Chế độ dinh dưỡng sau mổ có gì đặc biệt?

Sau mổ cơ thể người bệnh sẽ rất yếu do mất máu, dịch thể, stress, đau,... Do đó, dinh dưỡng sau mổ đóng vai trò rất quan trọng sẽ giúp bệnh nhân nhanh chóng phục hồi sức khỏe và nâng cao sức đề kháng.

1. Nguyên tắc dinh dưỡng sau mổ

Trước khi bạn đặt ra câu hỏi: “Sau mổ nên ăn gì?” hoặc “Sau phẫu thuật cần kiêng ăn gì?” thì nên tìm hiểu về nguyên tắc dinh dưỡng sau mổ. Cụ thể, sau mổ, người bệnh sẽ xuất hiện một số rối loạn được biểu hiện qua 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn đầu sau 1 - 2 ngày mổ, cơ thể người bệnh sẽ tăng giảm đột ngột. Dưới tác dụng phụ của thuốc gây mê sẽ dẫn đến liệt ruột, mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon miệng.
  • Giai đoạn giữa sau 3 - 5 ngày mổ, người bệnh đã có thể trung tiện do nhu động ruột dần hoạt động trở lại. Bệnh nhân bắt đầu cảm thấy đói nhưng cơ thể mệt mỏi không muốn ăn.
  • Giai đoạn phục hồi khi đó vết mổ đã liền miệng, kali máu dần trở lại bình thường/ Người bệnh đã bắt đầu ăn uống bình thường, quá trình đại tiểu tiện cũng diễn ra dễ dàng hơn.

2. Duy trì chế độ dinh dưỡng sau mổ như thế nào?

Dựa vào nguyên tắc dinh dưỡng sau mổ trên, ở mỗi giai đoạn người bệnh cần được bổ sung dinh dưỡng và khẩu phần ăn khác nhau.

2.1. Giai đoạn đầu

Giai đoạn này cơ thể người bệnh còn mệt mỏi do tác dụng phụ của thuốc mê. Vì vậy cần được bù nước và chất điện giải là chính nhằm cung cấp đủ calo nuôi dưỡng cơ thể. Bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân truyền tĩnh mạch các loại dịch glucoza 5%, glucoza 30%, NaCl 90/ oo, KCl 1 hoặc 2 ống. Một số trường hợp người bệnh có thể uống nước ép hoa quả để tăng cường dinh dưỡng.

dinh dưỡng sau mổ
Truyền tĩnh mạch các loại dịch giai đoạn đầu sau mổ

2.2. Giai đoạn giữa

Ở giai đoạn này, thay vì truyền tĩnh mạch người bệnh nên cho ăn một số loại thức ăn nhẹ có thêm năng lượng và protein. Một số thức ăn dành cho bệnh nhân sau mổ ở giai đoạn này như: cháo loãng, bơ, nước ép hoa quả,...

2.3. Giai đoạn hồi phục

Đây là thời điểm người bệnh cần tăng khẩu phần ăn cũng như một chế độ dinh dưỡng đầy đủ calo và protein nhằm phục hồi sức khỏe tốt nhất.

Ăn nhiều chất đạm và vừa đủ chất béo: Giai đoạn này vết thương của người bệnh đã dần lành miệng. Do đó, người nhà cần chuẩn bị một số thực phẩm giàu đạm cho bệnh nhân như: thịt gà, trứng gà, cá, tôm,... Đây là nguồn chất đạm phong phú, lành mạnh và đặc biệt giúp ngăn ngừa tình trạng táo bón.

Trường hợp người bệnh ăn chay hoặc không thích ăn thịt, bạn có thể thay thế bằng các chất đạm thực vật đến từ đậu nành, đậu phụ,...

Nếu không thể bổ sung đầy đủ chất đạm từ thực phẩm, bệnh nhân sau mổ có thể phải uống viên đạm bổ sung hoặc truyền đạm để đảm bảo sức khỏe.

Chất béo: Đối với người bệnh sau mổ nên tăng cường chất béo từ thực vật. Bạn có thể sử dụng dầu thực vật trong chế biến, xào nấu thực ăn hoặc ăn các loại cá, thủy hải sản. Các thực phẩm này có hàm lượng chất béo lành mạnh cao. Hạn chế tối đa việc ăn nước béo động vật bởi có thể làm gia tăng tình trạng táo bón và khó lành vết thương. Một số chất béo nên kiêng như: lợn, gà, vịt, nước phở,...

Vitamin và khoáng chất: Người bệnh cần tăng cường trái cây tươi trong chế độ dinh dưỡng sau phẫu thuật. Trong trái cây có chứa nhiều vitamin và khoáng chất, nhất là vitamin C không chỉ giúp chống oxy hóa mà giúp vết thương nhanh phục hồi, giảm viêm nhiễm. Các loại trái cây giàu vitamin C như: hoa quả họ nhà cam, bưởi, cà rốt, đu đủ, gấc chín,...

Trong từng điều kiện khác nhau mà bệnh nhân có thể dùng nhiều loại rau củ, trái cây với các cách chế biến. Tuy nhiên, củ quả tươi là lựa chọn tốt nhất.

Ngoài ra, trong chế độ dinh dưỡng sau mổ, người bệnh cần hạn chế ăn đường nhưng chất đường trong các loại ngũ cốc lại rất tốt.

dinh dưỡng sau mổ
Cần bổ sung trái cây tươi trong chế độ dinh dưỡng sau phẫu thuật

3. Sau phẫu thuật cần kiêng ăn gì?

Người bệnh sau phẫu thuật thường xuất hiện hiện tượng táo bón. Triệu chứng này dễ gây ra tình trạng mất nước, mệt mỏi và cơ thể khó phục hồi. Tuy nhiên, việc dùng thuốc chữa táo bón có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, nhất là giảm nhu động ruột. Do đó, để cải thiện tình trạng này bạn cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ như đã đề cập ở trên và kiêng một số thực phẩm dưới đây:

  • Đồ ăn đóng hộp hoặc chế biến sẵn nhiều giàu mỡ, gia vị nghèo chất xơ rất dễ dẫn đến táo bón như: khoai tây chiên, xúc xích, thịt xông khói,...
  • Sữa và các sản phẩm từ sữa vốn giàu dinh dưỡng nhưng bệnh nhân sau phẫu thuật nên hạn chế sử dụng các sản phẩm này. Nó có thể ảnh hưởng đến đường ruột, gây ra khó tiêu và tăng tiết dịch trong phổi.
  • Các loại thịt đỏ không được khuyến khích sử dụng trong trường hợp sau mổ.
  • Đồ ăn nhiều đường như: bánh kẹo, thực phẩm có đường.

Như vậy, bài viết trên đã cung cấp đến bạn đọc các thông tin về chế độ dinh dưỡng sau mổ. Hy vọng đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức để chăm sóc tốt nhất cho người bệnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan