

Các thuốc không kê đơn khác có sẵn nhưng có ít bằng chứng hơn về hiệu quả của chúng đối với mụn nội tiết.

3.2. Cách điều trị mụn nội tiết bằng thuốc tránh thai

Thuốc tránh thai đường uống được sử dụng đặc biệt để điều trị mụn trứng cá có chứa Ethinylestradiol cộng với một trong những chất sau:

  • Drospirenone.
  • Norgestimate.
  • Norethindrone.

Các thành phần này cùng với nhau nhắm vào các hormone có thể gây ra mụn trứng cá nội tiết. Vì vậy, chúng có thể có tác dụng đặc biệt hữu ích trong thời kỳ cao điểm của hoocmon, chẳng hạn như trong thời kỳ rụng trứng.

Tuy nhiên, cách trị mụn nội tiết này có thể không phải là lựa chọn tốt nếu bạn có tiền sử bị đông máu, cao huyết áp hoặc ung thư vú hoặc nếu bạn hút thuốc.

3.3. Cách trị mụn nội tiết với thuốc kháng Androgen

Thuốc kháng Androgen hoạt động bằng cách làm giảm nội tiết tố androgen trong cơ thể. Quá nhiều androgen có thể góp phần gây ra các vấn đề về mụn trứng cá do sự ảnh hưởng của chúng đến các nang lông và làm tăng sản xuất dầu.

Trong đó, Spironolactone (Aldactone) một thuốc chủ yếu được sử dụng để điều trị tình trạng cao huyết áp, nhưng do có tác dụng kháng androgen, nên cũng được sử dụng để điều trị mụn nội tiết với mục đích ngăn cơ thể sản xuất nhiều androgen hơn và đưa nồng độ hormone này về mức ổn định cho phép.

3.4. Cách trị mụn nội tiết ở cằm, mặt, vai, ngực lưng bằng Retinoids

Với các mụn nội tiết tố ở mức độ nhẹ có thể sử dụng các Retinoid tại chỗ. Các Retinoid có nguồn gốc từ vitamin A.

Nhiều loại kem, gel và kem chứa retinoid có sẵn không cần kê đơn. Nhưng bạn có thể gặp bác sĩ để được tư vấn, sử dụng thuốc theo toa có tác dụng mạnh hơn giúp giữ cho làn da của bạn luôn thông thoáng.

Sử dụng retinoid tại chỗ có thể làm tăng nguy cơ bị cháy nắng. Vì vậy, bạn nên bôi thêm kem chống nắng hàng ngày.

4. Cách điều trị mụn trứng cá bằng các phương pháp tự nhiên

Trong một số trường hợp, các cách trị mụn nội tiết ở cằm, mặt, ngực, lưng dựa trên thực vật có thể được sử dụng để làm sạch mụn ở mức độ nhẹ.

Các phương pháp này thường không có tác dụng phụ như thuốc theo toa đôi khi gây ra. Nhưng chúng có thể không hiệu quả. Đảm bảo rằng bạn đã tham khảo ý kiến với bác sĩ về những rủi ro tiềm ẩn và để đảm bảo việc điều trị sẽ không tương tác với bất kỳ loại thuốc nào đang dùng.

4.1. Tinh dầu cây tràm trà và cách trị mụn nội tiết

Tinh dầu cây tràm trà hoạt động bằng cách giảm viêm có thể góp phần gây ra mụn trứng cá. Chất này có sẵn trong nhiều sản phẩm chăm sóc da như toner, sữa rửa mặt. Bạn cũng có thể sử dụng tinh dầu tràm trà như một phương pháp điều trị tại chỗ.

4.2. Mụn nội tiết và cách điều trị với Axit alpha hydroxy

AHA hay Axit alpha hydroxy là một axit thực vật có nguồn gốc chủ yếu từ trái cây họ cam, quýt. AHA có thể giúp loại bỏ các tế bào chết dư thừa trên da làm tắc nghẽn lỗ chân lông, giảm thiểu sự xuất hiện của sẹo mụn.

Bạn có thể tìm thấy thành phần AHA trong nhiều mặt nạ và các loại kem. Tuy nhiên khi sử dụng các sản phẩm có chứa thành phần này, bạn nên hãy thoa thêm kem chống nắng vì giống như retinoids, AHA có thể làm tăng độ nhạy cảm của da với ánh nắng mặt trời.

4.3. Cách trị mụn nội tiết với trà xanh

Trà xanh được biết đến với công dụng giảm các phản ứng viêm trong cơ thể. Để có tác dụng toàn diện hơn, có thể cân nhắc uống một vài cốc trà xanh mỗi ngày song song với việc thực hành chế độ chăm sóc da tại chỗ. Bạn cũng có thể tìm và sử dụng nhiều sản phẩm chăm sóc da, mỹ phẩm có chiết xuất từ trà xanh.

4.4. Cách điều trị mụn nội tiết với vỏ chuối

Chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng và có tác dụng làm đẹp rất hiệu quả. Vỏ chuối chứa một lượng lớn vitamin cùng các dưỡng chất giúp hỗ trợ trong điều trị mụn viêm đỏ có mủ như: vitamin B6, B12, Magie, Kali, Carbohydrate,... Các thành phần này giúp hỗ trợ giảm viêm, ức chế sự lây lan của vi khuẩn gây mụn cực kỳ hiệu quả.

5. Chế độ ăn uống - nên và không nên ăn gì khi bị mụn nội tiết tố

Các thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật chứa nhiều chất chống oxy hóa, giàu axit béo omega-3 giúp giảm viêm ngăn ngừa mụn trứng cá mà bạn có thể bổ sung vào chế độ ăn khi bị mụn nội tiết như: sữa chua, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, dầu oliu, dầu dừa,...

Bên cạnh đó, bạn hãy cân nhắc hạn chế sử dụng những thực phẩm sau:

  • Đường.
  • Các sản phẩm từ sữa.
  • Carbs tinh chế, như mì ống, bánh mì trắng.
  • Thịt đỏ.

Mặc dù thời gian xuất hiện mụn trứng cá do nội tiết tố ở mỗi người là khác nhau, nhưng việc biết được nguyên nhân gây ra mụn và chủ động trong kế hoạch điều trị có thể giúp ngăn ngừa chúng. Có thể mất đến vài tuần để các cách trị mụn nội tiết của bạn phát huy tác dụng. Tuy nhiên, nếu mụn nội tiết của bạn vẫn tiếp tục hoặc trở nên nặng hơn hãy đến thăm khám với bác sĩ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan