Chẩn đoán và điều trị viêm da tiếp xúc dị ứng thế nào?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Lê Thị Thu Hằng - Bác sĩ Da Liễu, Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng. Bác sĩ đã có trên 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực da liễu.

Chữa viêm da tiếp xúc dị ứng có khó không? Để điều trị viêm da tiếp xúc, trước tiên phải chẩn đoán đề xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh, vì đây là bệnh dễ mắc phải và do nhiều nguyên nhân gây ra. Chữa viêm da tiếp xúc tùy theo mức độ và nguyên nhân gây bệnh.

1. Chẩn đoán viêm da tiếp xúc

Các chuyên gia đã xác định có trên 3.700 nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc dị ứng ở người. Vì vậy, để điều trị viêm da tiếp xúc cần chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh. Các biện pháp chẩn đoán gồm:

  • Chẩn đoán viêm da tiếp xúc dựa vào việc hỏi bệnh nhân và thăm khám lâm sàng;
  • Bác sĩ cũng có thể kiểm tra mức độ dị ứng của da bằng cách cho da tiếp xúc với một lượng nhỏ chất có thể gây kích ứng da và theo dõi vết phát ban trong khoảng 1 - 2 ngày. Nếu da có phản ứng dị ứng, đây sẽ là cơ sở để bác sĩ xác định nguyên nhân và có phương pháp điều trị viêm da tiếp xúc. Sau khi cách ly với nguyên nhân gây bệnh và triệu chứng có cải thiện thì càng khẳng định kết quả chẩn đoán;
  • Đối với tình trạng viêm da tiếp xúc do côn trùng thì việc chẩn đoán chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng, bao gồm: bệnh có xuất hiện đột ngột không, các tổn thương cơ bản trên da là những dát đỏ có bọng nước, dát đỏ phân bố thành dải, vết và thường gặp ở vùng hở, có cảm giác rát bỏng, ngứa, đau tại vị trí tiếp xúc.

2. Chữa viêm da tiếp xúc dị ứng như thế nào?

Nguyên nhân và triệu chứng cảnh báo viêm da tiếp xúc
Bệnh nhân bị viêm da tiếp xúc dị ứng khi gãi có thể gãi có thể làm vùng da bị kích ứng nặng hơn
  • Để chữa viêm da tiếp xúc dị ứng, trước tiên cần tránh tiếp xúc với yếu tố gây bệnh. Trường hợp nghi viêm da do mỹ phẩm cần ngưng sử dụng. Không làm trầy xước vùng da bị bệnh.
  • Thông thường, vùng da bị tổn thương sẽ ngứa và khiến bạn phải gãi, tuy nhiên, gãi có thể làm vùng da bị kích ứng nặng hơn hoặc thậm chí gây nhiễm trùng, dẫn tới phải dùng đến kháng sinh trong điều trị viêm da tiếp xúc;
  • Để làm sạch các chất kích ứng, hãy rửa da bằng nước sạch. Ngoài ra, có thể làm dịu triệu chứng phát ban bằng cách đắp khăn lạnh. Hoặc dùng các dung dịch có tác dụng làm dịu da, sát khuẩn như dung dịch Jarish, hồ nước, hồ neopred;
  • Cách điều trị viêm da tiếp xúc khác là dùng kem có chứa hydrocortisone đối với các trường hợp nhẹ. Với những trường hợp nặng, bác sĩ có thể chỉ định dùng kem corticoid có tác dụng mạnh hơn;
  • Đối với tổn thương khô có thể bôi dạng mỡ có chứa corticoid, hoặc kem kháng sinh để phòng ngừa nhiễm trùng như Fucidin;
  • Để làm giảm triệu chứng ngứa, rát và các phản ứng dị ứng, có thể dùng thuốc uống kháng histamin như diphenhydramine, certirizin, loratadin...

Đa phần các trường hợp viêm da tiếp xúc sẽ tự khỏi và bạn không cần phải lo lắng quá nhiều. Tuy nhiên, nếu bị phát ban ở vùng gần mắt hoặc miệng, hoặc diện tích da tổn thương rộng, hoặc các triệu chứng không cải thiện khi điều trị tại nhà thì người bệnh cần đến chuyên khoa da liễu để được khám và điều trị đúng phương pháp.

3. Phòng ngừa bệnh viêm da tiếp xúc

Bên cạnh điều trị viêm da tiếp xúc, để ngăn ngừa các triệu chứng viêm da tiếp xúc, trước tiên cần chú ý tránh tiếp xúc với các chất có khả năng gây kích thích, bằng cách:

  • Mua những sản phẩm được dán nhãn là không gây dị ứng hoặc không mùi;
  • Khi thay đổi sang một loại mỹ phẩm khác cần sử dụng thử trên một vùng da nhỏ, dùng giãn cách (cách ngày) trước khi bôi toàn mặt và bôi hàng ngày.
  • Không sử dụng găng tay cao su nếu bị dị ứng với latex, thay vào đó có thể dùng găng tay vinyl nếu cần phải đeo găng tay để bảo vệ da. Hoặc cũng có thể bôi dầu chống thấm nước trước khi mang găng tay cao su để ngăn ngừa xảy ra dị ứng;
  • Nên mặc áo quần dài khi đi bộ ở những nơi nhiều cây xanh đề phòng trường hợp tiếp xúc với côn trùng hoặc các chất do côn trùng tiết ra gây kích ứng da;
  • Bôi hoặc thoa kem dưỡng ẩm, hoặc kem ngăn da bị khô.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

71.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Cerdesfatamin
    Công dụng thuốc Cerdesfatamin

    Thuốc Cerdesfatamin được chỉ định điều trị các tình trạng dị ứng da và mắt, bệnh lý cần chỉ định thêm liệu pháp corticosteroid tác dụng toàn thân. Tuân thủ chỉ định, liều dùng của thuốc Cerdesfatamin sẽ giúp người ...

    Đọc thêm
  • Caladryl Lotion
    Thuốc Caladryl: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

    Thuốc Caladryl là một loại kem dưỡng da tiên tiến về mặt y học giúp giảm thiểu tối đa các triệu chứng của dị ứng và kích ứng da nhờ vào các thành phần chính là diphenhydramine, hydrochloride và chính ...

    Đọc thêm
  • thuoc-ulesfia-lotion-cong-dung-chi-dinh-va-luu-y-khi-dung
    Thuốc Ulesfia Lotion: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

    Thuốc Ulesfia còn được sử dụng với cái tên benzyl alcohol. Thuốc có tác dụng dùng để điều trị chấy và các sinh vật gây ức chế da đầu. Thuốc được điều chế ở dạng kem bôi với nồng độ ...

    Đọc thêm
  • Cetalecmin
    Công dụng thuốc Cetalecmin

    Thuốc Cetalecmin được bác sĩ kê đơn sử dụng chủ yếu để điều trị các trường hợp bị dị ứng hay quá mẫn, chẳng hạn như dị ứng da, mắt hoặc rối loạn viêm mắt,... Để đảm bảo an toàn ...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Philhydarax
    Công dụng thuốc Philhydarax

    Philhydarax là thuốc được bào chế dưới dạng viên nén với hoạt chất Hydroxyzine hydrochloride. Vậy thuốc Philhydarax có tác dụng gì và cần sử dụng như thế nào cho đúng cách, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

    Đọc thêm