9 lợi ích và công dụng của lá cà ri

Lá cà ri vừa là một loại thảo mộc, vừa được sử dụng làm gia vị cho các món ăn. Ngoài ra, các chất trong lá cà ri còn chứa nhiều vitamin hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý khác nhau.

1. Lá cà ri là gì?

Cây cà ri có nguồn gốc từ Ấn Độ và lá của chúng được sử dụng nhiều trong lĩnh vực ẩm thực cũng như y tế. Lá cà ri rất thơm và có hương vị độc đáo.

Không giống như bột cà ri, lá cà ri thường được sử dụng làm gia vị để thêm vào các món ăn như cơm cà ri hay cơm gà.

Ngoài việc được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực ẩm thực, lá cà ri còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chúng là nguồn bổ sung carbohydrate, chất xơ, canxi, photpho, sắt và một số loại vitamin như: Vitamin C, vitamin A, vitamin B, vitamin E, vitamin D... Thành phần của lá cà ri giúp bảo vệ hệ tim mạch, chống viêm, phục hồi hư tổn của tóc và mang lại một làn da sáng khỏe.

2. Công dụng của lá cà ri

Ăn lá cà ri được chứng minh tốt cho sức khỏe nhờ chứa nhiều những chất có lợi. Dưới đây là 9 lợi ích mà lá cà ri mang lại

2.1 Tăng sức đề kháng

Những nghiên cứu đã chỉ ra rằng lá cà ri chứa nhiều hợp chất như: Linalool, alpha-terpinene, myrcene, mahanimbine, caryophyllene, murrayanol và alpha-pinene.... Những chất này có tác dụng trung hòa các gốc tự do, chống lại quá trình oxy hóa trong cơ thể, tăng sức đề kháng của cơ thể chống lại bệnh tật và làm chậm quá trình lão hóa.

lá cà ri
Công dụng của lá cà ri giúp tăng sức đề kháng cho người sử dụng

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng sử dụng lá cà ri thường xuyên có thể ngăn ngừa tình trạng viêm dẫn đến ung thư dạ dày. Ngoài ra, chúng còn giúp bảo vệ cơ thể trước những tổn thương hệ thần kinh, tim, não và thận trước sự tấn công của quá trình oxy hóa.

2.2. Giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch

Hàm lượng cholesterol trong máu cao là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh về tim mạch. Việc thêm lá cà ri vào chế độ ăn hàng ngày giúp giảm lượng cholesterol, đặc biệt là cholesterol “xấu” trong máu. Qua đó, giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch như: Bệnh van tim, bệnh tim bẩm sinh, rối loạn nhịp tim, xơ vữa động mạch, phình động mạch chủ....

Lá cà ri có chứa một chất gọi là mahanimbine, có tác dụng ngăn ngừa các biến chứng của bệnh béo phì như: Mỡ máu cao, tình trạng oxy hóa qua đó bảo vệ hệ thống tim mạch của người bệnh.

2.3 Bảo vệ hệ thống thần kinh

Bệnh alzheimer là bệnh liên quan đến thần kinh đặc trưng bởi sự suy giảm số lượng các nơ-ron do quá trình oxy hóa. Lá cà ri chứa các chất có thể giúp cơ thể chống lại tình trạng này.

Nghiên cứu thực hiện trên chuột cho thấy, điều trị bằng lá cà ri cải thiện đáng kể hàm lượng các chất chống oxy hóa bảo vệ não bao gồm: Glutathione peroxidase, glutathione reductase và superoxide dismutase trong tế bào não. Lá cà ri cũng giúp nâng cao khả năng ghi nhớ ở những người cao tuổi.

2.4 Chống ung thư

Thành phần lá cà ri có chứa các chất có khả năng chống lại sự hình thành và phát triển của các khối u một cách hiệu quả, đặc biệt là ung thư vú. Các chất có trong chiết xuất lá cà ri làm thay đổi sự phát triển của các tế bào ung thư và tiêu diệt chúng.

ung thư vú
Lá cà ri có tác dụng chống lại sự hình thành của các khối u, đặc biệt ở bệnh nhân ung thư vú

2.5 Kiểm soát lượng đường trong máu

Chiết xuất lá cà ri có khả năng làm giảm lượng đường trong máu qua đó giúp ổn định đường huyết ở những người mắc bệnh tiểu đường.

2.6 Đặc tính kháng khuẩn

Một nghiên cứu đã cho thấy chiết xuất lá cà ri có khả năng ức chế sự phát triển của nhiều vi khuẩn gây hại trong đó có có Corynebacterium tuberculosis và Streptococcus pyogenes.

3. Chế biến món ăn với lá cà ri

Lá cà ri có thể được thêm trực tiếp hoặc phơi khô đóng hộp để sử dụng trong các món xào, nấu... Dưới đây là một số cách sử dụng lá cà ri như một gia vị trong nấu ăn:

  • Thêm lá cà ri vào các món xào, nấu, hoặc ngâm với nước dùng.
  • Kết hợp lá cà ri khô với các loại gia vị khác như ớt đỏ, bột nghệ, lá thì là tạo nên hương vị hấp dẫn cho món ăn.
  • Lá cà ri có thể đi kèm với bơ để phết lên bánh mì.
  • Thêm chúng vào các loại nước chấm như tương ớt và nước sốt.
Lá cà ri
Lá cà ri cần được sử dụng một cách khoa học sẽ giúp phát huy công dụng tốt nhất

Mọi thắc mắc cần được bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec giải đáp, Quý khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Nguồn tham khảo: timesofindia.indiatimes.com, healthline.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

12.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan