Ăn ngọt có tăng huyết áp không?

Thực phẩm giàu đường, muối và chất béo bão hòa có thể làm tăng huyết áp và gây hại cho sức khỏe tim mạch. Bằng cách tránh những thực phẩm này, bạn có thể tự kiểm soát huyết áp. Thay vào đó, một chế độ ăn uống đầy đủ trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và protein nạc có thể giúp giữ cho trái tim khỏe mạnh.

1. Ăn ngọt có tăng huyết áp không?

Đường đóng vai trò chính trong việc làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp. Nguyên nhân chủ yếu là do rối loạn chuyển hóa fructose sau khi tiêu thụ quá mức thực phẩm chứa nhiều đường chế biến. Lượng fructose dư thừa được gan chuyển hóa thành chất béo, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì, tăng huyết áp, tiểu đường tuýp 2, bệnh tim mạch và cả ung thư.

Đường gồm glucose và fructose là hai dạng cơ bản nhất. Trong khi glucose được tế bào chuyển hóa thành năng lượng để sử dụng thì fructose chỉ có thể được chuyển hóa tại gan. Do đó, khi ăn nhiều thực phẩm chứa fructose (chất làm ngọt trong nước trái cây, nước ngọt, ...), lượng fructose sẽ bị dư thừa và được gan chuyển thành chất béo dự trữ. Ăn đường, bao gồm cả fructose, từ sản phẩm sinh học tự nhiên (trái cây) không gây hại mà rất có lợi cho cơ thể.

Ăn nhiều đường sẽ làm tăng huyết áp tâm thu thêm 6,9 mmHg và tăng huyết áp tâm trương thêm 5,6 mmHg. Thực phẩm chứa đường cũng chứa nhiều calo, với những người tiêu thụ nhiều calo (từ 25% trở lên) sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao gấp 3 lần người bình thường.

XEM THÊM: Ăn đồ ngọt có làm giảm stress?

2. Đồ ăn ngọt nào không nên ăn?

Nghiên cứu trên đối tượng là phụ nữ cao huyết áp cho thấy giảm 2,3 muỗng cà phê đường mỗi ngày có thể làm giảm 8,4 mmHg huyết áp tâm thu và giảm 3,7 mmHg huyết áp tâm trương. Lượng đường tiêu thụ hàng ngày nên được giới hạn ở mức:

  • 6 muỗng cà phê (tương đương 25 gam đường), đối với phụ nữ
  • 9 muỗng cà phê (tương đương 36 gam đường), đối với nam giới

Đường và muối thường được thêm kết hợp vào các loại thực phẩm chế biến sẵn. Cả hai thành phần này đều làm tăng nguy cơ mắc cao huyết áp nếu sử dụng vượt quá hàm lượng trong ngày. Lượng muối không được tiêu thụ quá 2.300 mg, tương đương với 1 muỗng cà phê mỗi ngày.

Một số loại thực phẩm chế biến chứa nhiều đường và muối, nếu tiêu thụ nhiều có thể làm tăng nguy cơ bị cao huyết áp gồm:

Thay vào đó, bạn nên ưu tiên ăn các loại trái cây, hoa quả, chứa đường tự nhiên, tốt cho sức khỏe như cà chua, táo tây, mơ, kiwi, cam, dâu tây, việt quất, chuối, , ...

XEM THÊM: Lý do bạn chóng mặt sau khi ăn đồ ngọt

Ăn ngọt nhiều có tốt không như pizza
Ăn ngọt nhiều có tốt không, ví dụ như pizza

3. Chế độ ăn cho người bị cao huyết áp

Thực hiện theo chế độ ăn uống lành mạnh có thể làm giảm huyết áp cả trong ngắn hạn và dài hạn. Thực phẩm chứa kali có thể nhanh chóng giảm huyết áp, vì kali làm mất tác dụng của natri. Bên cạnh đó, thực phẩm chứa nitrat có thể làm giảm huyết áp, bao gồm cả củ cải đường và nước ép lựu. Những thực phẩm này cũng chứa các thành phần có lợi cho sức khỏe khác, bao gồm chất chống oxy hóa và chất xơ.

Ngoài ra, các AHA khuyến cáo nên sử dụng chế độ ăn DASH để giúp kiểm soát huyết áp. DASH là viết tắt của các chế độ ăn uống lành mạnh ngăn ngừa tăng huyết áp. Chế độ ăn kiêng này bao gồm ăn nhiều trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, sữa ít béo và protein nạc để giúp giảm huyết áp và duy trì mức độ khỏe mạnh. Khi chọn thực phẩm đóng hộp hoặc chế biến sẵn, bạn hãy chọn các thực phẩm ít đường, ít hoặc không có natri hoặc không có chất béo chuyển hóa.

Xem thêm: Hướng dẫn chẩn đoán tăng huyết áp

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: healthline.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

18.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan