Dấu hiệu cơ thể đang thừa đường

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc - Bác sĩ Nội tổng quát - Nội tiết - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park

Đường và các thực phẩm chứa đường là nguồn dinh dưỡng và nguồn cung cấp năng lượng quan trọng cho hoạt động của mỗi con người. Tuy nhiên, rất nhiều người ăn uống đồ ngọt không kiểm soát, dẫn đến dư thừa đường. Tình trạng này nếu không được khắc phục sẽ gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe.

1. Những dấu hiệu cơ thể đang thừa đường

Các loại thực phẩm chứa nhiều đường như, bánh kẹo, nước ngọt, trái cây ngọt... thì sẽ bị dư đường, tình trạng kéo dài khiến cơ thể bị thừa đường.. Khi cơ thể quá dư thừa đường, bạn sẽ thấy những dấu hiệu sau:

  • Thường xuyên thấy đói

Lượng đường trong máu cao ngăn đường glucose xâm nhập vào tế bào. Kết quả là, cơ thể không nhận được năng lượng và yêu cầu thức ăn lặp đi lặp lại. Đó là một vòng luẩn quẩn khiến cơ thể luôn thấy đói.

  • Thường xuyên thấy mệt mỏi

Khi đường huyết cao, cơ thể không thể lưu trữ và hấp thụ glucose đúng cách. Năng lượng được sử dụng không hiệu quả, và các tế bào cơ thể không nhận được nhiên liệu cần thiết. Điều này đã khiến cho cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi mà không có lý do.

  • Đi tiểu thường xuyên

Nếu lượng đường trong máu quá cao sẽ khiến cho thận phải làm việc quá sức không thể tái hấp thu chất lỏng. Chính điều này dẫn tới việc cơ thể luôn luôn cố gắng phải cân bằng nồng độ glucose trong máu và trong các tế bào, hòa tan máu với dịch nội bào, do đó làm tăng nồng độ glucose bình thường. Điều này dẫn đến đi tiểu thường xuyên.

  • Thấy khô miệng, khát quá mức

Tình trạng thường xuyên thấy khô miệng là biểu hiện của sự mất nước nghiêm trọng. Khi cơ thể mất nước sẽ gây ra những cơn khát liên tục.

  • Giảm cân nhanh chóng

Trong một khoảng thời gian ngắn nếu bạn đột nhiên giảm cân ngay cả khi ăn nhiều và thức ăn chứa nhiều calo. Dấu hiệu này cho thấy mức độ đường huyết của bạn đang có vấn đề.

  • Bệnh truyền nhiễm

Khi lượng đường trong máu cao sẽ rất dễ gây ra nhiễm trùng đường tiết niệu (UTIs), nhiễm trùng da và nhiễm nấm men có thể xảy ra ở cả nam và nữ.

  • Mắt bị mờ

Cơ thể dư nhiều đường cũng sẽ dẫn tới tình trạng mờ mắt. Đây là kết quả của một hiệu ứng khử nước do đường huyết cao, ngoài ra nó cũng ảnh hưởng đến các tế bào của mắt.

  • Chậm lành vết thương và vết cắt

Những người lượng đường trong máu dư thừa nếu chẳng may bị vết thương thì rất lâu lành trở lại. Điều này dẫn đến tình trạng tuần hoàn máu xấu đi, đặc biệt là ở chân tay, và thiếu dinh dưỡng của các mô.

  • Đau đầu, mất tập trung, thường xuyên cáu gắt

Theo nhiều nghiên cứu khoa học, những người có đường cao lo lắng hơn, dễ cáu kỉnh và có xu hướng trầm cảm. Bởi não phụ thuộc vào nguồn cung cấp glucose bình đẳng, và những bước nhảy vọt của mức độ ảnh hưởng tiêu cực đến công việc của nó. Kết quả là, tâm trạng của chúng ta đột nhiên trở nên tồi tệ hơn.

  • Rối loạn tiêu hóa như táo bón hoặc tiêu chảy
  • Tổn thương thần kinh gây bàn chân mất cảm giác, trở nên lạnh hoặc rối loạn cương dương

Ăn đường nhiều hơn nhu cầu (ăn nhiều cơm, bánh kẹo, nước ngọt, trái cây ngọt...) thì lượng đường dư thừa sẽ được tích lũy thành mỡ dự trữ trong cơ thể. Nếu chế độ ăn này kéo dài thì sẽ bị thừa cân, béo phì.

Ăn nhiều đường dẫn tới nguy cơ béo phì, thừa cân
Ăn nhiều đường dẫn tới nguy cơ béo phì, thừa cân

2. Cách xác định lượng đường trong khẩu phần ăn hằng ngày

Đường là nguyên liệu chính để tạo năng lượng cho cơ thể hoạt động. Có 3 dạng đường là đường đơn, đường đôi và đường phức.

Trong tổng năng lượng từ bữa ăn, chất bột đường chiếm đến 55-65% (phần còn lại là chất đạm và chất béo). Trong đó, dạng đường phức (từ cơm, xôi, bánh mì, khoai, bắp...) nên chiếm 70% tổng lượng đường đưa vào cơ thể, dạng đường đôi. Dạng đường đơn nên dưới 5% tổng năng lượng. Một cách biết chính xác để xác định lượng đường trong khẩu phần ăn hằng ngày là thông qua đo chỉ số đường huyết.

Đối với đa số những người khỏe mạnh, chỉ số đường huyết bình thường là:

  • Đường huyết bình thường trong cơ thể khoảng 4 mmol (4 mmol/L hoặc 72 mg/dL)
  • Khi hoạt động bình thường của cơ thể phục hồi chỉ số lượng đường trong máu ở khoảng 4,4 – 6,1 mmol/L (82 – 110 mg/dL)
  • Một khoảng thời gian ngắn sau khi ăn đường huyết có thể tăng tạm thời lên đến 7,8 mmol/L (140 mg/dL)

Với những người mắc bệnh tiểu đường, đường huyết như sau:

  • Trước bữa ăn: 4 – 7 mmol/L (72 mg/dL - 128 mg/dL) cho những người bệnh có loại 1 hoặc loại 2.
  • Sau bữa ăn: dưới 9 mmol/L cho những người bệnh có loại 1 và 8.5mmol/L cho những người bệnh có loại 2.

Như vậy, nếu chỉ số đường huyết có bạn trước và sau khi ăn cao bất thường như trên thì nghĩa là cơ thể bạn đang thừa đường.

Chất đường bột
Chất bột cũng chiếm lượng đường lớn nạp vào cơ thể

Mỗi người có thể tính toán, xác định lượng đường trong khẩu phần ăn hằng ngày qua lượng đường chứa trong các loại thực phẩm thường sử dụng mỗi ngày sau:

  • 1 chén cơm chứa khoảng 45-50g chất bột đường (chứa đường phức), cung cấp 180-200 Kcal
  • 1 củ khoai lang khoảng 160g chứa 45g chất bột đường
  • 1 muỗng cà phê đường cát chứa 4g đường (muỗng vun sẽ chứa 8g)
  • 1 muỗng canh đường cát (loại muỗng 8ml dùng để ăn phở) chứa 6g đường (với muỗng vun là 14g)

Các loại nước ngọt (kể cả nước trái cây đóng hộp, soda chanh, trà chanh đóng chai, nước ngọt có gaz) đều chứa từ 10-14g đường/100g sản phẩm. Nước tăng lực nhiều hơn, có đến 19g đường/100g sản phẩm. Như vậy, chỉ với một lon nước ngọt 330ml (chứa khoảng 34g đường) thì cơ thể bạn đã tiêu thụ một lượng đường quá cao so với mức được phép trong một ngày.

Đặc biệt, các loại sữa có đường có chứa khoảng 6-10g đường/100g sản phẩm (lượng đường cao nhất ở sữa có vị chocolate). Sữa chua cũng chứa khoảng 10g/100g sản phẩm. Do đó, mặc dù sữa là thực phẩm được khuyến khích nên dùng nhưng nếu thường xuyên sử dụng, cơ thể bạn sẽ tiêu thụ một lượng đường khá cao.

Với các sản phẩm, nhà sản xuất đều phải in rõ ràng lượng đường cũng như các chất dinh dưỡng khác có trong 1 đơn vị sản phẩm. Điều này rất quan trọng để bạn lên kế hoạch ăn uống để kiểm soát lượng đường nạp vào cơ thể mỗi ngày.

Do đó, người tiêu dùng cũng cần tập thói quen đọc bao bì nhãn hiệu sản phẩm khi chọn sử dụng. Các bậc cha mẹ cũng tập cho con cái thói quen ăn ít mặn và bớt ngọt trong chế độ ăn hàng ngày để có thể bảo vệ sức khỏe cơ thể lâu dài. Trẻ con rất có sở thích ăn đồ ăn ngọt, bánh kẹo nên cần hạn chế cho trẻ từ sớm.

Như vậy, rất khó để nhận biết sớm dấu hiệu cơ thể đang thừa đường, do đó điều quan trọng và ưu tiên hàng đầu là mỗi người cần tự ý thức thực hiện chế độ ăn với lượng đường vừa đủ mỗi ngày. Ngoài ra, cũng nên đi khám sức khỏe định kỳ, làm xét nghiệm máu kiểm tra đường huyết để biết được tình trạng tiêu thụ đường của cơ thể.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

74.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Đường
    Cơ thể sẽ ra sao nếu thừa đường?

    Đường là tên gọi chung của những hợp chất hóa học thuộc nhóm phân tử cacbohydrat, đóng vai trò chuyển hóa và cung cấp năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên nếu thừa đường sẽ gây ra các vấn đề ...

    Đọc thêm
  • bò nướng lá lốt
    Cách làm bò nướng lá lốt

    Bò nướng lá lốt là món ăn ưa thích của nhiều người, vì có thể làm trên bếp nướng, một phương pháp nấu ăn mang lại cho thực phẩm một mùi khói thơm ngon. Nếu bạn đang tìm kiếm món ...

    Đọc thêm
  • Đường không năng lượng
    Đường không năng lượng là gì?

    Đường không năng lượng là cụm từ dùng để chỉ một nhóm các chất tạo ngọt, thay thế cho đường truyền thống mà không có khả năng cung cấp năng lượng cho cơ thể. Ngày nay, đường không năng lượng ...

    Đọc thêm
  • Trẻ đường ruột yếu gây biếng ăn
    Đường ruột yếu khiến trẻ biếng ăn, bố mẹ phải làm sao?

    này xảy ra do trẻ bị đường ruột yếu khiến bố mẹ không khỏi lo lắng. Đường ruột yếu ảnh hưởng đến sự hấp thụ dinh dưỡng ở trẻ. Đây cũng chính là nguyên nhân tác động lớn nhất đến ...

    Đọc thêm
  • verapime
    Công dụng thuốc Verapime

    Thuốc Verapime là thuốc kháng sinh kháng khuẩn phổ rộng có thành phần chính là Cefepime, thuộc nhóm kháng sinh. Cephalosporin thế hệ IV, tác dụng diệt khuẩn mạnh trên cả vi khuẩn gram âm và gram dương. Tuy nhiên, ...

    Đọc thêm