Chăm sóc bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết

Nhiễm khuẩn huyết là một hội chứng lâm sàng của rối loạn chức năng cơ quan đe dọa tới tính mạng gây ra bởi một đáp ứng không điều chỉnh được với nhiễm trùng. Bệnh nhiễm khuẩn huyết có thể dẫn tới sốc nhiễm khuẩn đe dọa tới tính mạng của con người. Vậy chăm sóc bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết như thế nào?

1. Nhiễm khuẩn huyết là bệnh gì?

Nhiễm khuẩn huyết là bệnh nhiễm khuẩn toàn thân xảy ra do sự xâm nhập liên tiếp của vi khuẩn và độc tố có trong máu. Phản ứng viêm có thể gây ra nhiều thay đổi trong cơ thể, khiến cho cơ thể phản ứng quá mức và làm tổn thương nhiều tạng. Nhiễm khuẩn huyết xảy ra do hệ miễn dịch của cơ thể con người bị suy yếu, lúc này các loại vi khuẩn, virus xâm nhập trực tiếp vào mạch máu hoặc xâm nhập thông qua vết thương bị nhiễm trùng. Ở mức độ nghiêm trọng, bệnh nhiễm khuẩn huyết có thể dẫn tới shock nhiễm khuẩn và tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Bệnh nhiễm khuẩn huyết có thể gây ra những nguy hiểm tới tính mạng như:

  • Gây rối loạn đông máu làm giảm lưu lượng máu di chuyển tới chân tay và những cơ quan nội tạng khiến cho cơ thể bị thiếu oxy và chất dinh dưỡng.
  • Biến chứng tuần hoàn, hô hấp, suy tạng, rối loạn đông máu,... khi người bệnh không được điều trị kịp thời.
  • Sốc nhiễm khuẩn gây ra sự suy giảm chức năng của một số bộ phận trong cơ thể mắc dù được điều trị tích cực nhưng vẫn gây tử vong.

2. Các triệu chứng của nhiễm khuẩn huyết

Một số triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết bao gồm:

  • Sốt cao
  • Cảm thấy ớn lạnh
  • Da có lốm đốm hoặc trở nên nhợt nhạt: do bệnh nhiễm trùng huyết làm cho quá trình lưu thông máu đến da diễn ra chậm đi nên da trở nên nhợt nhạt hoặc nổi những vết đốm kỳ lạ.
  • Hạ huyết áp: đây là một dấu hiệu rất nghiêm trọng của nhiễm khuẩn huyết và cần được can thiệp kịp thời
  • Nhịp tim nhanh: do máu phải di chuyển nhanh hơn để chống lại vi khuẩn xâm nhập nên sẽ có hiện tượng tăng nhịp tim.
  • Khó thở: do nhiễm trùng ở phổi khiến cho oxy giảm và gây ra viêm phổi hoặc vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể làm tăng nhu cầu oxy và giải phóng carbon dioxide. Để phản ứng với những hiện tượng này, người bệnh cần phải thở nhanh hoặc cảm thấy như bị hụt hơi.

3. Cách chăm sóc bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết

3.1 Hỗ trợ làm giảm tình trạng suy chức năng các cơ quan

Điều chỉnh các rối loạn tuần hoàn

  • Để người bệnh nằm đầu thấp, không đứng ngồi dậy, thay quần áo, phục vụ ăn uống, đại tiểu tiện đều ở tại giường và trong tư thế nằm.
  • Cần phải nhanh chóng truyền dịch và phải đảm bảo loại dịch, tốc độ truyền đúng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Cần phải chú ý theo dõi sát tốc độ truyền, đồng thời cần đề phòng phù phổi cấp. Khi mạch và huyết áp đã được ổn định thì phải giảm ngay tốc độ truyền.
  • Đặt sonde bàng quang để theo dõi lượng nước tiểu. Khi đó lượng nước tiểu tăng chính là một dấu hiệu tốt.
  • Kết hợp theo dõi áp lực của tĩnh mạch trung tâm để điều chỉnh tốc độ dịch truyền sao cho phù hợp.
  • Lấy máu làm xét nghiệm điện giải đồ và độ pH để theo dõi được tình trạng toan hoá máu, toan chuyển hoá.
  • Đảm bảo truyền Dopamin theo đúng liều lượng, theo dõi đáp ứng của mạch và huyết áp bệnh nhân.

Điều chỉnh rối loạn hô hấp

  • Bệnh nhân cần được nằm trong phòng thoáng và có đầy đủ các phương tiện cấp cứu.
  • Tình trạng hô hấp của bệnh nhân cần được theo dõi chặt chẽ như: nhịp thở, kiểu thở, cơn ngừng thở, sự di động của lồng ngực, rút lõm các cơ hô hấp, môi hồng hay tím tái.
  • Trong trường hợp bệnh nhân khó thở cần phải làm lưu thông đường thở, hút đờm rãi, cho thở oxy qua sonde hoặc qua ống nội khí quản.
  • Cần trang bị các phương tiện cho bệnh nhân hôn mê như: đặt nội khí quản, thở máy để hỗ trợ hô hấp khi cần.

3.2. Hạ thân nhiệt và làm hết tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc

  • Bệnh nhân sốt cao cần phải bỏ bớt quần áo, chườm ấm hoặc dùng thuốc hạ nhiệt Paracetamol, tuyệt đối không dùng Salicylate để hạ nhiệt vì nó có thể gây giảm kết dính tiểu cầu, kích thích ruột, gây chảy máu dạ dày, ruột.
  • Khi bệnh nhân có cơn rét run do vi khuẩn vào máu hoặc do truyền dịch hãy đề phòng trường hợp xảy ra sốc và nhiệt độ có thể lên cao, vì vậy nên cho thuốc hạ nhiệt trước.
  • Cần ủ ấm cho bệnh nhân khi bệnh nhân bị hạ thân nhiệt (nhiệt độ < 35.5 độ C).
  • Nhanh chóng dùng kháng sinh theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, đúng nguyên tắc hoặc theo phỏng đoán lâm sàng.
  • Các dấu hiệu nhiễm trùng như khô môi, lưỡi bẩn, mặt hốc hác, hơi thở hôi,...
  • Tình trạng nhiễm độc mạnh là khi bệnh nhân có biểu hiện: li bì, mê sảng, kích thích, vật vã, hôn mê.
  • Thực hiện y lệnh dùng corticoid, theo dõi sát xao, tránh xuất huyết tiêu hoá khi bệnh nhân chuyển biến nặng.
  • Đối với bệnh nhân mất ngủ hãy động viên bệnh nhân ngủ đúng giờ, tránh lo lắng, không yên tâm điều trị.

3.3. Chăm sóc toàn diện, giúp bệnh nhân hồi phục sức khỏe

Tăng cường dinh dưỡng cho bệnh nhân

  • Hướng dẫn người nhà của bệnh nhân chế biến khẩu phần ăn phù hợp đối với bệnh nhân nặng, ăn lỏng nhưng cần phải đảm bảo được đầy đủ chất dinh dưỡng.
  • Khi bệnh nhân tiến triển tốt: Cho thức ăn đặc dần sau đó tiến tới ăn theo chế độ bình thường, lúc này ăn tăng đạm để bệnh nhân nhanh chóng cải thiện và phục hồi sức khỏe, khuyến khích bệnh nhân nên uống nhiều nước.
  • Động viên bệnh nhân ăn hết khẩu phần ăn của mình.
  • Cho ăn sữa, súp, cháo, nước hoa quả qua sonde dạ dày đối với bệnh nhân hôn mê
  • Đối với bệnh nhân nặng: Kết hợp nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch.

Chăm sóc đặc biệt

  • Cho bệnh nhân nằm giường đệm mút hoặc đệm hơi.
  • Hằng ngày hướng dẫn người nhà trở mình cho bệnh nhân, xoa bóp các vùng tỳ đè chống loét, vỗ rung vùng ngực và giúp bệnh nhân tự vận động nếu có thể.
  • Hướng dẫn người nhà hoặc điều dưỡng viên vệ sinh mắt, mũi, răng miệng hằng ngày bằng các dung dịch thuốc sát khuẩn họng, thuốc nhỏ mắt, mũi.
  • Phối hợp cùng thầy thuốc để chích tháo mủ các ổ ap xe, chăm sóc thay băng vết thương hằng ngày.

3.4. Giáo dục sức khoẻ cho bệnh nhân và gia đình

  • Ngay sau khi vào viện phải hướng dẫn nội quy khoa phòng, cách phòng bệnh cho bệnh nhân và gia đình bệnh nhân.
  • Giảng giải cho bệnh nhân và người nhà biết được đây là tình trạng nặng để người nhà cùng phối hợp điều trị; Nguyên nhân gây ra bệnh, diễn biến lâm sàng và biết cách theo dõi, đề phòng những biến chứng có thể xảy ra.
  • Hướng dẫn cụ thể chế độ ăn uống, cách chế biến thức ăn, cách hỗ trợ cho ăn. Chú ý cho bệnh nhân ăn theo y lệnh, không được ăn theo ý thích bệnh nhân.
  • Hướng dẫn cách thay đổi tư thế, cách xoa bóp, trở mình cho bệnh nhân.Tắm rửa, thay quần áo, thay chăn màn gối đệm phải được tiến hành theo thường xuyên.
  • Không tự ý điều chỉnh tốc độ dịch truyền, không tự ý tháo bỏ kim truyền (ống thông) nếu có.
  • Trước khi bệnh nhân xuất viện phải làm xét nghiệm kiểm tra tình trạng sức khoẻ bệnh nhân một cách toàn diện mới cho ra viện.
  • Khi ra viện, cần căn dặn người nhà đưa bệnh nhân đến khám lại ngay nếu có những biểu hiện bất thường (sốt, mệt mỏi, da xanh...)

Tóm lại, bệnh nhiễm khuẩn huyết là bệnh lý nguy hiểm, nếu không được điều trị và chăm sóc có thể khiến cho tình trạng bệnh trở nặng và nguy hiểm tới tính mạng người bệnh. Vì vậy, trong quá trình chăm sóc nếu bệnh nhân có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường hãy thông báo ngay với nhân viên y tế để được thăm khám và xử trí kịp thời.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Foximstad 1g
    Công dụng thuốc Foximstad 1g

    Foximstad 1g là kháng sinh nhóm Cephalosporin thế hệ 3, có hoạt phổ kháng khuẩn rộng, thành phần chính có trong thuốc là Cefotaxim, hàm lượng 1g. Thuốc được dùng trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn như viêm màng ...

    Đọc thêm
  • tiêm lao cho bé sinh non
    Trẻ sơ sinh xuất huyết não sốt 38,5 độ liệu có nguy hiểm không?

    Bé nhà em bị sinh rớt tại nhà, hiện tại được 8 ngày tuổi. Sau khi sinh 3 ngày bé bị sốt, em đưa bé đi khám và có chẩn đoán bị xuất huyết não độ 3. Bé đã điều ...

    Đọc thêm
  • macxicin
    Công dụng thuốc Macxicin

    Thuốc Macxicin được bào chế dưới dạng bột pha dung dịch tiêm, có thành phần chính là Ceftazidim. Thuốc được sử dụng trong điều trị một số bệnh gây ra bởi vi khuẩn nhạy cảm với thuốc.

    Đọc thêm
  • Cledamed 300
    Công dụng thuốc Cledamed 300

    Thuốc Cledamed 300 chứa hoạt chất Clindamycin được bào chế dưới dạng viên nang cứng. Thuốc dùng để điều trị những người bệnh bị dị ứng với penicilin và điều trị những bệnh nhiễm vi khuẩn nhạy cảm với clindamycin ...

    Đọc thêm
  • Thuốc Midakacin 250
    Công dụng thuốc Midakacin 250

    Midakacin 250 thuộc nhóm thuốc kháng sinh kê đơn, có thành phần chính là Amikacin hàm lượng 250mg, bào chế dạng dung dịch tiêm, đóng gói hộp 1 lọ, hộp 10 lọ, mỗi lọ 2ml. Thuốc được dùng để điều ...

    Đọc thêm