Bệnh lý huyết tán của trẻ sơ sinh

Bài viết được viết bởi Bác sĩ chuyên khoa I Triệu Thị Hồng Thái - Khoa Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Bệnh tan máu của trẻ sơ sinh, do phản ứng miễn dịch, khi kháng thể của người mẹ đi qua nhau thai, gắn các tế bào hồng cầu trong tuần hoàn của thai nhi, phá vỡ và phá hủy các tế bào hồng cầu (hay gọi là tan máu).

Thai nhi có thể phát triển bệnh hồng cầu lướithiếu máu. Bệnh này có phạm vi từ nhẹ đến rất nặng và thai chết vì suy tim (thai nước) có thể xảy ra. Nguyên nhân gây tan máu có thể bao gồm: bất đồng nhóm máu mẹ - con hệ ABO, hay do anti RhD, anti RhE, anti Rhc, anti Rhe, anti RhC, anti Kell...

1. Biểu hiện bệnh lý huyết tán của trẻ sơ sinh

Trẻ có thể có 1 hoặc nhiều hơn trong các biểu hiện:

  • Vàng da sớm trong 24h
  • Thiếu máu
  • Gan lách to
  • Triệu chứng vàng da nhân khi nặng: như co giật xoắn vặn, tăng trưởng lực cơ
  • Trong bào thai: thai có biểu hiện thiếu máu, nặng là phù thai, thai nước, thai chết lưu
Vàng da do bất đồng nhóm máu ABO
Bất đồng nhóm máu mẹ-con là một trong những nguyên nhân gây tan máu ở trẻ

2. Xét nghiệm bệnh lý huyết tán của trẻ sơ sinh

Trẻ có biểu hiện sẽ được làm các xét nghiệm chẩn đoán nguyên nhân, mức độ nghiêm trọng của bệnh như:

  • Test Coombs trực tiếp dương tính (còn gọi là xét nghiệm ngưng kết trực tiếp)
  • Nồng độ bilirubin trong máu dây rốn, hay trong máu cao
  • Hồng cầu lưới tăng
  • Có thể giảm bạch cầu và giảm tiểu cầu
  • Kháng nguyên hồng cầu con
  • Kháng thể kháng hồng cầu mẹ
xét nghiệm Gastrin
Bệnh lý huyết tán được chẩn đoán và đánh giá dựa vào kết quả xét nghiệm

3. Điều trị bệnh lý huyết tán

Việc điều trị tùy thuộc mức độ nặng của trẻ và nguyên nhân bị bệnh:

  • Khi sinh: đánh giá khả năng hô hấp, tuần hoàn của trẻ cũng như đánh giá mức độ huyết tán: như tim nhanh, da nhợt, suy hô hấp (loại trừ tràn dịch màng phổi, thiểu sản phổi) ở những trường hợp phù thai?
  • Thai bị phù: có thể có shock hoặc tiền shock khi sinh, trẻ có thể cần truyền máu cấp cứu, chọc/hút dịch màng phổi, màng bụng. Khi ổn định tuần hoàn có thể trẻ cần thay máu nếu có chỉ định.
  • Trẻ có triệu chứng thiếu máu nhưng huyết áp ổn định: Trẻ được hội chẩn, điều trị có thể cần: thay máu, truyền kháng huyết thanh, truyền máu, chiếu đèn, các điều trị hỗ trợ hô hấp nếu cần.
  • Các trường hợp thiếu máu muộn: trẻ được điều trị sắt, có thể cả thuốc kích thích tạo hồng cầu.
Thiếu men G6PD ở trẻ sơ sinh có liên quan đến bệnh tan máu bẩm sinh không?
Điều trị bệnh lý huyết tán tùy thuộc vào nguyên nhân và tình trạng bệnh

4. Phòng bệnh huyết tán của trẻ sơ sinh

  • Kiểm soát thai nghén chặt chẽ là biện pháp quan trọng: Các trường hợp thai phụ có tiền sử thai chết lưu, phù thai nhi... sẽ được bác sĩ sản khoa cho đánh giá, kiểm tra loại trừ các nguyên nhân liên quan đến thiếu máu do huyết tán.
  • Kiểm tra nhóm máu mẹ là cần thiết để có tiên lượng nguy cơ vàng da huyết tán cho trẻ, và các trẻ sau này (do các trẻ sinh lần tới có nguy cơ vàng da nhiều hơn và nặng hơn trẻ trước).
  • Tuy nhiên nhiều trường hợp huyết tán nặng do bất đồng nhóm máu dưới nhóm hệ ABO, Rh: như hệ kell, Rhe, Rhe...Nên quản lý trẻ sau sinh, tái khám rất quan trọng trong tuần đầu trẻ sau sinh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

4.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan