14 mẹo ăn uống lành mạnh không tốn kém

Nhiều người tin rằng phải chi nhiều tiền để có một chế độ ăn lành mạnh. Tuy nhiên, chi phí cho thức ăn nhanh không có lợi cho sức khỏe, đồ ăn nhẹ trở nên rất đắt đỏ theo thời gian. Việc ăn uống lành mạnh thực sự có thể tiết kiệm tiền về lâu dài, đặc biệt nếu bạn tuân thủ một số nguyên tắc chính khi mua sắm, lựa chọn các đồ ăn lành mạnh. Vậy thực phẩm lành mạnh là gì và làm cách nào để có một chế độ ăn lành mạnh mà không tốn kém? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ 14 mẹo đơn giản có thể giúp bạn thực hiện những điều trên.

1. Mua thực phẩm theo mùa

Trái cây và rau quả theo mùa là những đồ ăn lành mạnh dễ tìm kiếm. Chúng thường tươi ngon và giá cả phải chăng hơn so với các loại thực phẩm được sản xuất trái mùa. Nguyên nhân là những nguyên liệu theo mùa này được thu hoạch ở độ chín cao nhất và không phải vận chuyển xa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ (chợ, siêu thị, ...). Có rất nhiều hướng dẫn trực tuyến hướng dẫn chi tiết những loại trái cây và rau quả đang vào mùa gần nơi bạn sinh sống. Bạn cũng có thể biết rõ những loại thực phẩm nào đang trong mùa bằng cách ghé thăm chợ nông sản địa phương để xem những loại thực phẩm có sẵn.

2. Mua những thực phẩm bình dân thay vì các thực phẩm có thương hiệu

Nhiều cửa hàng tạp hóa cung cấp các sản phẩm ở cả hai loại nhãn hiệu đại trà và nhãn hiệu có tên tuổi. Hãy thực hiện chế độ ăn lành mạnh bằng cách lựa chọn các thương hiệu đại trà thay vì các thương hiệu tên tuổi là một cách tiết kiệm tiền mà vẫn giữ nguyên chất lượng. Thực phẩm có thương hiệu đại trà thường được so sánh với các phiên bản thương hiệu chính về độ an toàn, chất lượng và giá trị dinh dưỡng. Tuy nhiên, bạn nên so sánh danh sách các thành phần và giá trị dinh dưỡng trên các sản phẩm có thương hiệu yêu thích của bạn với các sản phẩm có thương hiệu đại trà trước khi mua.

3. Lên kế hoạch cho bữa ăn

Lên kế hoạch cho bữa ăn là một cách thông minh để tiết kiệm cả thời gian và tiền bạc. Hãy thử lập kế hoạch bữa ăn hàng tuần, soạn thảo danh sách các đồ ăn lành mạnh và dành ra một khoảng thời gian cụ thể để mua sắm bảo quản đúng cách. Bạn có thể tìm một vài công thức nấu ăn sử dụng một nhóm nguyên liệu tương tự để luân phiên giữa các bữa trong tuần hoặc sử dụng các thực phẩm có hạn sử dụng ngắn hơn, chẳng hạn như trái cây và rau tươi, đồng thời luân phiên các loại ngũ cốc nguyên hạt như đậu cho mỗi bữa ăn. Điều này có thể giúp hợp lý hóa danh sách mua sắm của bạn đồng thời thêm sự đa dạng cho chế độ ăn lành mạnh, vì mỗi ngày bạn đều thưởng thức các nguyên liệu theo những cách mới và thú vị.

4. Nấu ăn ở nhà

Tự nấu đồ ăn ở nhà thay vì ăn ở nhà hàng hoặc mua các bữa ăn đóng gói sẵn là một trong những cách dễ nhất và hiệu quả nhất để có chế độ ăn lành mạnh với chi phí thấp nhất. Trên thực tế, một bữa ăn tại nhà hàng thường tốn kém hơn nhiều so với việc mua các nguyên liệu đó để tự chế biến món ăn ở nhà.

Ngoài ra, các khoản phí dịch vụ kèm theo như giao hàng, tiền boa làm cho chi phí ăn uống bên ngoài hoặc gọi món mang về trở nên cao hơn. Tự nấu ăn ở nhà cũng giúp bạn kiểm soát hoàn toàn những gì bạn đang bày trên bữa ăn của mình. Điều này giúp bạn dễ dàng đưa nhiều đồ ăn lành mạnh hơn vào chế độ ăn của mình. Ngoài ra, nó cũng giúp bạn giảm lượng đường, muối và các chất bảo quản.

5. Ăn nhiều protein từ thực vật hơn

Các loại protein có nguồn gốc thực vật như đậu phụ, các loại hạt, đậu nành,... thường rẻ hơn nhiều so với protein động vật như thịt, cá và gia cầm. Thêm vào đó, những thực phẩm này rất giàu protein, chất xơ và nhiều loại vitamin và khoáng chất cần thiết khác. Chúng dễ dàng kết hợp vào các công thức nấu ăn như thịt hầm, súp, salad và món xào và tạo ra cho bạn một chế độ ăn lành mạnh.

Hãy nhớ rằng ăn nhiều protein có nguồn gốc thực vật hơn không có nghĩa là bạn cần phải trở thành một người ăn chay trường hoàn toàn hoặc loại bỏ hoàn toàn các sản phẩm có nguồn gốc động vật khỏi chế độ ăn. Nếu bây giờ bạn đang ăn thịt và muốn bắt đầu ăn nhiều protein từ thực vật hơn, hãy cân nhắc thay đổi protein từ thực vật vào chế độ ăn của bạn chỉ vài lần mỗi tuần. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm một khoản tiền và giảm tiêu thụ thịt.

6. Mua đồ giảm giá

Hầu hết các siêu thị đưa ra các ưu đãi và giảm giá hàng tuần, chúng thường được quảng cáo trực tuyến hoặc được phân phối trong các tờ rơi. Kiểm tra xem các phiếu giảm giá có sẵn cho các đồ ăn lành mạnh hay không trước khi mua là một cách tuyệt vời để tiết kiệm tiền. Hãy mua các mặt hàng thiết yếu có giá ổn định bất cứ khi nào chúng được giảm giá như gạo, đậu, gia vị, thực phẩm đông lạnh và rau đóng hộp.

7. Thử với rau củ quả đông lạnh

Nếu bạn gặp khó khăn trong việc sử dụng hết những món đồ ăn lành mạnh như trái cây tươi và rau trước khi chúng bắt đầu hỏng, hãy cân nhắc mua một số sản phẩm đông lạnh. Trái cây và rau đông lạnh cung cấp các chất dinh dưỡng có giá trị tương tự như các loại tươi nhưng có thời hạn sử dụng lâu hơn nhiều để giúp bạn cắt giảm lãng phí thực phẩm. Bạn có thể sử dụng trái cây đông lạnh để chế biến thành sinh tố hoặc sữa chua.

Rau đông lạnh có thể xào hoặc nướng, áp chảo hoặc rang như là một món ăn phụ đơn giản để thêm vào thực đơn cho chế độ ăn lành mạnh hằng ngày của bạn. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc liệu rằng khi được đông lạnh thì chúng có còn lành mạnh không hay thực phẩm lành mạnh là gì? Thực tế, thực phẩm lành mạnh là những thực phẩm có thành phần dinh dưỡng cân đối, chứa một lượng lớn các vitamin và khoáng chất, chất xơ cần cho cơ thể. Do đó, rau củ quả đông lạnh vẫn là những đồ ăn lành mạnh.

8. Tận dụng nguyên liệu thừa khi nấu ăn

Nhiều phần thịt và các nguyên liệu khác thường bị loại bỏ khi bạn nấu ăn ở nhà. Tuy nhiên, có rất nhiều cách thú vị và sáng tạo để bạn có thể sử dụng chúng thay vì vứt đi. Điều này có thể giúp bạn vừa tiết kiệm tiền, vừa có một chế độ ăn lành mạnh. Ví dụ, để dành phần thân và cọng rau để nấu súp, đông lạnh các loại phần còn sót lại.

9. Bảo quản thực phẩm đúng cách

Bảo quản đúng cách giúp kéo dài thời hạn sử dụng của các đồ ăn lành mạnh, giảm lãng phí thực phẩm và chi phí mua sắm của bạn. Hãy thử lót các ngăn chứa nông sản của bạn bằng khăn giấy để hút ẩm và giữ cho trái cây, rau không bị hỏng. Bạn cũng nên bảo quản các nguyên có hạn sử dụng dài như mì ống, gạo và ngũ cốc trong hộp kín và đặt chúng ở nơi khô ráo để tăng thời hạn sử dụng. Ngoài ra, bạn nên để các sản phẩm từ sữa ở phần chính của tủ lạnh thay vì cửa tủ và đông lạnh thịt hoặc gia cầm sống nếu bạn không có kế hoạch sử dụng chúng trong vòng một vài ngày chp thực đơn chế độ ăn lành mạnh của mình. Ví dụ, các chuyên gia khuyên nên giữ thịt gia cầm tươi hoặc thịt bò xay trong tủ lạnh ở nhiệt độ 4°C hoặc thấp hơn không quá 2 ngày. Đảm bảo để thịt sống tách biệt với các thực phẩm khác.

10. Mua số lượng lớn để tối ưu chi phí

Bạn có thể mua một số loại thực phẩm với giá thấp hơn nếu mua với số lượng lớn. Điều này giúp bạn dễ dàng thực hiện chế độ ăn lành mạnh với mức chi phí vừa phải. Các thực phẩm có hạn sử dụng lâu dài như ngũ cốc, các loại đậu khô, mì sợi là những thực phẩm đặc biệt tuyệt vời để dự trữ và mua với số lượng lớn. Tránh mua số lượng lớn thực phẩm có hạn sử dụng ngắn như: thực phẩm tươi sống, bữa ăn được chuẩn bị sẵn, trứng, các loại thịt, các sản phẩm từ sữa.

11. Trồng thảo mộc tại nhà

Các loại thảo mộc tươi (rau thơm, rau quế, tỏi,...) là lựa chọn hoàn hảo để tăng hương vị cho chế độ ăn lành mạnh của bạn tại nhà, nhưng chúng có thể khá đắt. May mắn thay, việc tự trồng thảo mộc tại nhà có thể là một điều dễ dàng, thú vị và tiết kiệm tiền. Tất cả những gì bạn cần là một ít đất, hạt giống và một chỗ đầy nắng bên cửa sổ hoặc trên sân thượng. Có rất nhiều cách trồng tại nhà mà bạn có thể tham khảo. Nếu bạn sống trong một căn hộ bị hạn chế ánh sáng mặt trời, hãy cân nhắc thử một khu vườn thủy canh trong nhà và trang bị thêm đèn led chiếu sáng.

12. Mua sắm thông minh hơn

Kết hợp thói quen tiết kiệm tiền vào thói quen mua thực phẩm là một cách tuyệt vời để cắt giảm chi phí trong khi vẫn mua đủ các loại đồ ăn lành mạnh. Liệt kê một danh sách trước khi đi chợ và chỉ mua những món có trong danh sách đó. Điều này có thể khiến bạn dễ dàng bỏ qua các món như thực phẩm chế biến sẵn và đồ ăn nhẹ, vốn thường đắt hơn và ít dinh dưỡng hơn. Mua sắm khi tâm trạng ổn định, ăn no. Bạn cũng nên tránh đến cửa hàng khi đói hoặc căng thẳng, vì điều đó có thể khiến bạn thèm ăn và dẫn đến mua những món đồ không lành mạnh.

13. Tận dụng thức ăn thừa

Thay vì vứt bỏ thức ăn thừa, hãy thử để dành chúng cho một bữa ăn đơn giản vào ngày hôm sau. Điều này không chỉ có thể giúp bạn tiết kiệm thời gian, mà việc mang thức ăn thừa của bạn đến nơi làm việc hoặc trường học thay vì mua đồ ăn trưa chế biến sẵn giúp bạn có chế độ ăn lành mạnh hơn.

14. Thử giao hàng tại nhà

Nhiều dịch vụ tạp hóa trực tuyến đã xuất hiện trong những năm gần đây, giao các thực phẩm giảm giá trực tiếp đến cửa nhà bạn. Một số dịch vụ còn cung cấp các sản phẩm có khiếm khuyết nhỏ về mặt thẩm mỹ với mức giá thấp hơn. Ngoài việc giúp bạn thêm nhiều trái cây và rau vào chế độ ăn lành mạnh của mình, những dịch vụ này có thể giúp bạn tiết kiệm tiền và dễ dàng hơn trong việc thực hiện bữa ăn của mình nếu bạn chỉ mua những đồ ăn lành mạnh trong danh sách. Đây cũng có thể là một lựa chọn hữu ích nếu bạn không sống gần cửa hàng tạp hóa hoặc không có đủ thời gian mua sắm.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: healthline

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan