Bàn chân bẹt ở trẻ nhỏ có cần điều trị không?

Bài viết bởi TS.BS Nguyễn Đắc Nghĩa - Trưởng Đơn nguyên Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Gần đây, có nhiều trẻ nhỏ 1-3 tuổi được gia đình đưa đến Khoa Ngoại Chỉnh hình Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City khám “Bàn chân bẹt”. Bài viết dưới đây sẽ nói về Bàn chân bẹt mềm mại (Flexible Flat Foot) hay còn gọi là Bàn chân bẹt chức năng (Pied Plat Fonctionnel).

1. Bàn chân bẹt ở trẻ nhỏ có nguy hiểm?

Không ít gia đình rất lo lắng, sợ sau này biến dạng tăng nặng ảnh hưởng đến hình thể, phong cách của các cháu. Thậm chí có cháu đã được mang giày nẹp chỉnh hình nhưng sau một thời gian thấy không hiệu quả, thậm chí chân trẻ còn yếu hơn trước.

Bàn chân bẹt
Bàn chân bẹt, không có hình vòm khi đứng (Mũi tên xanh)

Đa số trẻ em sinh ra có bàn chân phẳng, lòng bàn chân không có hình vòm. Trong quá trình phát triển, vòm sẽ hình thành, quá trình này kéo dài từ 1 – 5 năm tuổi. Cấu trúc hình vòm giúp chúng ta đi lại linh hoạt hơn. Chỉ có một số ít bàn chân bẹt không tạo được vòm kể cả tới tuổi trưởng thành. Nhất là các cháu có bố hoặc mẹ cũng có bàn chân bẹt. Nếu không có triệu chứng gì thì bàn chân bẹt ít gây phiền toái cho cuộc sống của chúng ta. Nghĩa là “Bàn chân bẹt” ở trẻ nhỏ mới tập đi là một dạng của bàn chân bình thường ở giai đoạn đầu của cuộc sống vận động. Khi trẻ đứng lên hai bàn chân bẹt (Lòng bàn chân phẳng khít lên mặt sàn); khi nhón chân lên hoặc ngồi trên ghế, lòng bàn chân lõm như của người lớn; các xương của bàn chân hoàn toàn bình thường; vì vậy mới có tên gọi Bàn chân bẹt mềm mại hay Bàn chân bẹt chức năng; chứ không phải bàn chân bẹt biến dạng cứng nhắc, cấu trúc xương bị đảo lộn (Hiếm gặp hơn).

2. Cấu trúc giải phẫu của bàn chân bẹt

Về cấu trúc giải phẫu: khi trẻ lớn dần và tập đi lớp mỡ dưới lòng bàn chân tiêu bớt; cân gan chân co chắc lại giống như dây cung căng kéo các xương bàn chân tạo nên hình cánh cung, 5 dẫy xương bàn ngón chân cùng tạo nên vòm gan chân.

Sơ đồ hình vòm lòng bàn chân: Cân gan chân (Xanh); vòm xương (Cam)
Sơ đồ hình vòm lòng bàn chân: Cân gan chân (Xanh); vòm xương (Cam)

Như vậy, bàn chân bẹt mềm mại ở trẻ nhỏ không cần lo lắng thái quá. Điều trị bằng giày nẹp, xoa nắn là không cần thiết.

Tốt nhất, nên đưa trẻ đến Vinmec để các bác sĩ Khoa Chỉnh hình khám loại trừ các dị tật bàn chân cần phẫu thuật sớm và hướng dẫn cho gia đình cách tập luyện giúp cho bàn chân phát triển đúng tiến độ; giúp cho trẻ hòa nhập cuộc sống vận động toàn thân, khỏe mạnh, có nền tảng phát triển trí tuệ tốt hơn. (Có một số bài tập cho từng lứa tuổi, tuy rất đơn giản nhưng bác sĩ cần hướng dẫn trực tiếp cho gia đình nắm rõ thì tập luyện mới đạt hiệu quả mong muốn).

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ theo hotline:0243 9743 556 hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

28.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan