Các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh

Hầu hết trẻ sơ sinh đều từng xảy ra tình trạng nôn trớ, nhưng khi tình trạng này kèm theo các vấn đề về sức khoẻ như tăng cân kém thì có thể là triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh (GERD). Không những thế, tình trạng này cũng có thể xảy ra với trẻ lớn hơn.

1. Tình trạng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh nôn trớ sau khi bú hoặc thậm chí nôn trớ một lần mà không rõ nguyên nhân là điều hoàn toàn bình thường. Trên thực tế, một số trẻ nôn trớ khá thường xuyên và không có biểu hiện gì xấu. Đây được gọi là trào ngược, hoặc trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh. Tình trạng này thường bắt đầu trong khoảng 2 đến 3 tuần, cao nhất vào khoảng 4 đến 5 tháng và nó sẽ biến mất sau 12 tháng.

Ngoài ra, ở trẻ lớn cũng có thể xảy ra tình trạng này, chúng có thể đã mắc bệnh này từ khi còn là những đứa trẻ nhỏ và không bị làm phiền bởi chúng có thể phát triển một cách tự nhiên sau này. Tuy nhiên, khi trào ngược gây ra các biến chứng, chẳng hạn như tăng cân kém, thì có thể đây là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) và cần điều trị y tế.

2. Các triệu chứng của GERD ở trẻ

Trẻ đau bụng, tiêu chảy là dấu hiệu của dị ứng thực phẩm
Trẻ bị đau bụng có thể là dấu hiệu trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ nhỏ

Em bé có thể mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Dưới đây sẽ là một số dấu hiệu trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ:

  • Khó chịu khi nôn trớ
  • Khó chịu sau khi ăn
  • Nằm ngửa trong hoặc ngay sau khi ăn
  • Ho hoặc nôn khan khi bú
  • Tăng cân kém
  • Chán ăn hoặc bỏ ăn
  • Colic
  • Đau bụng
  • Nôn mửa nhiều lần hoặc liên tục
  • Khó nuốt
  • Đau ngực
  • Ợ nóng
  • Hôi miệng
  • Các vấn đề về hô hấp, chẳng hạn như thở khò khè dai dẳng hoặc ho vào ban đêm

3. Tình trạng khẩn cấp và cần bác sĩ can thiệp

Trẻ nôn ra máu
Nếu trẻ nôn ra máu cần gọi cho bác sĩ ngay

Nếu trẻ nôn trớ nhiều nhưng không có vẻ khó chịu và đang tăng cân, bạn có thể không cần gọi bác sĩ. Chỉ cần đề cập đến việc thường xuyên với bác sĩ về tình trạng thường xuyên nôn trớ của trẻ vào lần kiểm tra sức khỏe tiếp theo.

Trường hợp cần gọi cho bác sĩ nếu em bé hoặc trẻ mới biết đi có những biểu hiện sau đây:

  • Bị trào ngược làm cho trẻ cảm thấy khó chịu
  • Bị trào ngược ảnh hưởng đến hoạt động tăng cân của trẻ
  • Có các triệu chứng GERD
  • Nôn ra máu: Một ít máu thường không có gì đáng lo ngại, nhưng lượng máu dai dẳng hoặc nhiều hơn có thể cho thấy một vấn đề nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như dị ứng thực phẩm, chảy máu GI trên hoặc vấn đề đông máu.
  • Có máu trong phân: Các nguyên nhân có thể bao gồm dị ứng thực phẩm, nứt hậu môn hoặc nhiễm trùng đường ruột.
  • Nôn nhiều sau khi bú: Nôn ói có thể là dấu hiệu của hẹp môn vị, một tình trạng có thể dẫn đến suy dinh dưỡng và mất nước

Chăm sóc khẩn cấp nếu em bé hoặc trẻ mới biết đi có những dấu hiệu sau:

  • Nôn ra mật (chất lỏng màu xanh lá cây hoặc màu vàng): Đây có thể là dấu hiệu cho thấy ruột bị tắc nghẽn.
  • Nôn ra thứ trông giống như bã cà phê: Điều này có thể cho thấy chảy máu hoặc loét thực quản, dạ dày hoặc ruột non.

4. Nguyên nhân gây trào ngược ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi

Thoát vị Hiatal
Trào ngược ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của trẻ

  • Các vấn đề với cơ thắt thực quản dưới: Bé có thể bị trào ngược khi cơ thắt thực quản dưới (van nối thực quản với dạ dày) yếu hoặc hoạt động không bình thường. Điều này cho phép thức ăn và dịch vị trào ngược ra khỏi dạ dày và vào miệng. Đây cũng là nguyên nhân gây ra chứng ợ nóng ở người lớn.
  • Cơ vòng chưa trưởng thành: Trào ngược thường gặp ở trẻ sinh non. Khi cơ vòng trưởng thành, nó sẽ đóng lại trừ khi bé nuốt.
  • Thoát vị Hiatal: Đôi khi trẻ bị GERD cũng bị thoát vị Hiatal, tình trạng một phần nhỏ của dạ dày nhô ra qua cơ hoành vào ngực. (Cơ hoành là một cơ ngăn cách dạ dày với khoang ngực.) Các bác sĩ cho rằng nếu khối thoát vị cho phép phần trên của dạ dày trồi lên, thì thức ăn trong dạ dày có thể dễ dàng trào ngược lên thực quản. Tuy nhiên, không phải ai bị GERD cũng gặp vấn đề này.

5. Chẩn đoán GERD ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ mới biết đi

Bác sĩ sẽ khám cho trẻ và có thể yêu cầu một số xét nghiệm, chẳng hạn như xét nghiệm máu hoặc nước tiểu. Hơn nữa, bác sĩ có thể chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản (GERD) dựa trên các triệu chứng của trẻ, nhưng có thể giới thiệu bạn đến một bác sĩ tiêu hóa nhi khoa. Các xét nghiệm chẩn đoán bổ sung có thể bao gồm:

  • Loạt GI trên: Thực hiện xét nghiệm này sẽ sử dụng tia Xcùng với chất màu phấn bari để kiểm tra đường tiêu hoá của trẻ. Chụp X-quang cho biết liệu bất kỳ vấn đề giải phẫu nào có thể ảnh hưởng đến việc nuốt hoặc tiêu hóa hay không.
  • Nội soi: Sử dụng một máy quay nhỏ được luồn qua thực quản, dạ dày và đôi khi là ruột non để tìm tình trạng viêm hoặc tổn thương mô. Các mẫu mô nhỏ có thể được lấy để sinh thiết. Trẻ sẽ được dùng thuốc an thần để thực hiện thủ thuật này.
  • Nghiên cứu thăm dò pH trong 24 giờ: Trẻ sẽ ở lại bệnh viện qua đêm trong khi một ống rất mỏng được luồn qua mũi xuống đáy thực quản và được theo dõi trong 24 giờ. Thử nghiệm này đo tần suất và mức độ nghiêm trọng của các đợt trào ngược và xem xét những thay đổi liên quan đến thời gian cho ăn và vị trí (chẳng hạn như nằm xuống). Bác sĩ cũng có thể lấy mẫu mô để sinh thiết.

6. Điều trị GERD ở trẻ sơ sinh và trẻ em

Thuốc Prokinetics
Thuốc Prokinetics

Bác sĩ có thể đề xuất một số điều bạn có thể thử tại nhà giúp cải thiện tình trạng của trẻ.Nhưng nếu những biện pháp này không hiệu quả, bác sĩ có thể kê đơn thuốc hoặc giới thiệu thuốc không kê đơn như:

  • Thuốc kháng axit để trung hòa axit dạ dày
  • Thuốc chẹn H2 để giảm sản xuất axit
  • Thuốc ức chế bơm proton (PPI) để giảm lượng axit trong dạ dày
  • Prokinetics để giúp dạ dày trống rỗng nhanh hơn

Trong một số trường hợp nghiêm trọng, phẫu thuật có thể được khuyên để có thể xử trí kịp thời tình trạng nguy cấp của trẻ.

7. Một số biện pháp giúp giảm bớt triệu chứng trào ngược của trẻ

7.1. Trẻ sơ sinh

  • Giữ trẻ thẳng đứng trong vòng tay của bạn. Giữ trẻ ở tư thế thẳng đứng hơn trong khi bú và khoảng 20 đến 30 phút sau khi bú. Đừng đặt trẻ nằm sấp hoặc chợp mắt, hoặc ngồi vào ghế dành cho trẻ sơ sinh ngay sau khi trẻ ăn xong.
  • Mỗi lần cho trẻ ăn một lượng nhỏ. Bạn có thể bù số lượng ít hơn bằng cách cho ăn thường xuyên hơn.
  • Thường xuyên ợ hơi. Thử cho trẻ ợ hơi sau mỗi lần bú sữa công thức hoặc sau khi cho trẻ bú ở mỗi bên vú. Và ợ hơi tốt vào cuối mỗi cữ bú.
  • Làm đặc sữa mẹ hoặc sữa công thức. Bác sĩ có thể hướng dẫn bạn cho trẻ ăn sữa công thức pha loãng trước hoặc cho trẻ bú sữa mẹ hoặc sữa công thức đặc với một ít ngũ cốc dành cho trẻ sơ sinh. Điều này có thể yêu cầu núm vú bình sữa có lỗ rộng hơn hoặc dòng chảy thay đổi để cho chất lỏng đặc chảy qua. Tuy nhiên, bạn chỉ được làm điều này dưới sự giám sát của bác sĩ vì thêm ngũ cốc vào chất lỏng trong bình có thể làm tăng nguy cơ bị sặc hoặc tăng cân quá mức.

Mặc dù bạn có thể nghe nói rằng để con bạn ngủ ở tư thế nghiêng hoặc nằm sấp có thể giúp làm giảm các triệu chứng GERD, nhưng đây không phải là tư thế ngủ an toàn vì chúng làm tăng nguy cơ SIDS hoặc ngạt thở. Luôn đặt trẻ nằm ngửa khi ngủ trên bề mặt ngủ chắc chắn, không có đồ mềm và bộ đồ giường.

Hướng dẫn vỗ lưng ợ hơi cho bé sau khi bú
Hướng dẫn vỗ lưng ợ hơi cho bé sau khi bú

7.2. Trẻ mới biết đi hoặc trẻ nhỏ

  • Giữ cho trẻ có bữa ăn thú vị. Cố gắng đảm bảo rằng trẻ đang ở trong một bầu không khí thoải mái, ngồi tại bàn (không đi lại xung quanh), khi trẻ ăn.
  • Phục vụ cho trẻ các bữa ăn nhỏ, thường xuyên, thay vì một vài bữa lớn.
  • Cho trẻ ăn ở tư thế thẳng và đứng thẳng trong nửa giờ hoặc lâu hơn sau khi ăn. Đừng để trẻ ăn ngay trước khi đi ngủ hoặc khi đang nằm.
  • Nâng cao đầu của trẻ khi trẻ ngủ nhưng chỉ khi trẻ trên 1 tuổi

7.3. Trẻ ở mọi lứa tuổi

  • Theo dõi thức ăn mới. Khi con bạn bắt đầu ăn dặm và thử thức ăn mới, hãy để ý xem trẻ phản ứng với chúng như thế nào. Một số thức ăn cay hoặc nhiều dầu mỡ, sô cô la, các sản phẩm cà chua và cam quýt có thể làm cho tình trạng trở nên tồi tệ hơn. Tránh cho con bạn ăn những thức ăn có vẻ khiến trẻ mắc chứng GERD.
  • Hỏi bác sĩ về dị ứng thức ăn. Nôn ra nhiều hơn bình thường có thể là dấu hiệu của dị ứng thực phẩm, chẳng hạn như với protein sữa bò. Nếu trẻ bú sữa công thức, một loại sữa công thức khác, được thủy phân (không gây dị ứng) có thể giúp ích cho trẻ. Nếu bạn đang cho con bú, loại bỏ sữa bò khỏi chế độ ăn uống của bạn có thể hữu ích. Tuy nhiên, đừng thay đổi cho đến khi bạn nói chuyện với bác sĩ.
  • Tránh tiếp xúc với khói thuốc lá. Khói thuốc lá có thể làm tăng các triệu chứng trào ngược.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: babycenter.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan