Cách điều trị vết bầm tím của trẻ

Trẻ em dường như dễ bị bầm tím, cho dù đó là một đứa trẻ mới biết đi những bước đầu tiên hay một đứa trẻ mẫu giáo. Mặc dù nhiều bậc cha mẹ lo lắng rằng vết bầm tím này là dấu hiệu của một căn bệnh nghiêm trọng, nhưng hầu hết các trường hợp là bình thường. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải xác định những đứa trẻ bị rối loạn chảy máu nghiêm trọng, chẳng hạn như bệnh máu khó đông và những đứa trẻ bình thường dễ bị bầm tím khi chúng bắt đầu đi lại.

Vết bầm tím bình thường thường được tìm thấy trên ống chân của một đứa trẻ vì chúng thường va đập cẳng chân với mọi thứ khi trẻ đi bộ hoặc chạy; những vết bầm này thường phẳng và nhỏ. Trẻ nhỏ thường bị bầm tím trên trán do va đầu và ngã. Trong bài viết này sẽ cung cấp những lời khuyên hữu ích để giúp những người chăm sóc trẻ kịp thời xử trí và có cách điều trị vết bầm tím của trẻ hiệu quả.

1. Những vết bầm xuất hiện như thế nào?

Những vết bầm có thể sẽ xuất hiện rất nhiều trong cuộc đời mỗi người, ở những trẻ em, những vết bầm thường xuất hiện trong các cuộc hành trình khám phá những vùng đất mới của trẻ, những nơi trẻ chưa từng tới, chưa từng được trải nghiệm. Nó sẽ trở thành những thử thách trong cuộc đời của trẻ.

Những vết bầm tím xuất hiện như những chấn thương mô nhỏ xảy ra sau khi các mạch máu bị tổn thương khi va chạm với một chất cứng nào đó. Điều đó sẽ trở nên thường xuyên mỗi khi trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời, chạy nhảy, nô đùa,... những vết bầm tím đó thường không có gì đáng lo ngại và tự lành rất nhanh.

Hầu hết tất cả trẻ mới bắt đầu tập bò và tập đi thì thi thoảng sẽ xuất hiện những vết bầm tím trên người trẻ tại các vị trí khác nhau như cánh tay, chân, thậm chí cả vùng mặt của trẻ. Nếu trẻ lớn hơn, đặc biệt ở những trẻ hiếu động thì có thể có những chấn thương nhỏ thường xảy ra khi trẻ va đập vào đồ vật, nhào lộn,...

Trẻ có thể thích tụ tập chơi theo nhóm nhỏ từ 2-5 người hoặc khi ở các trung tâm trông giữ trẻ với nhiều bạn trẻ cùng nhóm tuổi hoặc nhỏ hơn, lớn hơn thì những vết bầm tím có thể xuất hiện do vô tình bị đồ chơi quăng quật hoặc những va đập khi trẻ nô đùa với nhau vào thành bàn, ghế trong lớp học, những vết bầm đó trở nên quen thuộc, không ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.

Tuy nhiên, nếu các bậc phụ huynh nhận thấy rằng có quá nhiều vết bầm xuất hiện trên các bộ phận của trẻ thì cần được lưu ý vì đó có thể là dấu hiệu của những điều xấu như trẻ đã bị bắt nạt trong đám đông, trẻ va chạm với nhau dẫn tới đánh nhau... cần được ngăn chặn.

tím chân
Vết bầm tím bình thường thường được tìm thấy trên ống chân của một đứa trẻ vì chúng thường va đập cẳng chân với mọi thứ khi trẻ đi bộ hoặc chạy

Các bậc phụ huynh cần cho trẻ tạm nghỉ học và nghiêm túc nói chuyện với các thầy cô giáo, các phụ huynh khác để ngăn tình trạng này xảy ra trong lớp học cũng như ngoài cuộc sống.

Bên cạnh đó, khi trẻ ở cùng người thân hoặc người trông giữ trẻ tại nhà mà xuất hiện nhiều vết bầm trên cơ thể thì các bậc phụ huynh cũng nên lưu ý và kiểm tra thông qua camera an ninh, hãy giữ an toàn nhất cho trẻ ngay cả khi trẻ ở nhà hay đi ra ngoài.

Dù nguyên nhân nào dẫn tới các vết bầm tím đi nữa thì các vết này sẽ bắt đầu khi các mạch máu nhỏ trong mô mềm gần bề mặt da bị va đập và vỡ ra. Khi máu thấm vào da, tổn thương đó sẽ gây vết xanh đen quen thuộc. Sau đó, khi cơ thể phá vỡ máu và tái hấp thu có, các vết bầm thường chuyển sang màu xanh vàng. Những vết bầm tím rõ ràng hơn trên người trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vì da của trẻ lúc này mỏng hơn. Đối với những trẻ có nước da trắng hơn thì vết bầm xuất hiện nhiều hơn, rõ ràng hơn. Tuy nhiên, một số trẻ lại có thể trạng dễ bị bầm tím hơn những trẻ khác.

2. Cách tốt nhất để điều trị vết bầm cho trẻ

Hầu hết các vết bầm tím thường không đau và tự làm lành trong vòng một hoặc hai tuần, không cần băng vết thương nếu trên da của trẻ không bị trầy xước, rách. Nếu quá lo lắng, các bậc phụ huynh có thể giúp trẻ giảm sưng bằng cách chườm lạnh trong khoảng thời gian từ 10 đến 15 phút mỗi ngày trong 48 giờ đầu tiên. Hoặc có thể sử dụng túi nilon chứa đầy đá viên và nước, hoặc một gói đậu Hà Lan, ngô đông lạnh đã ra đông một phần để chườm lên vết bầm cho trẻ.

Đá lạnh có khả năng ức chế hoạt động của các tế bào thần kinh và các tế bào cơ nhanh chóng, nước đá lạnh sẽ hỗ trợ làm giảm đau, giảm sưng phồng và giảm sung huyết rất tốt. Lưu ý nên bọc túi nilon đó vào khăn mặt hoặc khăn giấy trước khi đắp lên da của trẻ và cố gắng giữ nó tại chỗ trong khi cho trẻ ăn hoặc ôm ấp trẻ, ngồi đọc sách, xem phim cùng trẻ.

Nếu các bậc phụ huynh vẫn cảm thấy vết bầm này gây đau đớn cho trẻ, chạm vào trẻ khóc, kêu đau thì có thể hỏi bác sĩ về việc cho trẻ uống acetaminophen hoặc ibuprofen với liều lượng thích hợp.

Hãy nhớ rằng mặc dù các biện pháp trên có thế giúp giảm đau, sưng tấy nhưng các bậc phụ huynh cũng không thể làm gì cho chính vết bầm tím đó, tất nhiên là ngoại trừ việc ôm và ôm trẻ, để trẻ cảm thấy thỏa mái hơn.

trẻ ngã
Hầu hết các vết bầm tím thường không đau và tự làm lành trong vòng một hoặc hai tuần

3. Khi nào cần gọi cho các bác sĩ?

Nếu vết bầm tím của trẻ là do ngã từ trên ghế dài, giường hoặc ghế ăn cao,... bất kỳ tai nạn thương tích nào khác (ví dụ như ngã ra khỏi ghế ô tô) thì hãy gọi cho bác sĩ để họ có thể kiểm tra các vết thương rõ ràng hơn, kịp thời chữa trị nếu vết thương đó nặng hơn so với tưởng tượng. Ngoài ra, các bậc phụ huynh cũng nên gọi cho bác sĩ hoặc đưa trẻ tới cơ sở khám chữa bệnh gần đó để kiểm tra nếu gặp các trường hợp sau:

  • Vết bầm tím không mờ đi hoặc biến mất sau 14 ngày: Nếu sau khi sử dụng các biện pháp như chườm nước đá, chườm đậu hoặc ngô đã rã đông một phần trong vòng 48 giờ sau khi vết bầm tím xuất hiện mà vẫn không có dấu hiệu mờ đi, biến mất thì các bậc phụ huynh cũng nên đưa trẻ tới gặp bác sĩ để được khám, kiểm tra.
  • Bị va chạm ở vùng đầu và có vết bầm sau tai hoặc các dấu hiệu chấn thương sọ não: những chấn thương ở vùng đầu là những chấn thương nguy hiểm, các bậc phụ huynh không nên chủ quan. Nếu trẻ có các dấu hiệu như quấy khóc, buồn nôn, ngủ li bì sau khi bị va chạm thì cần đưa tới cơ sở y tế để khám, có thể trẻ bị chấn thương, xuất huyết não,...
  • Cảm giác đau của trẻ nhiều hơn (hơn 24 giờ)
  • Có các vết bầm trên các khớp lớn như đầu gối, mắt cá chân, khuỷu tay, cổ tay và khi vận động, sử dụng tới các khớp khó cử động.
  • Có vết cắt hoặc trầy xước và có dấu hiệu nhiễm trùng, chẳng hạn như chảy mủ, sốt hoặc đau, sưng tấy tăng lên: Nhiễm trùng gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời, các phụ huynh nên quan sát các vùng bị thương của trẻ hàng ngày để nhận biết sớm các dấu hiệu bất thường.
  • Sẽ có sự bất thường nếu vết bầm tím của trẻ lớn do chấn thương ở vùng lưng dưới thì các bậc phụ huynh nên nói chuyện với các bác sĩ và có thể cho trẻ xét nghiệm nước tiểu, máu vì đây có thể là dấu hiệu của trẻ khi thận hoặc các cơ quan khác của trẻ bị thương.

Cuối cùng, các đốm xanh đen thường xuất hiện không rõ nguyên nhân có thể có nghĩa là trẻ có xu hướng dễ chảy máu. Các bậc phụ huynh khi trao đổi với bác sĩ về những vết bầm tím không rõ nguyên nhân đó kèm theo những biểu hiện khác nếu trẻ mắc phải như chảy máu cam, chảy máu nướu răng,... vì đây có thể là một vấn đề y tế quan trọng.

Trẻ ngã, trẻ đau khớp
Nếu trẻ bị đau ở vết bầm tím lâu hơn 24h bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ

Bị bầm tím là một trong những trải nghiệm không thể thiếu của trẻ nhỏ, đặc biệt là đối với những bé hiếu động, luôn muốn khám phá mọi thứ xung quanh. Thông thường, các bậc cha mẹ không cần phải quá lo lắng khi trẻ xuất hiện những vết bầm đó. Chúng thường không đau và sẽ nhanh chóng biến mất sau một vài ngày hoặc chậm nhất là một vài tuần.

Tuy nhiên trong một số trường hợp như vết bầm không biến mất mặc dù đã được chườm hoặc các vết bầm ở những vùng nguy hiểm như đầu hay các khớp lớn như đầu gối, mắt cá chân, khuỷu tay hay khiến trẻ có cảm giác đau các bậc cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám đề phòng những chấn thương nguy hiểm có thể xảy ra.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: babycenter.com, parenting.firstcry.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

131.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • thuốc Corphedra
    Công dụng thuốc Acemarksans

    Thuốc Acemarksans là loại thuốc hạ sốt, giảm đau. Thuốc có công dụng cũng như liều lượng cụ thể như thế nào, bạn có thể tham khảo thêm ở bài viết dưới đây.

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Bổ sung Kẽm sinh học Canada cho trẻ biếng ăn, chậm lớn

    70% trẻ em Việt Nam dưới 5 tuổi bị thiếu vi khoáng Kẽm, Selen...

    Đọc thêm
  • intafenac
    Công dụng thuốc Intafenac

    Thuốc Intafenac được bào chế dưới dạng viên nén, có thành phần chính là Aceclofenac. Thuốc được sử dụng trong điều trị bệnh thấp khớp, giảm đau trong chấn thương và phẫu thuật.

    Đọc thêm
  • Tipharalgine
    Công dụng thuốc Tipharalgine

    Thuốc Tipharalgine chứa thành phần chính là paracetamol hàm lượng 500mg, được sử dụng phổ biến trong chỉ định giảm đau và hạ sốt. Cùng tìm hiểu những thông tin hữu ích về thuốc Tipharalgine qua bài viết dưới đây.

    Đọc thêm
  • tafurolac
    Công dụng thuốc Tafurolac

    Tafurolac là thuốc giảm đau, chống viêm không steroid, chứa thành phần chính là Ketorolac. Thuốc Tafurolac được chỉ định trong điều trị ngắn ngày trường hợp đau vừa tới nặng sau phẫu thuật. Bài viết dưới đây cung cấp ...

    Đọc thêm
  • Codrix
    Công dụng thuốc Codrix

    Codrix là 1 loại thuốc giảm đau, thuộc nhóm Opioid và được sử dụng để giảm đau từ mức độ trung bình đến nặng. Bên cạnh hiệu quả mà thuốc mang lại thì trong quá trình điều trị người bệnh ...

    Đọc thêm