Phấn rôm có trị được mụn không?

Phấn rôm là sản phẩm vô cùng quen thuộc trong đời sống hàng ngày, phấn rôm được nhiều người sử dụng để khắc phục tình trạng tóc bị bết, để kiềm dầu trên da, khử mùi... Bên cạnh đó, không ít người còn rỉ tai nhau về việc phấn rôm trị mụn. Vậy phấn rôm có trị được mụn không?

1. Vài nét về thành phần của phấn thơm

Thành phần chính của hầu hết các loại phấn rôm là bột talc nghiền mịn. Bên cạnh đó, phấn rôm còn chứa muối kẽm, muối canxi, silicate magnesium, hương liệu tạo mùi và một số thành phần khác tùy theo nhà sản xuất. Trong đó, thành phần silicate magnesium là hoạt chất chính tạo nên chức năng hút nước, vì vậy khi thoa phấn rôm lên da sẽ có cảm giác khô thoáng ngay tức thì.

Bột talc là thành phần có tính hút ẩm cao, khi thoa vào những vùng dễ bị ẩm như nách, bẹn hay những vùng có nếp gấp trên cơ thể sẽ giúp hạn chế và ngăn chặn tình trạng hăm, rôm sảy, nổi mẩn đỏ...

Vì các thành phần cơ bản và lành tính nên phấn rôm còn được người lớn tận dụng cho những mục đích khác như vệ sinh nhà cửa, khử mùi hôi và kể cả làm đẹp...

2. Phấn rôm có trị được mụn không?

Phấn rôm trị mụn được nhiều chị em phụ nữ tin dùng vì phấn rôm có tính kiềm dầu, có thể giúp giảm sưng, tiêu viêm một cách nhanh chóng. Theo kinh nghiệm, mỗi khi bị mụn hãy thoa một ít phấn rôm lên vùng da bị mụn đỏ, phấn rôm sẽ giúp đầu mụn nhanh khô hơn, đồng thời giúp giảm tình trạng sưng tấy do mụn. Ngoài ra, phấn rôm khi thoa lên mặt hoặc các vùng da khác còn giúp làm thông thoáng lỗ chân lông, ngăn ngừa mụn không xuất hiện.

Tuy nhiên phương pháp trị mụn bằng phấn rôm trên thực tế chỉ dừng lại ở mức độ kinh nghiệm được nhiều người chia sẻ, chưa có nghiên cứu hoặc báo cáo nào chứng thực được mức độ hiệu quả mà phấn rôm mang lại trong việc điều trị mụn.

Phấn rôm tuy có chứa các thành phần giúp hút dầu, hút nước và hạn chế sưng tấy da do rôm sảy, nhưng trong trường hợp mụn đang mưng mủ, mụn đã nặn cồi và tạo thành vết thương hở thì việc sử dụng phấn rôm trực tiếp lên nốt mụn lại tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng da.

Mặt khác, phấn rôm có dạng bột nên khi sử dụng quá nhiều có thể dễ gây bít tắc lỗ chân lông, khi đó chưa chắc chắn về tác dụng điều trị hay ngăn ngừa mụn nhưng đây lại có thể là nguyên nhân gây nên mụn nhọt.

Vì thế, các chuyên gia da liễu thường khuyên rằng khi da đang bị mụn sưng đỏ, tuyệt đối không nên sử dụng bất cứ loại mỹ phẩm nào trên da mặt, ngay cả phấn rôm dùng cho em bé.

Tóm lại, phấn rôm có thể cho hiệu quả khi chị em sử dụng để điều trị các loại mụn nhẹ (như mụn đầu đen, mụn cám), nhưng đối với tình trạng mụn bị sưng viêm, các bác sĩ da liễu khuyên không nên sử dụng phấn rôm vì đối với tình trạng này, phấn rôm không thể thay thế cho các loại thuốc hoặc kem đặc trị mụn chứa các hoạt chất chống viêm, kháng khuẩn.

Phấn rôm có trị được mụn không
Phấn rôm tuy có chứa các thành phần giúp hút dầu

3. Cách sử dụng phấn rôm để trị mụn đầu đen, mụn cám

Như đã đề cập, phấn rôm có khả năng kiểm soát dầu nhờn rất tốt, đây là một tiền đề giúp giảm được quá trình mụn xuất hiện. Mặt khác, phấn rôm thường an toàn cho da kể cả da em bé do bảng thành phần tương đối lành tính. Tuy nhiên đối với những làn da quá mức nhạy cảm, phấn rôm vẫn có thể gây kích ứng khi áp dụng, vì vậy nhìn chung phấn rôm chỉ phù hợp nhất với làn da dầu.

Để sử dụng phấn rôm trị mụn đầu đen hoặc mụn cám, chúng ta cần lựa chọn loại phấn rôm có nguồn gốc rõ ràng, được chứng nhận an toàn cho da, tốt nhất nên mua loại dành cho trẻ em. Sau đây là các bước tiến hành trị mụn bằng phấn rôm:

  • Trộn phấn rôm và nước theo tỉ lệ 1 phấn rôm pha với 2 nước (tỉ lệ 1:2) sau đó trộn đều cho hỗn hợp thật mịn.
  • Rửa mặt thật sạch và thoa hỗn hợp vừa pha trộn lên mặt theo chiều ngược chiều kim đồng hồ, massage nhẹ nhàng trong 5 phút, sau đó thoa tiếp 1 lớp phấn lên 1 lần nữa.
  • Rửa mặt sạch bằng nước ấm, sau đó dùng 1 viên đá nhỏ bọc 1 chiếc khăn mềm để rửa mặt thêm lần nữa giúp thu nhỏ lỗ chân lông.

Phương pháp này có thể thực hiện mỗi ngày, tuy nhiên cần lưu ý chỉ nên massage nhẹ nhàng để tránh gây tổn thương cho da, khiến tình trạng mụn trở nên nặng hơn.

Không sử dụng phương pháp này nếu da đang bị tình trạng mụn bọc có mủ, không nên sử dụng trên da khô vì phấn rôm có thể làm da trở nên nứt nẻ và ngứa do hút hết độ ẩm. Da nhờn và da hỗn hợp là loại da thích hợp nhất để áp dụng phương pháp dùng phấn rôm trị mụn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

13.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan