Ăn cay có tốt cho sức khỏe không?

Trong bữa ăn mà không có ớt có thể khiến cho một số người không có cảm giác ngon miệng và muốn ăn các loại thức ăn khác. Vậy liệu ăn cay có mang lại lợi ích cho sức khỏe hay không. Bài viết sẽ phân tích lợi ích cũng như tác hại của việc ăn cay.

1. Một số lợi ích ăn cay

Ăn cay có tốt không? là câu hỏi luôn được nhiều người quan tâm. Bởi vì nó là một loại gia vị không thể thiếu trong bữa ăn, đặc biệt vào mùa đông. Những lợi ích của việc ăn cay có thể kể đến như sau:

1.1. Thức ăn cay có thể giữ cho trái tim của bạn khỏe mạnh

Những người ăn ớt đỏ đã được chứng minh là có mức cholesterol LDL thấp hơn, đây là cholesterol làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Những nghiên cứu gần đây cho thấy rằng, tiêu thụ những loại ớt này có liên quan đến giảm tỷ lệ tử vong do bệnh tim và đột quỵ khoảng 13%.

Bệnh tim cũng có thể do béo phì gây nên và hợp chất capsaicin chứa trong ớt có thể giúp chống lại tình trạng này.

Thường xuyên ăn các loại hạt đậu, hạt nảy mầm giúp làm giảm cholesterol xấu
Những người ăn ớt đỏ đã được chứng minh là có mức cholesterol LDL thấp hơn.

1.2. Thức ăn cay có thể thúc đẩy giảm cân và khởi động quá trình trao đổi chất

Hơn 2/3 số người trưởng thành ở Mỹ bị thừa cân hoặc béo phì. Các bác sĩ tại Mỹ đã giải thích: Béo phì có thể khiến bạn có nguy cơ cao mắc các bệnh khác như bệnh tiểu đường loại 2, huyết áp cao hoặc xơ cứng hoặc hẹp động mạch như: Xơ vữa động mạch.

Ngoài ra, tăng cân cũng do nhiều yếu tố góp phần tạo nên, chẳng hạn như: Không vận động, thói quen ăn uống không lành mạnh, di truyền, tuổi tác hoặc một số loại thuốc nhất định có thể đóng một vai trò nào đó. Hợp chất Capsaicin có trong ớt có thể giúp tăng cường sự trao đổi chất, giúp bạn đốt cháy nhiều calo hơn cả khi nghỉ ngơi và khi tập thể dục, điều đó đồng nghĩa với việc bạn có thể giảm cân dễ dàng hơn. Đây cũng là áp án cho câu hỏi ăn cay có béo không?

Giảm cân giúp làm giảm đáng kể tình trạng ngủ ngáy
Hợp chất Capsaicin có trong ớt có thể giúp bạn có thể giảm cân dễ dàng hơn.

1.3. Thức ăn cay có thể là liều thuốc giảm đau hiệu quả

Nếu bạn đã từng cắn ớt, có thể bạn sẽ biết đến cảm giác bỏng rát sau đó. Khi bạn áp dụng cảm giác này lên các dây thần kinh trên bàn tay và bàn chân, nó có thể khiến các dây thần kinh đó mất cảm giác trong thời gian dài, đồng thời giúp chống lại cơn đau đang diễn ra.

Khi được sử dụng như một loại kem dưỡng da hoặc kem bôi khác, capsaicin gây ra cảm giác hơi nóng, châm chích và ngứa. Tuy nhiên, theo thời gian, các dây thần kinh ở bàn tay và bàn chân của bạn sẽ quen với kem dưỡng da và khả năng giảm đau sẽ thấp hơn. Dựa vào điều này, chúng ta có thể sử dụng hợp chất capsaicin giúp chữa các bệnh như viêm khớp và chấn thương.

Bài tập giảm đau cổ tay
Chúng ta có thể sử dụng hợp chất capsaicin giúp chữa các bệnh như viêm khớp và chấn thương.

1.4. Thức ăn cay có thể làm dịu đường ruột và giữ cho nó được khỏe mạnh

Vị giác và đường ruột của cơ thể có thể kết nối nhiều hơn bạn nghĩ. Khi bạn cắn hạt tiêu, capsaicin sẽ gắn vào một thụ thể liên lạc với các tế bào khác. Quá trình truyền tín hiệu đó khiến một dây thần kinh trên lưỡi của bạn ngay lập tức truyền xung điện cho não để truyền thông tin lưỡi đang có cảm giác cay, nóng.

Cũng chính thụ thể đó được tìm thấy trong đường tiêu hóa của cơ thể. Khi capsaicin đi vào đường tiêu hóa của cơ thể và gắn vào thụ thể, nó sẽ tạo ra một chất hóa học gọi là anandamide. Anandamide đã được chứng minh là ít dẫn đến tình trạng viêm nhiễm trong ruột, có thể do các bệnh như viêm loét đại tràngbệnh Crohn gây ra.

Phản ứng làm dịu đường tiêu hóa của capsaicin cũng có thể giữ cho đường tiêu hoá không có xuất hiện khối u. Nó có thể đặc biệt hiệu quả đối với những người có nguy cơ cao phát triển khối u đường ruột, chẳng hạn như: Những người có gia đình hoặc tiền sử cá nhân bị khối u.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng: Sử dụng thức ăn nhanh như một phương tiện để tiêu thụ ớt đỏ của bạn sẽ đảo ngược nhiều tác dụng có lợi bằng cách thêm chất béo không cần thiết vào chế độ ăn uống của bạn. Ngoài ra, bạn không nên lạm dụng gia vị vì nó có thể làm tăng axit dịch vị, gây ợ chua.

ruột ngắn
Thức ăn cay có thể làm dịu đường ruột và giữ cho nó được khỏe mạnh, tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng.

1.5. Thức ăn cay có lợi cho tuổi thọ

Ăn đồ cay sáu hoặc bảy ngày một tuần, thậm chí chỉ một lần mỗi ngày, đã giảm tỷ lệ tử vong xuống 14%, theo một nghiên cứu lớn của Harvard và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Quốc gia Trung Quốc.

1.6. Thức ăn cay chống lại chứng viêm

Curcumin, một hợp chất trong nghệ, có thể làm giảm tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể. Trong y học Ayurvedic, các đặc tính chống viêm của gừng và tỏi đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ để điều trị một loạt các bệnh như: Viêm khớp, rối loạn tự miễn dịch, thậm chí có thể sử dụng trong trường hợp xảy ra các triệu chứng như: Đau đầu và buồn nôn.

Ăn cay có bị nổi mụn không? Nếu sử dụng một lượng gia vị cay vừa phải và điều độ trong bữa ăn hàng ngày, thì loại gia vị này sẽ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên, khi lạm dụng gia vị cay cho bữa ăn thì bạn có thể gặp phải tình trạng nổi mụn, nóng và rát. Điều này có thể là do khi hàm lượng chất cay trong cơ thể quá nhiều sẽ hút ẩm gây ra tình trạng khô da. Đồng thời sức đề kháng của da sẽ bị giảm dẫn đến tình trạng dễ bị các yếu tố bên ngoài môi trường tác động gây nên mụn.

da khô
Khi hàm lượng chất cay trong cơ thể quá nhiều sẽ hút ẩm gây ra tình trạng khô da.

1.7. Thức ăn cay thậm chí có thể giúp chống lại các tế bào ung thư

Capsaicin - hợp chất tích cực có trong ớt, đã được chứng minh là làm chậm và tiêu diệt các tế bào ung thư. Một nghiên cứu của UCLA đã tìm thấy capsaicin có vai trò ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư tuyến tiền liệt ở chuột.

Capsaicin, hợp chất cay nóng được tìm thấy trong ớt, có thể gây ra các triệu chứng dữ dội trong thời gian ngắn như: Đau dạ dày, tiêu chảy và nôn mửa ở những người sử dụng quá nhiều lượng chất này. Điều này được giải thích là do sự kích thích quá mức của hệ thần kinh. Tuy nhiên, hợp chất này không có tổn thương vĩnh viễn nào đối với niêm mạc ruột.

Mặc dù trước đây người ta tin rằng thức ăn cay có thể dẫn đến loét, nhưng bằng chứng hiện tại đã xác nhận rằng capsaicin cung cấp khả năng bảo vệ chống lại mầm bệnh gây loét - H. pylori. Capsaicin cũng hoạt động như một loại thuốc giảm đau khi bôi tại chỗ hoặc uống. Cho nên, nếu bạn chưa quen với việc ăn thức ăn cay, bạn có thể tăng từ từ lượng chất cay vào thức ăn.

Vi khuẩn H. pylori  gây tăng tiết axit là nguyên nhân gây viêm loét dạ dày
Capsaicin cung cấp khả năng bảo vệ chống lại mầm bệnh gây loét - H. pylori.

1.8 . Thức ăn cay giúp diệt khuẩn

Thì là và nghệ đã được các nghiên cứu chứng minh là có đặc tính chống oxy hóa và kháng khuẩn mạnh mẽ. Trong chế độ ăn hàng ngày có chứa hai thành phần này sẽ giúp chống lại vi khuẩn có hại trong cơ thể.

2. Một số món ăn thêm gia vị cay

2.1. Bánh mì nướng bơ cay với trứng

Bánh mì nướng bơ cay có thể được sử dụng hàng ngày.

2.2. Hạt bí ngô vị cay

Chìa khoá để có thức ăn vặt lành mạnh đó là sử dụng phương án kết hợp gia vị, proteinchất béo lành mạnh. Bạn có thể thử sử dụng món hạt bí ngô vị cay thay thế cho đồ ăn vặt khác.

2.3. Cơm thì là

Khi bạn có cảm giác khó chịu hoặc bạn cần một món ăn phụ bổ sung có hương vị và dịu nhẹ đối với những người nhạy cảm thì bạn có thể sử dụng món cơm thì là.

Bất kể bạn ăn ngọt hay mặn, gia vị có thể được kết hợp vào bất kỳ chế độ ăn kiêng nào. Tuy nhiên cần bổ sung chúng một cách lành mạnh. Bởi vì, chúng có thể kích thích cả hai chất hóa học tạo cảm giác dễ chịu trong cơ thể: endorphindopamine. Chính vì vậy, đây là lý do khiến cho bạn không thể bỏ được cơn thèm đồ ăn cay trong bữa ăn hàng ngày. Hơn nữa, sử dụng gia vị cùng với thức ăn cũng có thể giúp bạn cắt giảm lượng chất béo không lành mạnh và đồ ngọt được thêm vào quá dễ dàng như một giải pháp tiện lợi để cho hợp khẩu vị.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: pennmedicine.org, healthline.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

18.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan